Phóng viên: Thêm 14 ca khúc nữa của Phạm Duy được cấp phép phổ biến trên thị trường. Ngày càng nhiều ca khúc của ông được cấp phép, ông thấy vui chứ?
-Nhạc sĩ Phạm Duy: Tôi thấy cũng bình thường thôi. 10 năm chẵn, tính từ ngày tôi về Việt Nam sinh sống mà được phép phổ biến 100 ca khúc, thế cũng vui lắm rồi. Có ông bạn tôi nói vui: “Ông có 1000 bài hát, vậy tính ra đến năm 2102, số ca khúc của ông mới được phổ biến hết”. Lúc ấy tôi cũng chết rồi, đâu còn điều kiện để nghe lại trọn vẹn các tác phẩm của mình. Kể ra cũng tiếc thật!
- Tôi chẳng nghĩ gì cả, ai từng hiểu sai là quyền của họ, tôi cũng không cần phải giải thích gì vì điều đó cả.
Tôi vẫn hăng say làm việc
*Như vậy, thời gian này ông chỉ ngồi đợi những ca khúc của mình được phổ biến thôi sao?
- Không. Đó là những ca khúc đã cũ rồi. Và bạn bè chúng tôi nói chuyện với nhau cũng để vui thế thôi. Tôi vẫn làm việc đấy chứ! Tôi đã hoàn thành trọn vẹn Truyện Kiều, 10 bài Hương ca và 10 bài hát phổ thơ Bích Khê. Tính ra thì mấy bài hát mới của tôi cũng đã phổ biến rồi. Thôi thế cũng xong.
*Ông còn nghĩ đến việc làm một đêm diễn cho riêng mình trong thời gian tới nhân có thêm những bài hát cũ đựơc phổ biến và cả những bài hát mới đã hoàn thành?
- Nghĩ lại, tôi thấy mình là người may mắn đấy chứ! Tôi cũng có nhiều đêm diễn của riêng mình rồi. Nhưng, tôi cũng là một người tham. Được một tôi lại muốn có hai, và nhiều hơn nữa. Nếu bây giờ tôi làm một đêm diễn cho riêng mình, chắc phải tốn cả tỷ đồng nhỉ. Tôi có phải tỉ phú đâu mà làm được điều ấy. Tôi cũng thường đề nghị Công ty Phương Nam (đơn vị độc quyền các ca khúc của Phạm Duy- PV) làm thêm những đêm diễn cho mình nhưng có vẻ khó. Cuộc sống hiện đang khó khăn lắm. Thế cũng được rồi. May ra, khi tôi chết đi, tình hình sẽ khá hơn. Nhiều người lại thích làm những đêm nhạc cho tôi nữa chứ chẳng chơi.
*Ở tuổi 92, ông vẫn hăng say làm việc. Có sự thay đổi nào trong tư duy, cách nhìn của ông về sáng tác, cuộc đời không?
- Tôi tự thấy mình tiến bộ hơn trong sáng tác. Trước đây, tôi được tiếng lãng mạn trong ca khúc thì bây giờ tôi còn lãng mạn gấp nhiều lần. Tôi già đi thì cảm xúc luôn đạt điểm cực, buồn thì cũng buồn hơn trăm lần nhưng vui cũng vui hơn vạn lần. Nếu xem đây là sự thay đổi thì có lẽ đó là thay đổi của tôi ở cái tuổi này. Còn mọi thứ vẫn bình thường. Tôi vẫn viết về những thứ mà tôi cho là hay nhất, đúng nhất.
*Có lẽ ông may mắn thật vì ở tuổi này nhiều người còn không nhớ nổi tên mình trong khi ông vẫn còn làm việc được?
- Chắc vậy thật. Cơ bản thì tâm hồn tôi lúc nào cũng đầy nhiệt huyết cả, nhất là trong âm nhạc. Tôi chọn sự bình dị và cứ sống một cách bình dị thế thôi. Ai yêu nhạc của tôi họ cứ hát và nếu không thích thì chịu vậy. Ở tuổi này, tôi cũng có một ít tiền để tự lo cho cuộc sống của mình.
*Nếu nói về một sở thích, đam mê ở thời điểm này, ông sẽ thích gì nhỉ?
