04/07/2013 16:15

Sách giáo khoa điện tử Classbook, những điều cần biết

Sách giáo khoa điện tử Classbook sẽ góp phần giảm trọng lượng chiếc cặp sách mà các em đang sử dụng hằng ngày. Ngoài ra, Classbook có gì hay mà các phụ huynh phải trả gần 5 triệu đồng để sở hữu nó?

Vài ngày trước thì NXB Giáo Dục đã chính thức giới thiệu mẫu sách giáo khoa điện tử Classbook cho phép học sinh thay thế sách giáo khoa thông thường ở các cấp học.
 
Thiết kế:
Mất điểm nhất của Classbook là trọng lượng nó quá nặng so với kích cỡ màn hình 8-inch. Gần 500 gram thì đây chưa phải là sản phẩm thật sự phù hợp với học sinh cấp tiểu học. Có thể nói đó gần như là điểm yếu duy nhất của máy, phần còn lại đáng khen về cả thiết kế và chất liệu sử dụng. Không như các tablet giá rẻ thường dùng nhựa hoàn toàn, Classbook kết hợp cả nhựa và kim loại ở mặt sau. Tuy các mối nối đôi khi còn khá thô nhưng nó vẫn có thể coi là một sản phẩm chất lượng tốt, chắc chắn và không hề lỏng lẻo.

Classbook không quá dày do nhà sản xuất đã khéo léo vuốt cong các mép. Điều này góp phần giúp các em học sinh cầm thoải mái hơn, ít bị cấn tay. Phần viền màn hình cũng có độ dày hợp lý, không quá lớn nhưng cũng không quá nhỏ, hầu hết chúng ta đều có thể cầm và thao tác một cách dễ dàng.

Hiện tại Classbook chỉ có một phiên bản duy nhất, nhưng sẽ tốt hơn nếu có phiên bản riêng phù hợp các học sinh cấp 1 với màn hình nhỏ hơn và cấp 3 với màn hình lớn hơn bên cạnh phiên bản tiêu chuẩn này.

Màn hình:

Là một thiết bị đọc sách, màn hình là một trong những điểm cần quan tâm nhất. Thực tế cho thấy chất lượng hiển thị của màn hình sử dụng công nghệ IPS 8-inch là khá tốt với màu sắc hiển thị dễ chịu và góc nhìn rộng vừa phải. Nhưng đáng tiết độ phân giải chỉ đạt mức trung bình 1024x768pixel nên hình ảnh hiển thị bị răng cưa khá rõ.

Sức mạnh:

Classbook sử dụng bộ xử lý 2 nhân, có RAM 1GB và 16GB bộ nhớ trong được mở rộng thông qua khe cắm thẻ microSD. Với cấu hình này máy chạy khá tốt, độ trễ có thể nhận thấy nhưng không quá tệ như một số máy tính bảng cùng tầm giá của năm ngoái. Độ trễ lớn nhất là khi chúng ta phóng to bài giảng thì máy sẽ mất khoảng 2 giây để hiển thị hoàn toàn.


Bạn cài Flash Player để xem được Clip này.

Nội dung:
Đây có lẽ là lý do duy nhất để các bậc phụ huynh học sinh mua Classbook chứ không phải vì bất cứ lý nào nào khác. Sách giáo khoa trên Classbook được số hoá với chất lượng khá cao, có thể zoom sâu nhưng vẫn sắc nét. Với bản quyền sách giáo khoa thuộc về Bộ GD-ĐT và tất cả nội dung được mã hóa tránh sao chép sử dụng trên các thiết bị khác tùy thuộc vào nhà nhà sản xuất thiết bị, mà hiện tại là NXB Giáo Dục.
 
Ngoài sách giao khoa từ lớp 1-12 cài sẵn trên máy, Classbook còn có một số sách nâng cao, sách tham khảo mà bạn có thể nạp tiền để mua. Hiện tại thì NXB Giáo Dục đang khuyến mãi hơn 200.000 đồng cho các sách tham khảo khi mua Classbook.
 
