Giáo dục
15/07/2016 10:11

Ác mộng làm thêm của du học sinh Việt ở Australia

Nhiều du học sinh Việt Nam tại Australia làm thêm trong các nhà hàng, khách sạn bị đối xử tệ, bóc lột sức lao động và trả lương thấp hơn so với mức lương tối thiểu.

Sau khi tin tức về hệ thống bán lẻ 7-Eleven ở Australia bị cáo buộc trả thiếu hàng nghìn AUD tiền lương cho nhân viên, trong đó có nhiều sinh viên quốc tế, người dân địa phương cảm thấy vô cùng bất ngờ. Tuy nhiên, các du học sinh không quá ngạc nhiên với việc bị trả lương thấp.

Tình trạng trả lương dưới mức tối thiểu không chỉ tồn trong những công ty đa quốc gia. Story Hunters dẫn lời sinh viên làm thêm trong khách sạn, cửa hàng bán lẻ cho biết, đó là một phần cuộc sống phải chấp nhận ở Australia.

Cựu sinh viên quốc tế Kenny đến từ Trung Quốc cho biết, anh làm việc tại một nhà hàng Trung Quốc nổi tiếng và được trả 8 AUD/giờ (trong khi mức lương tối thiểu được quy định là 16,7 AUD/giờ.)

"Phần lớn người Australia sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi nghe điều này bởi số tiền công đó quá thấp", Kenny nói.


Nhiều sinh viên phải làm thêm quá giờ quy định để đủ tiền trang trải cuộc sống.

Nhiều sinh viên phải làm thêm quá giờ quy định để đủ tiền trang trải cuộc sống.

Sinh viên quốc tế hợp pháp ở Australia được phép làm việc tối đa 20 giờ mỗi tuần trong suốt học kỳ. Nhưng vì bị trả lương thấp, không ít bạn trẻ phải làm việc nhiều giờ hơn để đủ sống.

"Chúng tôi biết điều đó là phạm pháp. Nếu bị chính quyền phát hiện, du học sinh sẽ bị trục xuất. Chúng tôi cũng biết người sử dụng lao động đang làm việc trái pháp luật nhưng không thể thắc mắc, bởi có quá nhiều sinh viên đang cần việc làm", cựu sinh viên quốc tế chia sẻ.

Kenny cho biết, mức lương 8-12 AUD/giờ khá phổ biến đối với sinh viên làm thêm, đặc biệt là những bạn trẻ đến từ các nước châu Á. Trong đó, sinh viên Việt Nam rất dễ bị bóc lột khi làm thêm ở Australia.

Sau khi tham gia vào hai nhóm Facebook có 41.000 du học sinh Việt Nam, phóng viên của Story Hunters đặt câu hỏi: "Công việc làm thêm của bạn khi du học tại Australia như thế nào?".

Trong 3 ngày, khoảng 60 sinh viên đã bình luận, gửi câu trả lời qua email hoặc nhắn tin câu chuyện của họ. Hơn 500 người tham gia cuộc thăm dò và 2/3 trong số đó thú nhận họ được trả công thấp hơn mức lương tối thiểu.

Bốn du học sinh Việt có nickname là Chi, Daniel, Vincent và Darren đã đồng ý chia sẻ câu chuyện của họ.

Sinh viên Việt bị bóc lột sức lao động

Đến Australia là trải nghiệm khó khăn và cô độc với một sinh viên quốc tế. Đối với nhiều du học sinh Việt Nam, đó là lần đầu tiên sống xa nhà và tiếng Anh ở đây được phát âm khá khác với tiếng Anh - Mỹ mà họ học ở trường.

"Lần đầu đặt chân tới đây, tôi thậm chí không thể gọi món ở KFC, bởi họ không hiểu tôi nói gì và tôi cũng không nghe được họ nói", Darren nhớ lại.

Sự việc này khiến Darren mất tự tin. Để kiếm được việc làm, anh tìm đến cộng đồng người Việt và nhận phục vụ bàn với mức lương 12 AUD/giờ.

"Tôi nghĩ rằng, khi mọi người nói tiếng Việt với nhau, họ sẽ đối xử tốt hơn. Nhưng khi thấy tôi nói tiếng Việt, họ liền lợi dụng vì nghĩ rằng tôi không thể nói chuyện bằng tiếng Anh, không có khả năng giao tiếp với người khác và đòi hỏi quyền lợi cho bản thân", Darren kể.

Vincent cho biết, ông chủ cho rằng một sinh viên như anh sẽ chấp nhận tiền công thấp bởi mức lương trung bình ở quê nhà còn thấp hơn nhiều.