- Tôi chẳng còn thích gì nữa đâu. Bây giờ, thời gian của tôi để dành để chống đỡ với bệnh tật thôi. Tuổi già khổ lắm. Nếu bất chợt tôi thấy hứng thú việc gì thì làm nấy thôi chứ vui thích gì nữa bây giờ.
*Sao lại khổ khi ông bảo ông đã có mọi thứ rồi kia mà?
Phạm Duy sinh ngày 5 - 10 – 1921, tên thật Phạm Duy Cẩn là một nhạc sĩ, ca sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc của Việt Nam. Ông được coi là một trong những cây đại thụ của nền Tân nhạc Việt Nam với số lượng sáng tác đồ sộ và đa dạng về thể loại, trong đó có những bài đã trở nên rất quen thuộc với người Việt. Ngoài sáng tác, Phạm Duy còn có nhiều công trình khảo cứu về âm nhạc Việt Nam có giá trị. Ông cũng từng giữ chức giáo sư nhạc ngữ tại trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn. Năm 2005, ông về Việt Nam định cư và một số ca khúc của ông mới bắt đầu được cho phép phổ biến. |
- Tuổi trẻ thì làm sao mà biết được cái khổ của người già. Tôi ăn gì cũng phải nghĩ. Một ngày phải có người đến mát-xa tay chân mới thấy đỡ mệt. Một đêm chỉ ngủ được 3 tiếng, còn lại mắt cứ trơ ra đấy. Khổ lắm chứ!
*Cái khổ của thể xác có làm cho trái tim của một nhạc sĩ tài hoa mệt theo không?
- Có chứ. Cách đây 10 năm, tôi có thể đáp ứng được những yêu cầu của thời đại. Một sự kiện xã hội, tôi có thể ngồi hàn huyên sôi nổi. Nhưng giờ thì thôi rồi, tôi già quá rồi. Tôi biết thân biết phận rồi. Cứ lấy một ví dụ thế này, trái tim một nghệ sĩ dễ rung cảm lắm. Nếu cách đây 20 năm, một người đẹp đi ngang sẽ làm tôi xao xuyến ngay và có thể tôi còn theo cô ấy nữa ấy chứ. Nhưng giờ già rồi, tôi quay lưng, chạy trốn với cả người đẹp.
*Cũng buồn nhỉ nếu mọi điều diễn ra theo chiều hướng mà bản thân không còn kiểm soát được nữa, ông có thấy thế không?
- Nhiều người hỏi “Tôi về Việt Nam làm gì khi tôi đã già?”. Tôi bảo, tôi làm thinh thôi. Tôi già nên cần một nơi bình yên, nơi làm cho trái tim tôi an nhàn nhất. 5 năm trở lại đây, tôi ở hẳn Việt Nam rồi. Sự an nhiên là điều tôi cảm nhận được từ nơi này. Hơn hết, tôi đã mơ ước được về lại quê hương và giờ ước mơ thành sự thật. Tôi thấy vui! Thế là quá đủ cho một đời người rồi. Con người dù có xuất phát điểm khác nhau, trở thành những người khác nhau nhưng khi về già, họ sẽ có chung một mơ ước giống nhau là trở về với một cuộc sống bình dị nhất, cuộc đời an nhiên nhất. Tôi có đựơc điều ấy rồi, vui!
- Tôi hạnh phúc và vui. Nếu “nổ” một tí thì gọi là viên mãn cho nó óach. Nhưng viên mãn khó lắm, cuộc đời ai được trọn vẹn và tròn đầy. Chỉ là mình chấp nhận cuộc sống với những quy luật của riêng nó thôi. Thế thì mình sẽ vui.
*Tức là ông vẫn còn điều chưa được vẹn toàn?
- Ở tuổi này, người ta sống cùng con cháu thì sẽ vui hơn nhiều. Nhưng tôi đang sống một mình cũng cô đơn và cô độc lắm. Ai mà chả sợ cái cô đơn hay cô độc. Nhưng nhiều khi tôi lại gật gù, cô độc cũng hay. Nghĩ thế tôi lại thấy thích cuộc sống cô độc của riêng mình.
Chuẩn bị trước cho sự ra đi
- Không. Bất cứ niềm vui, nỗi buồn nào tôi cũng thấy ổn cả. Vì chính những điều ấy tạo nên cuộc sống của ông Phạm Duy bây giờ đấy thôi. Việc duy nhất mà tôi phải làm và đang làm lúc này là chuẩn bị sẵn sàng cho sự ra đi của mình thôi. Tôi phải chuẩn bị trứơc vì biết đâu mai tôi đi rồi thì sao. Ai biết được giờ khắc ra đi của mình bằng chính mình, nhất là khi tôi đã già thế này rồi.
- À không. Tôi chỉ muốn chủ động hơn cho quãng thời gian còn lại của mình thôi. Tôi phải sắp xếp để dặn dò con cái mình biết làm gì chứ. Tôi muốn mình đựơc chôn cất ở đâu đó và con tôi đưa mẹ chúng về bên cạnh tôi. Chỉ thế thôi.
Mong đây là cuộc phỏng vấn cuối đời
- Phiền chứ nhưng chẳng lẽ tôi nói ra điều ấy, người ta mắng tôi chết. Phiền vì sự tự do của tôi chẳng còn. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, cũng nhờ nổi tiếng mà mọi người biết và yêu mến tôi. Nhưng, nói thật, tôi mong đây là cuộc phỏng vấn cuối cùng của cuộc đời tôi. Tôi không thích ai đó nhắc đến mình nữa. Ngay cả khi chết đi, tôi cũng mong con cái mình chôn cất hay đốt xác tôi một cách lặng lẽ, âm thầm thôi. Cứ phô trương lên chẳng để làm gì. Cuộc sống còn nhiều thứ phải lo phải làm lắm, cứ quan tâm đến một người như tôi để làm gì nhỉ. Chỉ phô trương phản cảm thôi.
- Không, tôi quên hết rồi. Thời gian trôi đi thì những thứ khác cũng phải phai mờ đi. 92 tuổi mà còn nhắc đến những cuộc tình thưở đôi mươi thì có khác nào cả dở hơi. Tôi chẳng dở hơi thế đâu! Bây giờ, tôi chỉ nghĩ mỗi ngày mình phải uống 10 viên thuốc để cơ thể chống đỡ được ngày nào hay ngày ấy thôi. Thế cũng đủ với tôi rồi.
Cục Nghệ thuật Biểu diễn vừa có quyết định số 151/QĐ-NTBD và 166/QĐ-NTBD cho phép phổ biến thêm 14 ca khúc của nhạc sĩ Phạm Duy trong số 40 bài theo đề nghị của Công ty Phương Nam phim (đơn vị đại diện khai thác nhạc Phạm Duy tại VN).
Trong số các ca khúc được cấp phép lần này chỉ có Nắng chiều rực rỡ (1988) được Phạm Duy viết cả nhạc và lời, 7 bài được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc từ thơ Bích Khê: Hoàng hoa, Tôi chết rồi tiếng nói như châu, Một cõi trời, Huế đa tình, Thi vị, Sầu lãng tử, Mơ tiên. Các ca khúc còn lại đều được nhạc sĩ phổ nhạc từ thơ của các tác giả khác, trong đó nhiều bài được ông sáng tác khi còn ở Sài Gòn vào thập niên 1960-1970 như: Thú đau thương (thơ: Lưu Trọng Lư), Con quỳ lạy Chúa trên trời(thơ: Nhất Tuấn), Mùa thu chết(thơ: Apollinaire; dịch lời Việt: Bùi Giáng), Huyền thoại một vùng biển(thơ: Thái Phương Thư), Hãy yêu chàng (thơ :Nguyễn Tất Nhiên) và nhạc phẩm duy nhất được sáng tác ở hải ngoại năm 1985 là Màu thời gian(thơ: Đoàn Phú Tứ).
Giám đốc Phương Nam phim - ông Lê Lam Viên cho biết sẽ sớm tiến hành việc thu âm các ca khúc này cho album tiếp theo của nhạc sĩ Phạm Duy, cũng như tổ chức những chương trình giới thiệu ca khúc vừa được cấp phép của ông với công chúng. |