Chỉ riêng trong năm 2011, các bệnh này đã giết chết hơn 15 triệu người trên thế giới.
Điều thú vị là, hầu hết các bệnh này hoàn toàn không xảy ra trong những cộng đồng người dân có chế độ ăn uống không có các sản phẩm chế biến công nghiệp. Điều này ngụ ý là phải có nguyên nhân nào đó trong môi trường sống ở phương Tây đã gây ra bệnh tật cho họ. Chế độ ăn uống không lành mạnh mà chúng ta đang ăn có lẽ là góp phần lớn nhất vào hiện trạng này.
Sau đây là danh sách 4 loại thực phẩm phổ biến gây tác hại vượt xa điều tồi tệ nhất mà chúng ta không tưởng:
1. Đường và si-rô ngô chứa đường hóa học fructose liều cao
Đường thêm vào thường được coi là không lành mạnh vì nó có chứa calo “rỗng”. Có nghĩa là, nó có thể tạo ra rất nhiều năng lượng nhưng không có bất kỳ loại vitamin hoặc khoáng chất nào. Điều này đúng, nhưng nó thực sự chỉ là bề mặt của tảng băng trôi.
Đường đóng góp đáng kể vào việc tăng cân và béo phì
Đường (như ở dạng đường tinh, hoặc saccaro hay còn gọi là đường mía) và nước si-rô ngô có liều lượng fructose cao có thành phần gồm các loại đường glucô monosacarit và fructose ở tỉ lệ khoảng 1:1.
Mỗi tế bào trong cơ thể con người đều có thể chuyển hóa glucô, nhưng chỉ gan là cơ quan duy nhất có thể chuyển hóa fructose thành lượng đường có ý nghĩa.
Trong khi gan có thể dễ dàng chuyển hóa một lượng nhỏ fructose được tìm thấy trong trái cây, thì một lượng lớn fructose từ các loại đường thêm vào có thể làm gan bị quá tải.
Khi gan có nhiều fructose hơn khả năng nó có thể xử lý, nó sẽ biến thành chất béo dư thừa.
Chất béo này có thể được vận chuyển ra khỏi gan như là VLDL (very low density lipoprotein hay các lipô protein tỷ trọng rất thấp), hoặc nó có thể cư trú trong gan và gây ra bệnh gan nhiễm mỡ không cồn … Đây là điều có thể dẫn đến một loạt các vấn đề về sức khỏe.
Các thử nghiệm được kiểm soát ở người cho thấy một lượng lớn fructose có thể dẫn đến hầu hết các đặc tính tiêu biểu của hội chứng chuyển hóa trong chỉ 10 tuần:
Lượng triglycerides (là một loại chất béo tự nhiên có trong mô động vật), lượng cholesterol LDL xấu (tức là cholesterol lipô protein tỷ trọng thấp), lượng apo B và lượng LDL đã bị oxy hóa tăng lên. Điều này cho thấy nguy cơ bệnh tim tăng nghiêm trọng.
Kháng Insulin, một nguyên nhân căn bản dẫn tới bệnh tiểu đường loại II.
Tăng insulin và mức độ đường trong máu.
Chất béo tụ đọng trong khoang bụng (mỡ nội tạng nguy hiểm).
Những tác hại của đường đã nêu ra ảnh hưởng lên sự trao đổi chất, không có gì đáng ngạc nhiên khi tìm thấy mối liên quan được trình bày bằng thống kê vững chắc giữa việc tiêu thụ đường và bệnh béo phì, bệnh tiểu đường loại II, bệnh tim mạch và thậm chí cả ung thư.
Ngoài ra, đường có thể đóng góp vào việc tăng cân và béo phì thông qua các cơ chế khác nhau. Sự gia tăng mạnh mẽ về insulin (hormone lưu trữ chất béo) chỉ là một trong số các cơ chế.
Khi mọi người ăn fructose, họ không cảm thấy mức độ về cảm giác thỏa mãn giống như khi họ ăn đường glucô. Fructose cũng không làm hạ thấp hơn hoóc-môn gây cảm giác đói Ghrelin (một hoóc-môn sinh học được sản xuất bởi các tế bào ghrelinergic trong đường tiêu hóa).
Hơn nữa, đường cũng hết sức gây nghiện, dẫn tới vòng luẩn quẩn của sự thèm muốn, ăn uống chè chén say sưa và làm mỡ tăng lên.
Tất cả những sự kết hợp này … insulin cao, hoóc-môn gây đói ghrelin tăng cao, sự thèm muốn, nghiện, v.v. chính là công thức cho thảm họa béo phì.