Trong khi các du học sinh này bày tỏ sự thất vọng vì bị bóc lột và trả lương thấp, trong cùng một nhóm trên Facebook, người sử dụng lao động vẫn đăng tin tuyển nhân viên với mức lương ít nhất là 10 AUD.

"Hầu hết sinh viên Việt đều làm việc cho những ông chủ người Việt và Australia. Rất hiếm nơi trả cho chúng tôi 12 AUD/giờ. Nếu không có kinh nghiệm, hầu hết sinh viên chỉ được nhận 8-10 AUD. Những ngày đầu làm việc, khi trở về nhà, tôi không muốn nói chuyện với bất kỳ ai, chỉ muốn nằm trên giường và khóc. Mọi thứ không giống như tôi tưởng tượng. Nó thật sự khủng khiếp", Chi nói.

Lúc đó, Chi đang làm việc tại một tiệm bánh với mức lương 8 AUD/giờ. Đó là công việc đầu tiên kể từ khi cô tới Australia và tính tới nay đã được 4 tháng. Cách đối xử của chủ tiệm tại đây khiến cô thực sự sốc.

Chi cho biết, cô phải làm việc theo ca kéo dài 12 tiếng mà không nghỉ ăn trưa và thường xuyên bị quản lý ngược đãi.

"Ở Việt Nam, cha mẹ tôi sở hữu một cửa hàng thời trang. Họ cũng thuê người làm nhưng chưa bao giờ tôi thấy cha mẹ la mắng nhân viên. Tôi chưa từng chứng kiến những điều tồi tệ nào giống như ở nơi đây".

"Tôi không khẳng định tất cả ông chủ người Việt ở Australia đều như thế nhưng trường hợp của tôi không phải duy nhất. Nhiều du học sinh Việt Nam từng trải qua hoàn cảnh tương tự", Chi bức xúc.

Theo Daniel, công việc đầu tiên của anh ở đất nước chuột túi là phục vụ tại nhà hàng Thái với tiền công 9 AUD/giờ.

"Đó là công việc đầu tiên. Những người lao động khác cũng được trả 9 AUD nên tôi nghĩ điều đó là bình thường", chàng sinh viên nói.


Nhiều du học sinh Việt ở Australia làm thêm bị trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu.

Nhiều du học sinh Việt ở Australia làm thêm bị trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu.

"Nếu tôi không làm, người khác sẽ làm"

Vụ việc chuỗi bán lẻ 7-Eleven là một trong nhiều trường hợp cho thấy các công ty lớn bóc lột nhân viên. Sau khi hầu tòa, 7-Eleven buộc phải hoàn trả hàng nghìn AUD tiền lương và bị điều tra các hành vi khác.

Tuy nhiên, đối với những du học sinh làm thêm ở các doanh nghiệp nhỏ khắp đất nước, giới chức rất khó kiểm soát.

Theo Natalie James, kiểm soát viên tại cơ quan Kiểm soát về Công bằng Lao động (FWO), cơ quan này nhận được hàng trăm khiếu nại của sinh viên quốc tế mỗi năm.

"Chúng tôi không thể kiểm soát tất cả bởi có tới 430.000 sinh viên quốc tế trong nước", bà James nói.

Cũng theo vị này, 4 yếu tố chính khiến các du học sinh dễ bị bóc lột là sự non trẻ, rào cản ngôn ngữ, lòng trung thành và mối lo sợ mất thị thực. Những yếu tố này một lần nữa lại được thể hiện trong cuộc trao đổi củaStory Hunters với các sinh viên. Các bạn trẻ cho biết, họ bị coi thường, bị mắng mỏ và chỉ biết khóc sau một ngày dài làm việc vất vả. Hầu hết không có ý định trình báo cơ quan chức năng.

"Nếu tôi báo cáo sự việc với FWO, tôi biết họ sẽ giúp, nhưng nhà hàng nơi làm việc sẽ bị phạt. Ông chủ bị ảnh hưởng, nhà hàng đóng cửa và người lao động như chúng tôi sẽ mất việc. Như vậy, cả cộng đồng người Việt đều bị ảnh hưởng, không chỉ riêng tôi", Vincent nói.

"Nếu Chính phủ buộc các nhà tuyển dụng tăng lương lên mức tối thiểu, họ sẽ sa thải chúng tôi, bởi không đủ khả năng chi trả. Mặt khác, nếu tôi không đồng ý, người khác sẽ làm", Chi nói thêm.

Giải pháp

Một số sinh viên đề nghị chính phủ hạ mức lương tối thiểu đối với du học sinh. Tuy nhiên, ý kiến này gây nhiều tranh cãi.

"Nếu được phép làm việc ở Australia, chúng tôi phải được đối xử công bằng", Chi nói.

Cũng có người cho rằng FWO nên tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên các cơ sở kinh doanh thường xuyên hơn và thâm nhập các doanh nghiệp nhỏ để giám sát việc thuê lao động là sinh viên quốc tế. Mặc dù vậy, bà Natalie James chỉ ra những bất cập trong đề nghị này.

"Chúng tôi cần mọi người báo cáo sự việc. Nếu mọi người không nói, rất khó để chúng tôi đòi lại được khoản lương mà họ bị chủ kinh doanh ăn bớt. Chúng tôi cần nói chuyện trực tiếp với mọi người", bà James chia sẻ.

Vincent đã kêu gọi những người lãnh đạo cộng đồng Việt - Australia giải quyết tình hình và nêu tên những chủ doanh nghiệp có hành vi sai trái.

Trong khi chờ giới chức vào cuộc, một số du học sinh lập nhóm trên Facebook nhằm tố cáo các chủ sở hữu lao động có hành vi sai phạm.

"Khi du học sinh mới đặt chân đến Australia, họ không biết và có thể tới xin việc ở những cơ sở đó. Vì vậy chúng tôi muốn cảnh báo để họ tránh xa các nhà hàng mà chủ thường đối xử tệ với nhân viên", Chi nói.

Theo Tống Hoa/Zing

Viết bình luận

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn hỗ trợ nước sạch cho bà con huyện Tân Phú Đông

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn hỗ trợ nước sạch cho bà con huyện Tân Phú Đông

Hoạt động cộng đồng 16:08

Ngày 26-4, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) đã đến huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) để hỗ trợ 40.000m3 nước, trao tặng 5.000 túi chứa nước loại 5 lít và hỗ trợ xe bồn vận chuyển nước sạch nhằm giúp người dân vượt qua hạn, mặn đang diễn ra gay gắt.

ABBank tiếp tục dành nhiều nguồn lực đầu tư ngân hàng số và hỗ trợ doanh nghiệp

ABBank tiếp tục dành nhiều nguồn lực đầu tư ngân hàng số và hỗ trợ doanh nghiệp

Ngân hàng 16:08

Kết thúc quý I-2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023.

VIETBANK báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức

VIETBANK báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức

Thị trường 15:05

Ngày 26-4-2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

Sản phẩm 14:37

Trên nền tảng sữa tươi sạch, đơn vị sở hữu thương hiệu TH true MILK liên tục mang tới cho người tiêu dùng những sản phẩm mới thể hiện rõ nét sự sáng tạo, đột phá và tính tiên phong trong công thức dinh dưỡng.

Sắp khai mạc triển lãm ngành giấy, bao bì, điện, năng lượng, tự động hóa

Sắp khai mạc triển lãm ngành giấy, bao bì, điện, năng lượng, tự động hóa

Thị trường 14:36

Từ ngày 8-5 đến 10-5, tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế WTC Expo tỉnh Bình Dương sẽ diễn ra Triển lãm Quốc tế Giấy và Bao bì Việt Nam - VPPE 2024 và Triển lãm Quốc tế ngành Điện, Năng lượng, Máy móc thiết bị công nghiệp, Tự động hóa Việt Nam lần 3 - EMA Vietnam 2024.

Ban Biên tập Báo Người Lao Động chúc mừng Kỷ niệm 67 năm thành lập BIDV

Ban Biên tập Báo Người Lao Động chúc mừng Kỷ niệm 67 năm thành lập BIDV

Thông tin nhanh 14:11

Nhân Kỷ niệm 67 năm thành lập Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV, Ban Biên tập Báo Người Lao Động trân trọng gửi lời chúc mừng đến Ban Lãnh đạo và toàn thể cán bộ, nhân viên BIDV lời chúc thành công và phát triển bền vững.

LOTTE Mart triển khai loạt chương trình khuyến mại lớn mừng lễ 30-4 và 1-5

LOTTE Mart triển khai loạt chương trình khuyến mại lớn mừng lễ 30-4 và 1-5

Khuyến mại 14:11

Đáp ứng nhu cầu mua sắm tăng cao của người dân nhân dịp lễ 30-4 và 1-5, hệ thống siêu thị LOTTE Mart triển khai chương trình khuyến mãi “Đại tiệc Lễ to - Không lo về giá” áp dụng cho nhiều ngành hàng, giảm giá lên đến 50%.