Sức khỏe
13/08/2017 18:49

Dẹp loạn kháng sinh trong chăn nuôi

Không chỉ lạm dụng kháng sinh trong khám chữa bệnh mà thực tế cho thấy kháng sinh đang bị lạm dụng trong cả hệ thống chăn nuôi ở Việt Nam

Lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi không chỉ dẫn tới sự kháng thuốc của vi khuẩn mà còn để lại tồn dư kháng sinh trong thực phẩm gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Cấm dùng kháng sinh từ năm 2018

Tại hội nghị triển khai kế hoạch hành động quốc gia về quản lý sử dụng kháng sinh và phòng chống kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID), Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) tổ chức mới đây, các chuyên gia cảnh báo tình trạng lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi ở Việt Nam rất đáng báo động. Theo khảo sát của Cục Thú y - Bộ NN-PTNT tại 208 trang trại chăn nuôi gia cầm ở Tiền Giang, mức sử dụng kháng sinh rất cao. Cụ thể, lượng kháng sinh trên đầu gia cầm ở đây cao gấp 6 lần so với mức ghi nhận được ở một số nước châu Âu. Trong đó, 84% kháng sinh được sử dụng với mục đích phòng bệnh. Không chỉ vậy, việc sử dụng thức ăn chăn nuôi có trộn sẵn kháng sinh cũng chiếm tỉ lệ cao. Trong mỗi chu kỳ chăn nuôi, 72% số trại đều sử dụng ít nhất một loại kháng sinh để phòng bệnh và trị bệnh hoặc kích thích tăng trưởng. Trong ngành chăn nuôi heo, kháng sinh cũng bị lạm dụng với con số 286,6 mg hoạt chất kháng sinh/kg heo hơi.

Đại diện Cục Chăn nuôi cho rằng việc cho phép sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và thủy sản, nhằm mục đích kích thích sinh trưởng và phòng trừ dịch bệnh nhiều năm qua chính là nguyên nhân làm gia tăng sự hiện diện của các vi khuẩn kháng thuốc. Đáng ngại nhất là tình trạng bán kháng sinh không theo đơn, trộn kháng sinh vào thức ăn chăn nuôi một cách bừa bãi. Tồn dư kháng sinh trong thực phẩm đang đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe con người.

Dẹp loạn kháng sinh trong chăn nuôi - Ảnh 1.

Việc bị động đưa kháng sinh vào cơ thể qua thức ăn là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng kháng kháng sinh. (Ảnh chỉ có tính minh họa)

Tại hội nghị, ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, cho biết Việt Nam đang hướng tới đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng hiện đại và xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi ra các nước. Vì vậy, vấn đề kiểm soát dư lượng kháng sinh trong chăn nuôi là rất cấp thiết. Việt Nam sẽ chỉ cho phép sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi đến hết năm 2017 và từ năm 2018 sẽ cấm sử dụng, chỉ cho phép sử dụng trong phòng và chữa bệnh trong chăn nuôi. Theo lộ trình, từ năm 2020 trở đi, sẽ dừng hẳn việc sử dụng kháng sinh, kể cả trong chữa bệnh và trong thức ăn chăn nuôi. Danh mục kháng sinh được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi từ 43 loại trước đây nay cắt giảm chỉ còn 15 loại và cũng chỉ được phép sử dụng đến ngày 31-12-2017. Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ NN-PTNT cho rằng khó khăn hiện nay là Bộ NN-PTNT cấp phép nhập khẩu, sản xuất một số loại kháng sinh trong chăn nuôi nhưng có loại lại do Bộ Y tế quản lý, cấp phép. Do vậy, để việc quản lý kháng sinh một cách chặt chẽ, đòi hỏi 2 bộ phải cùng vào cuộc. Bộ NN-PTNT cũng sẽ đề nghị sửa đổi, bổ sung một số nội dung mới vào hệ thống pháp luật hiện hành.

Nhiều nước đã cấm kháng sinh trong chăn nuôi

Nói về việc lạm dụng kháng sinh và nguy cơ kháng thuốc, ông Cao Hưng Thái, Phó Cục trưởng Cục Quản lý và Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho rằng tình trạng kháng kháng sinh trong y tế của Việt Nam đang hết sức đáng lo ngại. Trong khi đó, việc sử dụng kháng sinh trong lĩnh vực nông nghiệp, nhất là chăn nuôi, là nguy cơ lớn gây ra tình trạng kháng thuốc trên người. Cũng theo ông Thái, đối với Việt Nam, hệ thống các văn bản quy định việc sử dụng kháng sinh trong y tế đã được quy định tương đối đầy đủ, tuy nhiên việc kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định này chưa được tốt.

Hiện các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã tiên phong trong việc cấm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, Mỹ cũng đang giảm dần, Hàn Quốc thì đã cấm hàng chục loại kháng sinh trước đây từng cho phép trong chăn nuôi… Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng khuyến cáo hạn chế sử dụng kháng sinh nói chung, kể cả bên y tế hay nông nghiệp, chỉ sử dụng khi cần thiết và có kiểm soát. "Ngành y tế sẽ phối hợp với ngành nông nghiệp rà soát, cân nhắc lại danh mục các loại kháng sinh cấm trong chăn nuôi, thủy sản theo hướng giảm nguy cơ kháng thuốc đối với ngành y tế, có lộ trình kiểm soát cho từng loại kháng sinh, trên từng loại vật nuôi. Đồng thời có nghiên cứu song song với các loại chế phẩm thay thế trong chăn nuôi. Đối với kháng sinh trong thú y, cũng cần có chương trình giám sát tồn dư kháng sinh sau khi tiến hành phòng trị bệnh tại các cơ sở chăn nuôi để có sự điều chỉnh phù hợp" - ông Thái nhấn mạnh.

Ông Đỗ Văn Đông, Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), cho biết việc sử dụng kháng sinh không đúng cách, không đúng mục đích và chưa được kiểm soát chặt chẽ có thể tạo ra thảm họa kháng kháng sinh. Bên cạnh việc sử dụng thuốc trực tiếp trên người, việc bị động đưa kháng sinh vào cơ thể qua thức ăn (thịt động vật) là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng kháng thuốc kháng sinh. Để hạn chế việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi, tới đây việc cho kháng sinh vào thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm phải theo đơn của bác sĩ thú y có chứng chỉ hành nghề.

Bài và ảnh: Hải Anh
Hạnh Nguyên Logistics khai trương nhà máy chiếu xạ công suất 1.000 tấn/ngày

Hạnh Nguyên Logistics khai trương nhà máy chiếu xạ công suất 1.000 tấn/ngày

Thị trường 08:23

Qua đó, Hạnh Nguyên Logistics có thể chiếu xạ nhanh chóng tất cả các mặt hàng trái cây, nông thủy hải sản… bằng E-beam và X-ray trên máy gia tốc

Prudential tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với “mắt thần” OCR thế hệ mới

Prudential tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với “mắt thần” OCR thế hệ mới

Bảo hiểm 22:28

Công nghệ này giúp quy trình chi trả chỉ còn tính bằng phút nhờ rút ngắn thời gian đưa ra quyết định chi trả, mang lại trải nghiệm nhanh chóng cho khách hàng

Duy Tân lần thứ 7 thuộc Top Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

Duy Tân lần thứ 7 thuộc Top Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

Sản xuất - Kinh doanh 17:00

Theo công bố của Anphabe ngày 19-11-2024, Công ty CP Sản xuất Nhựa Duy Tân đứng thứ 4 trong nhóm sản xuất/công nghiệp chế biến, chế tạo.

Nhiệt điện Cần Thơ tổ chức huấn luyện PCCC cho đội cơ sở

Nhiệt điện Cần Thơ tổ chức huấn luyện PCCC cho đội cơ sở

Doanh nghiệp 15:59

Công ty Nhiệt điện Cần Thơ vừa tổ chức buổi huấn luyện PCCC và CNCH cho đội cơ sở và đội chuyên ngành của Công ty.

Vietbank tiếp tục tri ân khách hàng với loạt ưu đãi khủng

Vietbank tiếp tục tri ân khách hàng với loạt ưu đãi khủng

Ngân hàng 15:12

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) tung ưu đãi "Mùa hội, bội quà" nhằm tri ân khách hàng nhân mùa lễ hội sôi động cuối năm.

AEON Việt Nam 2 năm liền dẫn đầu Nơi làm việc tốt nhất ngành bán lẻ

AEON Việt Nam 2 năm liền dẫn đầu Nơi làm việc tốt nhất ngành bán lẻ

Doanh nghiệp 12:29

Tối 19-11-2024, theo công bố từ Anphabe, AEON Việt Nam được vinh danh Top 1 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam ngành bán lẻ/ bán sỉ/ thương mại năm thứ 2 liên tiếp.

Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 8 thông báo mời chào giá cạnh tranh

Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 8 thông báo mời chào giá cạnh tranh

Thị trường 12:28

Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 8 thông báo mời chào giá cạnh tranh gói “Triển khai chương trình tri ân các vị trí dịch vụ hỗ trợ năm 2024”