Thêm đường vào trong chế độ ăn của bạn sẽ khiến bạn rất khó để giảm cân.
Tóm lại: Thêm đường, do hàm lượng đường frutose cao, có thể gây ra nhiều vấn đề của hội chứng chuyển hóa và có liên quan với bệnh béo phì và tất cả các loại bệnh nghiêm trọng.
2. Chất béo chuyển hóa (Trans Fat)
Chất béo chuyển hóa là chất béo chưa no mà đã được biến tính hóa học về dạng rắn ở nhiệt độ phòng. Chúng cũng được biết đến như là chất béo được hydro hóa hoặc hydro hóa một phần.
Quy trình sản xuất có mùi rất kinh khủng, cần có khí hydro, nhiệt độ cao, áp suất duy trì và kim loại làm chất xúc tác.
Những “frankenfats” (những chất béo được sản xuất theo công nghệ di truyền) này, cho đến khoảng một trăm năm trước đây không bao giờ có sẵn cho con người, và điều làm tôi kinh ngạc là người nào đó đã nghĩ ra rằng chất liệu này sẽ phù hợp cho sự tiêu hóa của con người.
Một số quốc giá đã bắt đầu hành động chống lại chất béo chuyển hóa, thiết lập luật để làm giảm số lượng của chúng trong việc cung cấp thực phẩm.
Các tế bào của chúng ta không biết phải làm gì với chúng và chúng có thể gây ra các tác hại khác nhau trong cơ thể.
Chất béo chuyển hóa làm tăng cholesterol LDL xấu, hạ thấp cholesterol HDL tốt, tăng mỡ trong ổ bụng, dẫn đến chứng viêm nhiễm và kháng insulin.
Về lâu dài, tiêu thụ các chất béo chuyển hóa liên quan mạnh mẽ với các bệnh nghiêm trọng khác nhau. Bao gồm các bệnh về tim mạch, bệnh tiểu đường loại II, bệnh suy thoái não, mất trí nhớ, béo phì, trầm cảm và ung thư.
Ngay cả các chính phủ trên khắp thế giới, họ cũng đã bắt đầu hành động chống lại chất béo chuyển hóa, thiết lập luật để giảm số lượng của chúng trong việc cung cấp thực phẩm.
Nhưng mọi thứ đều cần thời gian dài để có thể thay đổi và việc tiêu thụ chất béo chuyển hóa vẫn còn quá cao.
Tôi khuyên bạn nên đọc nhãn trên tất cả mọi thứ bạn ăn. Nếu bạn thấy từ “hydrogenated” (“đã hydro hóa”) ở bất cứ đâu, thì đừng ăn nó.
Tóm lại: Chất béo chuyển hóa là chất béo chưa no được biến đổi hóa học. Chúng có độc tính cao, gây tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe và có thể là một nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhiều bệnh nghiêm trọng.
3. Dầu chiết xuất công nghiệp từ hạt và thực vật
Các loại dầu ăn chế từ hạt và thực vật được tinh chế cao là loại đã được chiết xuất từ các hạt giống khác nhau.
Chúng bao gồm dầu bắp, dầu đậu tương, dầu hạt bông, dầu hướng dương, dầu cây rum và dầu hạt cải.
Phương pháp tách chiết rất phức tạp và liên quan đến nhiệt độ cao, áp suất, tẩy trắng và các dung môi hexane (C6H14) độc hại.
Việc tăng mức tiêu thụ các loại dầu thực vật có thể gây ra viêm và làm tăng nguy cơ của nhiều bệnh nghiêm trọng, bao gồm cả bệnh tim mạch.
Vấn đề với những loại dầu này là chúng chứa một lượng lớn các axit béo Omega-6, mà chúng ta lại cần phải tiêu thụ các Omega-6 và Omega-3 theo một tỉ lệ cân bằng nhất định.
Khi chúng ta tiêu thụ quá nhiều Omega-6, vốn rất phổ biến trong chế độ ăn uống ở phương Tây vì sử dụng nhiều những dầu này, cơ thể chúng ta có thể bắt đầu có những trục trặc.
Quá nhiều chất béo Omega-6 có thể góp phần vào tình trạng viêm, là một yếu tố liên quan đến sự hình thành của một số bệnh nghiêm trọng nhất của thời đại chúng ta.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng số lượng Omega-6 có trong máu tương quan trực tiếp với các nguy cơ của bệnh tim mạch. Một vài thử nghiệm có kiểm tra đã xác nhận phát hiện này.
Những chất béo này cũng có tính phản ứng cao do có nhiều liên kết đôi trong các phân tử axit béo. Chúng có xu hướng ở trong màng tế bào của chúng ta và làm tăng độ nhạy cảm đối với tổn thương.
Những loại dầu này cũng liên quan với các bệnh khác nhau, bao gồm cả ung thư, bệnh gan nhiễm mỡ, trầm cảm và chức năng miễn dịch bị thay đổi.
Không chỉ có vậy, một nghiên cứu về các loại dầu thực vật thông thường được bán ở Mỹ đã cho thấy rằng 0,56 đến 4,2% các axit béo trong chúng là chất béo chuyển hóa có độc tính cao.
Điều này KHÔNG áp dụng đối với các loại dầu thực vật khác như dầu ô liu và dầu dừa, là những dầu ăn cực kỳ lành mạnh.
Nếu bạn muốn cải thiện sức khỏe của bạn và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh mãn tính, hãy tránh dùng những dầu chế biến từ hạt và thực vật.
Tóm lại: Sử dụng nhiều các loại dầu thực vật có thể gây ra viêm và làm tăng nguy cơ của nhiều bệnh nghiêm trọng, bao gồm cả bệnh tim mạch.
4. Lúa mì – Bao gồm cả loại lúa mì nguyên chất “khỏe cho tim”
Bằng chứng đang không ngừng gia tăng cho thấy là lúa mì là một thực phẩm đóng góp đáng kể cho việc sinh ra nhiều bệnh.
Điều này bao gồm cả lúa mì nguyên chất … mà thường bị nhầm lẫn là một thực phẩm có lợi cho sức khỏe.
Lý do chính là lúa mì có chứa một lượng lớn protein gọi là gluten.
Mọi người đều biết rằng những người có bệnh celiac (bệnh thuộc về tạng ở khoang bụng) không thể chịu đựng được gluten. Nhưng bây giờ các nghiên cứu đã xác định được một dạng ít nghiêm trọng hơn, gọi là sự nhạy cảm với gluten, nhưng lại phổ biến hơn nhiều.
Những người nhạy với gluten sẽ tạo ra một phản ứng miễn dịch trong đường tiêu hoá khi họ tiêu thụ nó. Điều này có thể làm hỏng lớp niêm mạc ruột và gây đau đớn, thải ra phân không thống nhất, đầy hơi, mệt mỏi và các triệu chứng khác.
Nói rằng lúa mì nguyên chất (chưa tinh chế) là tốt hơn so với lúa mì tinh chế cũng giống như nói rằng thuốc lá có đầu lọc là tốt hơn so với thuốc lá không đầu lọc.
Cũng có bằng chứng gluten có thể làm cho lớp niêm mạc ruột thẩm thấu nhiều hơn, có khả năng cho phép các chất khác từ đường tiêu hóa “rò rỉ” vào trong máu của cơ thể, và điều này có thể dẫn đến một loạt các vấn đề.
Lúa mì có thể gây ra sự thiếu hụt dinh dưỡng thông qua các cơ chế khác nhau:
Nó chứa nhiều axit phytic, một chất liên kết các khoáng chất quan trọng và ngăn không cho chúng được hấp thụ.
Một nghiên cứu cho thấy rằng chất xơ của lúa mì khiến cơ thể đốt cháy lượng lưu giữ Vitamin D nhanh hơn 30%.
Ở những người nhạy cảm với gluten, tác hại đối với niêm mạc ruột mà nó gây ra có thể làm giảm sự hấp thu tất cả các chất dinh dưỡng.
Lúa mì cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Trong một nghiên cứu, lúa mì nguyên chất làm gia tăng cholesterol LDL xấu đến 8%, số hạt tử LDL (là các lipô protein tỷ trọng thấp) tới 14% và LDL nhỏ, dày đặc lên tới con số khổng lồ là 60,4% so với yến mạch nguyên chất.
Một vài thử nghiệm có kiểm soát cho thấy một chế độ ăn uống không chứa gluten có thể cải thiện một số trường hợp về chứng tâm thần phân liệt, tự kỷ của trẻ em và mất điều hòa tiểu não.
Nói rằng lúa mì nguyên chất là tốt hơn so với lúa mì tinh chế thì cũng giống như nói rằng thuốc lá có đầu lọc là tốt hơn so với thuốc lá không đầu lọc.
Sử dụng cùng một luận lý học, bạn có thể nói rằng tất cả mọi người nên hút thuốc lá có đầu lọc vì những lợi ích sức khỏe. Điều đó là vô nghĩa.
Theo VĐKN