xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dạy phòng chống tham nhũng phải gần cuộc sống

Đỗ Tấn Ngọc

Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12-6-2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng chống tham nhũng (PCTN) vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục và đào tạo (GD-ĐT), trong đó có bậc THPT, nhằm giúp học sinh nhận thức rõ hơn về PCTN.

Sau mấy năm dạy thí điểm ở một số địa phương, đến năm học 2016-2017, Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường THPT cả nước tổ chức dạy học lồng ghép, tích hợp nội dung PCTN cho học sinh vào các môn học như giáo dục công dân và lịch sử. Theo đó, từ nay cho tới hết năm học 2016, Bộ GD-ĐT sẽ cung cấp đủ cho giáo viên các tài liệu tham khảo cần thiết để giảng dạy về PCTN. Cung cấp nhiều hình ảnh chính thống về thực trạng tham nhũng, kết quả công tác PCTN để thầy cô giáo và học sinh cùng học.

Nội dung này giúp các em ngay từ ghế nhà trường có nhận thức, thái độ rõ ràng về tệ nạn trên, từ đó tránh xa và tham gia PCTN. Trong khi chờ đợi các tài liệu của Bộ GD-ĐT cung cấp, chuyển về, các thầy cô giáo nên chủ động tìm nguồn tư liệu để nội dung bài học đến với các em một cách thuyết phục, tránh những kiến thức lý luận khô khan, không phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh.

Có thầy cô giáo cho rằng PCTN tương đối nhạy cảm và rất khó truyền đạt. Nhưng nhiều thầy cô lại cho rằng nội dung này với các thầy cô giáo có kinh nghiệm và tâm huyết sẽ biết được đâu là bài học hay, là những vấn đề nhạy cảm đang diễn ra để truyền tải tới học sinh những bài học bổ ích nhất. Về nội dung dạy học, các thầy cô giáo môn xã hội không cần tích hợp xa xôi mà là những việc lệch lạc, tiêu cực, gian dối ngay trong nhà trường như xem bài của bạn, chạy điểm, chạy trường… Đấy cũng chính là những biểu hiện rõ ràng của tham nhũng.

Thực ra, lâu nay, trong không ít nội dung, bài học của các môn xã hội như giáo dục công dân, lịch sử, ngữ văn… ở một mức độ nào đó cũng đã đề cập ít nhiều đến “thói hư tật xấu” của con người. Ví dụ như bài: “Nhưng nó phải bằng hai mày” trong phần Văn học dân gian Việt Nam thuộc sách Ngữ văn lớp 10, tập 1.

Về lâu dài, để dạy tốt về nội dung trên, giáo viên cần tự trang bị cho mình những kiến thức, những ví dụ thực tế, cụ thể và biết tổ chức lớp học, hướng dẫn cho các em thảo luận, phản biện, đánh giá đồng thời rút ra bài học ý nghĩa bằng các ví dụ từ cuộc sống.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo