Đồng tiền khôn
19/04/2016 10:29

Người mua vàng bị ‘móc túi’

Khách hàng đang chịu nhiều thiệt thòi khi mua bán vàng. Khó kiểm soát chất lượng vàng.

Mới đây, trong đợt thanh, kiểm tra 1.718 cơ sở sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực vàng và mỹ nghệ, Bộ KH&CN phát hiện 432 cơ sở (25%) có vi phạm.

Theo ông Trần Minh Dũng, Chánh Thanh tra Bộ KH&CN, các vi phạm phổ biến nhất là: Vàng không đạt chất lượng theo công bố, ghi nhãn hàng hóa không đúng quy định, sử dụng cân không kiểm định, cân không đạt yêu cầu về đo lường, cân không phù hợp về phạm vi đo và cấp chính xác.

May nhờ rủi chịu

Theo quy định tại Thông tư số 22 của Bộ KH&CN, mức sai số hàm lượng vàng cho phép là 0,1%-0,3% nhưng thực tế mức sai số hiện nay thường là 1%-3%.

Trong vai khách hàng đi bán vàng, chúng tôi ghé vào một cửa hàng kinh doanh vàng ở quận 2, TP HCM. Chủ cửa hàng sau một hồi quan sát bằng mắt thường đã đo hàm lượng vàng bằng máy đo tỉ trọng hai chiếc nhẫn (mỗi chiếc năm chỉ, vàng bốn số 9). Kết quả chỉ có 98%, tức sai số đến gần 2%.

Với hàm lượng vàng này, chủ cửa hàng chỉ mua giá 32,30 triệu đồng/lượng. Như vậy, khách hàng bị mất khoảng 400.000 đồng mỗi lượng so với giá bán vàng đúng tuổi 99,99%.

Chúng tôi thắc mắc: “Tại sao khi mua là vàng bốn số 9 mà giờ bán lại ra là vàng 98%?”. Chủ cửa hàng nói: “Tùy từng tiệm thôi chị. Chị mua ở tiệm uy tín thì người ta làm đúng vàng bốn số 9, còn mua ở nơi không uy tín thì khách hàng phải chịu thiệt”.

Tương tự, chúng tôi đến một cửa hàng khác đo hàm lượng vàng của chiếc lắc một lượng, loại vàng 22K. Sau một lúc kiểm tra, màn hình máy tính hiện ra con số 86,71%. Trong khi đó nếu đúng chuẩn (22K) thì hàm lượng vàng của chiếc lắc này phải đạt 96%. Như vậy máy đo tỉ trọng đã “thổi bay” mất hơn 10%, tức khách hàng bị mất khoảng hơn 4 triệu đồng.

Từ thực tế trên cho thấy khách hàng đang chịu nhiều thiệt thòi khi mua bán vàng. Họ không biết được chính xác hàm lượng vàng trang sức, mỹ nghệ được mua hay bán, tức người bán nói sao thì biết vậy. Đó là chưa kể mỗi đơn vị lại sử dụng các phương pháp thử vàng khác nhau nên có khi cùng một loại vàng nhưng giám định ở các cửa hàng khác nhau thì cho ra kết quả khác nhau. Điều này khiến người mua bán vàng lúng túng, không biết đâu mà lần.

“Thế nên khi mua hay bán tôi thường chọn tiệm vàng uy tín và mua đâu bán đó để tránh bị thiệt” - chị Hạnh, một khách hàng cho hay.


Khách hàng nên mua bán vàng tại những tiệm uy tín để giảm thiệt hại. Ảnh: NS

Khách hàng nên mua bán vàng tại những tiệm uy tín để giảm thiệt hại. Ảnh: NS

Máy đo không chính xác

Lý giải về hiện tượng trên, ông Nguyễn Văn Dưng, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý TP.HCM (SJA), cho hay loại máy đo tỉ trọng không còn được sử dụng rộng rãi. Nguyên nhân là do loại máy này chạy theo chương trình cài đặt mặc định và cho kết quả không chính xác.

“Kiểm tra vàng bằng máy quang phổ mới cho ra kết quả chính xác, biết được sản phẩm đó có bao nhiêu % vàng, bao nhiêu % bạc... Tuy nhiên, hiện nay máy quang phổ lại chưa được sử dụng phổ biến. Trên cả nước, máy quang phổ mới được sử dụng tại một vài nơi như Trung tâm kiểm định 1 (Hà Nội), Trung tâm Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (TP HCM), Công ty SJC, Ngân hàng ACB…” - ông Dưng cho biết.

Ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh vàng Việt Nam (VGB), cho biết thêm hiện nay phần lớn các tiệm vàng đều áp dụng phương pháp đo tỉ trọng vì giá thành rẻ.

“Tuy nhiên, khi sử dụng máy đo tỉ trọng, chỉ cần nước đo không sạch, không đạt chuẩn độ kiềm, kim loại nặng trong nước nhiều hơn… cũng cho ra kết quả không chính xác. Chính vì phương pháp đo có sai số nên thông thường, tiệm vàng cần phải đo sản phẩm hai ba lần, sau đó lấy số trung bình cộng để đưa ra độ tuổi của vàng!” - ông Hải nhấn mạnh.

Khó kiểm soát chất lượng vàng

Theo ông Dưng, tại TP HCM hiện có khoảng 2.000 điểm bán vàng, trong đó khoảng 400-500 cơ sở được Ngân hàng Nhà nước cấp phép để sản xuất và kinh doanh vàng. Với 1/4 đơn vị được phép sản xuất vàng nữ trang, chỉ cung ứng được khoảng 80%-90% tổng sản lượng sản phẩm nữ trang tiêu thụ trên toàn thị trường thành phố.

Như vậy, khoảng 10%-20% sản lượng vàng nữ trang được làm từ các cửa hàng kinh doanh vàng nhỏ lẻ. Những cửa hàng này chủ yếu tập trung ở vùng sâu, vùng xa, tiệm vàng gia đình có truyền thống làm nghề kim hoàn chưa đăng ký với Bộ KH&CN về nhãn hiệu, chất lượng.

“Do những tiệm vàng này nằm rải rác ở khắp nơi nên việc yêu cầu cơ quan chức năng đi tới mọi ngóc ngách kiểm tra chất lượng sản phẩm có đạt chuẩn hay không là điều vô cùng khó khăn” - ông Hải cho biết thêm.

Cũng theo ông Hải, công thức “64-67-75”đã tồn tại trong ngành vàng hàng chục năm qua. Điều này có nghĩa từ chành (lò) sản xuất ra vàng nữ trang hàm lượng 64% vàng, bán cho cửa hàng bán lẻ tính thành 67%, lời ba lai. Các cửa hàng bán lẻ này bán cho khách hàng tính lên 75% (tức là vàng 18K), lời tám lai.

Nghĩa là người tiêu dùng có khi phải trả tiền mua vàng 75% nhưng thật ra tuổi vàng thật chỉ có 64%.

“Ngoài tiêu chuẩn hàm lượng vàng (tuổi vàng) và trọng lượng vàng thì đơn giá tiền công sản phẩm nữ trang cũng không thể định lượng một cách chuẩn xác. Cho nên không có gì là khó hiểu khi mua tiệm vàng này nhưng bán cho tiệm vàng khác, khách hàng sẽ bị ép giá. Vậy nên bán lại sản phẩm cho chính cửa hàng đã mua là cách giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất” - ông Hải mách nước.

Bên cạnh việc người tiêu dùng “tự cứu mình”, nhiều ý kiến cũng cho rằng cơ quan chức năng cần quản lý chặt chẽ chất lượng ngay từ khâu sản xuất, tăng cường kiểm tra ngẫu nhiên, xử phạt và công bố rộng rãi thông tin đơn vị vi phạm. Từ đó tạo áp lực lên người kinh doanh và bảo vệ quyền lợi chính đáng người tiêu dùng.

Phải công bố rõ trọng lượng

Theo Thông tư số 22 của Bộ KH&CN có hiệu lực từ ngày 1-6-2014, các tiệm vàng phải công bố rõ trọng lượng, mã ký hiệu, hàm lượng vàng từng sản phẩm để người tiêu dùng biết.

