xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chủ yếu “tóm” tham nhũng nhỏ

Thế Dũng

Hành vi tham nhũng được phát hiện và xử lý chủ yếu là nhỏ, ở cấp xã hoặc những vụ tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng được dư luận quan tâm

Ngày 21-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) đã họp cho ý kiến về báo cáo công tác năm 2016 của Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật; về công tác thi hành án và công tác phòng chống tham nhũng.

Bổ nhiệm ồ ạt khi hết nhiệm kỳ

Đại diện cơ quan thẩm tra báo cáo của Chính phủ về công tác phòng chống tham nhũng, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp (UBTP) Lê Thị Nga cho biết dư luận phản ánh trong công tác điều động, bổ nhiệm cán bộ thời gian qua có một số trường hợp lạm dụng quy định để điều động, bổ nhiệm cán bộ không đủ điều kiện, tiêu chuẩn, chưa thật sự tiêu biểu, thiếu kinh nghiệm thực tế… là người trong gia đình, người thân; có trường hợp bổ nhiệm ồ ạt vào thời điểm chuyển giao nhiệm kỳ; bổ nhiệm cả cán bộ có trách nhiệm trong việc làm thua lỗ, thất thoát lớn vốn, tài sản nhà nước.

“Thực tế này đang gây bức xúc, bất bình trong dư luận, làm giảm sút lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đề nghị Chính phủ xem xét kỹ các phản ánh và chỉ đạo người có trách nhiệm kiểm tra, giải trình về các trường hợp cụ thể” - bà Nga kiến nghị.

Năm 2016, việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu giảm 155,5% so với cùng kỳ năm 2015. Cụ thể, năm 2016 có 18 người đứng đầu trên tổng số 159 vụ/402 bị cáo mà TAND các cấp đã xét xử. UBTP cho rằng việc xét xử và thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng đều giảm so với cùng kỳ năm 2015. Các vụ án, vụ việc tham nhũng chỉ thu hồi được 92,460 tỉ đồng (đạt 38,5%); qua công tác thi hành án chỉ thu hồi được 45,606 tỉ đồng (đạt 0,92%). Hành vi tham nhũng được phát hiện và xử lý chủ yếu là tham nhũng nhỏ ở cấp xã hoặc những vụ tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng được dư luận quan tâm; còn nhìn chung ở cấp tỉnh - huyện, các bộ - ngành là rất ít.


Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết gia tăng tình trạng “tội phạm trong doanh nghiệp”Ảnh: Nguyễn Nam

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết gia tăng tình trạng “tội phạm trong doanh nghiệp”Ảnh: Nguyễn Nam

Cùng đó, tỉ lệ cho hưởng án treo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử dưới mức thấp nhất của khung hình phạt đối với các vụ án tham nhũng tại một số địa phương còn cao.

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu hoan nghênh báo cáo thẩm tra của UBTP và cho rằng đại biểu QH và cử tri rất trông đợi báo cáo phòng chống tham nhũng do Thanh tra Chính phủ lập ra nhưng qua báo cáo lần này chưa thấy có tiến bộ, chưa đáp ứng sự trông đợi. Ông Giàu nói thẳng số liệu báo cáo của Thanh tra Chính phủ vẫn “tù mù”.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh Nguyễn Mai Bộ cho rằng có kẽ hở pháp luật để tội phạm tham nhũng lợi dụng. Ông Bộ dẫn chứng quy định 2 tình tiết giảm nhẹ cho loại tội phạm tham nhũng là “có nhân thân tốt và được khen thưởng” là quá lạ. “Nhân thân tốt mà tham nhũng thì càng phải lên án. Việc bị can được khen thưởng ngay trong thời gian tham nhũng thì việc khen thưởng này là nhầm, không có giá trị” - ông Bộ mổ xẻ.

Vi phạm pháp luật tràn lan

Cho ý kiến các báo cáo về công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật, về công tác thi hành án, Chủ nhiệm UBTP Lê Thị Nga cho rằng một số vụ án ban đầu được đề nghị mức án và tiến hành xét xử nặng nề quá, như mới đây là vụ “cướp bánh mì” ở TP HCM và vụ “2 học sinh giật mũ” tại Hải Phòng vào năm 2014 (tuyên phạt 3 tháng 17 ngày tù và 15 tháng tù).

Trước băn khoăn của một số thành viên Ủy ban Thường vụ QH, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết với mức dưới 2 triệu đồng mà không khởi tố hình sự sẽ dẫn đến nở rộ loại trộm chỉ ăn cắp 1,8-1,9 triệu đồng để “né”. Người đứng đầu ngành công an nhận định việc vi phạm pháp luật phổ biến và diễn biến phức tạp, nguy hiểm là đúng với tình hình. Đặc biệt là gia tăng tình trạng “tội phạm trong doanh nghiệp”.

“Có ý kiến cho rằng công an hình sự hóa án kinh tế nhưng thực tế rất phức tạp, có tình trạng “đại ca” cộm cán chi phối, điều hành doanh nghiệp khai thác mỏ, cát sỏi, san lấp mặt bằng, vận chuyển đá, cát sỏi. Có doanh nghiệp lập ra nhưng dưới đó là giang hồ cộm cán đe dọa, tranh giành địa bàn, thậm chí còn bắn giết nhau. Nổi lên gần đây là tín dụng đen, cho vay nặng lãi rồi dùng xã hội đen, nuôi “tay chân” đi cướp nhà của người vay” - ông Tô Lâm lo ngại.

Tránh tình trạng lấy tập thể làm nơi trú ẩn

Cơ quan thẩm tra nhìn nhận báo cáo của Chính phủ trong 4 năm gần đây đã không còn đánh giá tình hình tham nhũng ở mức độ “nghiêm trọng” như năm 2012 trở về trước, trong khi đánh giá của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng như phản ánh của người dân và doanh nghiệp thì tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng. Theo Chỉ số cảm nhận tham nhũng năm 2015 do Tổ chức Minh bạch quốc tế công bố, điểm số của Việt Nam giữ nguyên từ năm 2012 trở lại đây và đứng thứ 112/168 trên bảng xếp hạng toàn cầu.

Theo UBTP, nhiều đại biểu QH phải phân định rõ ràng trách nhiệm tập thể với trách nhiệm của từng cá nhân, tránh tình trạng lấy trách nhiệm tập thể làm nơi “trú ẩn an toàn”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo