Trước thực trạng lan tràn phản cảm, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Hoàng Tuấn Anh đã ký ban hành Chỉ thị số 65/CT-BVHTTDL ngày 16-4. Chỉ thị nhằm chấn chỉnh hoạt động tổ chức biểu diễn nhằm khắc phục tình trạng sai phạm, lộn xộn trong các chương trình văn hóa nghệ thuật. Động thái này đã phần nào xoa dịu bức xúc của dư luận, những khán giải gánh chịu hậu quả trực tiếp của các thảm họa.
Tuy nhiên, nếu theo khung xử phạt hành chính từ trước đến giờ mức độ phạt vẫn ở dạng “phủi bụi”. 5-10 triệu đồng, thậm chí 50-100 triệu đồng so ra vẫn chẳng thấm vào đâu so với thu nhập của một số nghệ sĩ. Chúng ta dễ thấy điều này nếu nhìn vào những chiếc xe tiền tỉ, những chiếc túi xách hàng hiệu và cả… một chiếc đồng hồ trị giá gần 4 tỉ mà một ca sĩ vừa được bạn trai tặng. Họ sở hữu tiền tỉ thì lo ngại gì vài triệu hay vài chục triệu đồng?
Thiết nghĩ, đã nhìn nhận những hành động phản cảm trên sân khấu là sai trái, ảnh hưởng không đến đến khán giả, đến quan niệm của thế hệ trẻ thì phải xử phạt nặng. Nâng khung phạt hành chính lên mức cao và chế tài bằng cách cấm biểu diễn thì liệu nghệ sĩ nào dám ăn mặc phản cảm hay đóng quảng cáo khiêu dâm dù cố tình hay vô ý?
Xử phạt là để răn đe, để làm cho những người vi phạm sợ hãi và người khác thấy thế không dám vi phạm. Vì thế, không lý do gì chúng ta không cố gắng dùng hình phạt nặng để ngăn chặn một xu hướng tiêu cực.