Ở bản ROM hiện tại, Classbook chưa hỗ trợ tải sách trực tiếp thông qua WiFi mà bạn phải chờ đến tháng 9 để sử dụng tính năng này. Mọi thao tác chép sách vào máy hiện tại đều phải thông qua một kết nối USB với máy tính dùng Windows. Việc kết nối WiFi sẽ được mở rộng trong thời gian tới nhưng sẽ được kiểm soát trên các trang web đã kiểm duyệt.
 
Thao tác sử dụng:
Về mặt này thì những gì Classbook làm có thể chấp nhận được, không xuất sắc nhưng không đáng bị chê.
 
Đầu tiên, chúng ta nói về trải nghiệm khi đọc sách. Để dễ hình dung bạn cứ tưởng tượng Classbook chia quyển sách làm 3 lớp khác nhau, lớp dưới cùng chứa các nội dung chuyên sâu, nội dung đa phương tiện (hãy cứ tạm bỏ qua nó ở đó), lớp thứ 2 là những gì chúng ta thấy khi đọc sách, tức là nội dung chính. Lớp thứ 3 chính là phần để ghi chú hay vẽ lên.
 
Một số công ty tích hợp 3 lớp làm một, bạn sẽ không hình dung về nó khi sử dụng nhưng Classbook cho thấy rõ điều đó. Sử dụng định dạng PDF chứ không phải các định dạng sau này nên bạn không thể tương tác trực tiếp với lớp nội dung thứ 2 mà họ phải tạo ra một lớp thứ 3 để chúng ta vẽ lên đó. Nếu bạn nào dùng phần mềm như Sketch Book thì sẽ hiểu điều này, khi bạn highlight nội dung là bạn vẽ lên bề mặt chúng không phải đánh dấu trực tiếp vào lớp thứ 2 như iBook, Kindle hay Alezaa.
 
Về lớp đầu tiên, tức các trường dữ liệu mở rộng thì đây mới chính là ưu điểm của sách điện tử so với sách thường. Hãy tưởng tượng thế này, khi bạn học đến một nhạc sĩ nào đó, ví dụ Lưu Hữu Phước thì bạn nghe cô giáo nói ông có rất nhiều bài hát hay nhưng cô cũng chẳng thể nào mở cho chúng ta nghe toàn bộ những bài đó. Với Classbook thì những dữ liệu đã được nhúng vào trong sách, khi học đến Đỗ Nhuận thì có hơn 10 bài hát nổi tiếng nhất của ông lưu sẵn để ta nghe, tương tự với Lưu Hữu Phước và các nhạc sĩ khác....
 
Đó là về Nhạc, còn về Anh văn, thì sao? Ở bất cứ từ nào trong bài, chỉ cần nhấn và giữ là nghĩa của nó sẽ hiện lên đồng thời một bảng mới mở ra để chúng ta có thể nghe cách phát âm của từ. Cá nhân mình đánh giá đây là một điểm rất tốt vì có khá nhiều cô giáo tiếng Anh phát âm không chuẩn, có thể làm hỏng giọng của học sinh khi còn bé.
 
Với mỗi môn khác nhau thì sách lại có cách tương tác khác nhau, ví dụ như môn hoá thì bạn sẽ xem được những phản ứng khi đổ các loại hoá chất vào nhau chứ không chỉ tự nghĩ trong đầu như hiện nay. Theo đại diện của NXB Giáo Dục thì họ sẽ tiếp tục cập nhật các tính năng cho sách, tính năng tra từ Anh Văn và Nhạc đã có, tính năng xem phản ứng hoá học sẽ xuất hiện vào cuối năm nay.


Bạn cài Flash Player để xem được Clip này.

Những lo ngại:
Ngoài những lo ngại về chi phí hay các yếu tố liên quan khác thì viêc học sinh có thể sự dụng Classbook làm những chuyện khác trong lớp cũng là một điều làm các bậc phụ huynh lo ngại. Hiện tại nhà sản xuất đã khoá toàn bộ các ứng dụng hay giao diện gốc của Android, thay vào đó là giao diện đọc sách ngay ngoài màn hình chính. Ngay cả kho ứng dụng Android cũng bị khoá không thể truy cập mà bạn chỉ có thể tải ứng dụng đã được chọn lọc thông qua phần mềm Classbook trên máy tính.
 
Chỉ khi nào root máy và cài rom khác, bạn mới được toàn quyền sử dụng máy như một tablet Android bình thường. Tuy nhiên, điều này là vô nghĩa vì khi này sách giao khoa sẽ không thể sử dụng được nữa.
 