Thông tư này cũng nêu rõ giới hạn sai số của kết quả thử nghiệm xác định hàm lượng vàng trong sản phẩm vàng trang sức mỹ nghệ như sau: Vàng có hàm lượng từ 99,9% trở lên là 0,1%, vàng hợp kim có hàm lượng từ 80% đến dưới 90% là 0,2%, vàng hợp kim có hàm lượng dưới 80% là 0,3%...

Thông tư này cũng quy định Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm quản lý, kiểm tra và giám sát hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường của các tổ chức được chỉ định.

Từ ngày 20 đến 26-4 tại trụ sở Công ty SJC sẽ diễn ra tuần lễ kim cương và đá quý SJC. Tại đây sẽ trưng bày các tác phẩm mỹ nghệ được làm từ kim cương, đá quý cao cấp; công bố các mẫu thiết kế độc đáo, các sản phẩm lần đầu tiên có mặt trên thị trường.

YT

Theo Thùy Linh (Pháp luật TP)
BIDV QR - Siêu trợ lý thu hộ trên ezCloud

BIDV QR - Siêu trợ lý thu hộ trên ezCloud

Ngân hàng 18:58

Dịch vụ Thu hộ qua QR định danh của BIDV đã chính thức có mặt trên nền tảng ezCloud - phần mềm Quản lý khách sạn số 1 tại Việt Nam. Nhân dịp này, BIDV và ezCloud dành tặng khách hàng sử dụng phần mềm ezCloudHotel, ezFolio, ezTicket và ezGolf chương trình khuyến mãi với các ưu đãi lớn nhất từ trước tới nay.


VIETBANK TRIỂN KHAI COMBO PHÍ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ CHO DOANH NGHIỆP

VIETBANK TRIỂN KHAI COMBO PHÍ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ CHO DOANH NGHIỆP

VnMoney 09:33

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) ưu đãi phí thanh toán quốc tế, tư vấn thủ tục chuyển tiền và nhiều ưu đãi khác nhằm tạo thêm các giá trị gia tăng cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh quốc tế.

Fintech và AI đưa tài chính số tới mọi người

Fintech và AI đưa tài chính số tới mọi người

Tài chính - Ngân hàng 14:44

Với niềm tin trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ là yếu tố thay đổi "cuộc chơi", MoMo đã đầu tư mạnh mẽ, và hiện đội ngũ chuyên gia AI chiếm tới 1/3 nhân sự công nghệ, đem lại nhiều "quả ngọt" cho Fintech Việt này

VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững

VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững

Tài chính - Ngân hàng 18:01

Tiếp nối chuỗi hoạt động thúc đẩy tài chính bền vững sau COP28, VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP với lãi suất và phí ưu đãi dành cho các phương án, dự án mang lại lợi ích về môi trường và xã hội.

VPBank – hành trình từ thấu hiểu đến cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

VPBank – hành trình từ thấu hiểu đến cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

Tài chính - Ngân hàng 18:46

Sự gắn bó và niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu không chỉ đến từ chất lượng sản phẩm, dịch vụ, mà còn xuất phát từ cách doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng, xây dựng hành trình trải nghiệm để mang lại những giá trị tích cực.

VPBank và FE CREDIT hợp tác chiến lược với FPT Shop

VPBank và FE CREDIT hợp tác chiến lược với FPT Shop

Tài chính - Ngân hàng 19:01

Ngày 8-12-2023, VPBank và FE CREDIT đã cùng ký kết thỏa thuận hợp tác với FPT Shop - Chuỗi cửa hàng bán lẻ trực thuộc Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT nhằm đem đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm các thiết bị công nghệ, điện máy gia dụng dễ dàng, nhanh chóng với nhiều ưu đãi hơn.

VietinBank tiếp tục khẳng định vị thế “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam”

VietinBank tiếp tục khẳng định vị thế “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam”

Tài chính - Ngân hàng 10:50

Global Finance - Tạp chí uy tín hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tài chính lần thứ 6 liên tiếp gọi tên VietinBank ở hạng mục “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam” năm 2023. VietinBank đã xuất sắc vượt qua các ngân hàng trong nước để có mặt trong danh sách 88 ngân hàng tốt nhất quốc gia trên lĩnh vực này.