Kết luận:
Classbook là một giải pháp khá tốt cho các em học sinh. Dù còn nhiều thiếu sót và cũng không phải là tốt nhất nhưng cái gì cũng cần có sự khởi đầu và việc Bộ Giáo Dục cho phép mang máy tính vào lớp cũng là một tín hiệu đáng mừng. Hy vọng sau Classbook, sẽ có nhiều đối tác khác như NXB Giáo Dục tham gia để có thể có những Classbook đa dạng và phù hợp hơn.
thanh
từ khóa :
Xây dựng điểm đến xanh, sạch, trong lành

Xây dựng điểm đến xanh, sạch, trong lành

Môi trường 00:30

Ngoài vẻ đẹp thiên nhiên mà tạo hóa ban tặng, Quảng Bình còn đang từng bước hướng tới xây dựng môi trường du lịch xanh, thân thiện và không khói thuốc, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo tồn hệ sinh thái

Báo in Người Lao Động 30-9: Chật vật với chương trình giáo dục phổ thông mới

Báo in Người Lao Động 30-9: Chật vật với chương trình giáo dục phổ thông mới

Thời sự 00:00

(NLĐO) - Xuất khẩu gạo nỗ lực vượt qua thách thức; Linh hoạt phương án bồi thường, tái định cư; Chật vật với chương trình giáo dục phổ thông mới; Kịch bản nào chờ xung đột Israel - Hezbollah?… là những thông tin đáng chú ý trên báo in Người Lao Động ngày 30-9

U19 nữ VĐQG: Nữ TP HCM tiếp tục sẩy chân, rơi khỏi tốp 3

U19 nữ VĐQG: Nữ TP HCM tiếp tục sẩy chân, rơi khỏi tốp 3

Thể thao 22:13

(NLĐO) - U19 nữ Thái Nguyên T&T giành 3 điểm quan trọng khi thắng U19 nữ TP HCM ở vòng 4 Giải U19 nữ Quốc gia 2024 chiều 29-9. Thất bại này khiến U19 nữ TP HCM rơi khỏi tốp 3

VIDEO: Nhiều phương tiện vẫn lưu thông khi nước lũ chảy cuồn cuộn trên quốc lộ 2

VIDEO: Nhiều phương tiện vẫn lưu thông khi nước lũ chảy cuồn cuộn trên quốc lộ 2

Thời sự 22:04

(NLĐO) - Mưa lớn, nước lũ chảy cuồn cuộn nhưng nhiều phương tiện vẫn bất chấp nguy hiểm lưu thông trên quốc lộ 2

Patrik Lê Giang xuất sắc nhưng CLB TP HCM vẫn thua Hà Nội FC

Patrik Lê Giang xuất sắc nhưng CLB TP HCM vẫn thua Hà Nội FC

Thể thao 22:02

(NLĐO) - Sớm phải thi đấu thiếu người vì thẻ phạt nhưng CLB TP HCM chơi ngang ngửa Hà Nội FC và chỉ chịu thua cuộc vì hai tình huống phạt đền 11m ở màn chạm trán thuộc vòng 3 V-League 2024-2025 tối 29-9

HLV CLB TP HCM: "Thua không ảnh hướng đến trận tiếp theo"

HLV CLB TP HCM: "Thua không ảnh hướng đến trận tiếp theo"

Thể thao 22:01

(NLĐO) - Ở vòng 3 V-League 2024-2025, CLB TP HCM đã không thể giữ lại ít nhất 1 điểm trên sân nhà khi thất bại trước CLB Hà Nội tối 29-9.

Thua Syria, U20 Việt Nam xếp nhì bảng, hồi hộp chờ vé đi tiếp

Thua Syria, U20 Việt Nam xếp nhì bảng, hồi hộp chờ vé đi tiếp

Thể thao 21:09

(NLĐO) - U20 Việt Nam giữ được lưới trong 75 phút đầu tiên và để thua sát nút 0-1 trước U20 Syria. Qua đó, thầy trò Hứa Hiền Vinh khép lại vòng loại với vị trí nhì bảng A và chưa thể tự quyết vé đi tiếp.