Đồng tiền khôn
06/07/2016 16:39

Ngày xửa ngày xưa, một bảng Anh mua được 5 đô Mỹ

Trải qua hơn một thế kỷ, chưa bao giờ đồng bảng được ngóc đầu. "Nếu bạn nhìn vào nước Anh bây giờ, chắc chắn một phần những gì đang diễn ra là hậu quả của chính sách điều chỉnh tỉ giá hối đoái để kích thích tăng trưởng trước đó." Maurice Obstfeld - Trưởng nhóm nghiên cứu kinh tế tại IMF nhận định.

Năm 1967, Thủ tướng Anh Harold Wilson đã từng tuyên bố phá giá sẽ không làm giảm giá trị đồng bảng trong túi của người Anh. Bộ trưởng tài chính Norman Lamont thừa nhận rằng ông đã rất vui sau khi mối neo đồng bảng với đồng mác Đức đã bị cắt đứt năm 1992. Còn gần đây nhất, lãnh đạo phong trào Brexit Boris Johnson đã đảm bảo rằng những tác động tiêu cực của quyết định rời khỏi EU đang bị làm quá.

Liệu thực tế có đúng như lời những họ nói? Nhìn lại quá trình 100 năm đồng bảng trôi dốc thì lời đảm bảo của lãnh đạo Brexit là hoàn toàn sai lầm.

Các nhà kinh tế và chuyên gia chinh sách đối ngoại chỉ ra rằng đồng bảng mất giá hơn 10% kể từ ngày trưng cầu dân ý hôm 23-6 chính là điềm báo của một sự suy giảm về cả vai trò và sức ảnh hưởng của vương quốc Anh trên thế giới.

Ngày xưa người ta hay gọi đồng bảng Anh là đồng pound hoặc sterling pound (từ sterling cũng xuất phát từ đây, tiếng Đức cổ "ster" có nghĩa là thật, nguyên chất) vì 1 đồng bảng có thể mua được 1 pound bạc nguyên chất và có giá bằng 5 USD trong suốt thế chiến thứ I.

Trong ngày trưng cầu dân ý 24-6, đồng bảng chỉ bằng 1,50 USD. Cuối phiên giao dịch ngày hôm qua 5-7, đồng bảng vẫn tiếp tục giảm xuống còn 1,333 USD. Giới phân tích tại HSBC dự đoán đồng bảng sẽ giảm chỉ còn 1,2 USD. Thiên tài bán khống George Soros - kẻ tội đồ của nước Anh thậm chí còn dự đoán mức thấp hơn là 1,15 USD/bảng.

"Quy mô nền kinh tế của một quốc gia được phản ánh bởi các đồng tiền quốc gia khác. Đối với nước Anh, đó là đồng đô la Mỹ. Tỉ giá đồng bảng so với đồng USD sẽ cho thấy sức mạnh và mức độ ảnh hưởng của nền kinh tế nước Anh trên trường quốc tế." Barry Eichengreen - Giáo sư kinh tế tại trường ĐH California Berkeley nhận định.

Trong khi nhiều nhà kinh tế, trong đó có Thống đốc Ngân hàng Anh Mervyn King đánh giá một đồng tiền yếu hơn là tiêu chí hàng đầu để nâng cao lợi thế cạnh tranh hàng xuất khẩu, một số học giả khác lại cho rằng đó là lời đe doạ của một giai đoạn suy thoái và lãi suất thấp trong tương lai. Bên cạnh đó nền chính trị bất ổn và quyết định ra đi khỏi khối thương mại lớn nhất thế giới đang xói mòn cơn thèm khát tài sản định giá bằng đồng bảng Anh.

"Nếu bạn nhìn vào nước Anh bây giờ, chắc chắn một phần những gì đang diễn ra bây giờ là hậu quả của chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái để kích thích tăng trưởng trước đó" - Maurice Obstfeld - Trưởng nhóm nghiên cứu kinh tế tại IMF nhận định.

Cú trượt dài 85 năm của đồng bảng Anh

Cú trượt dài 85 năm của đồng bảng.
Cú trượt dài 85 năm của đồng bảng.

Đồng bảng mất giá lần đầu tiên sau khi rời khỏi chế độ bản vị vàng năm 1931. Dưới chế độ bản vị vàng, tỉ giá hối đoái danh nghĩa được cố định một cách vô thời hạn và lúc đó đồng bảng được định giá cao cũng giống như thời điểm năm 1944 khi đồng tiền này mới gia nhập chế độ "bản vị đô la" Bretton Woods.

Dưới những áp lực kinh tế liên tiếp, đến năm 1949, chính phủ Anh đã buộc phải phá giá đồng bảng xuống 30%. Đến giữa những năm 1960, đồng bảng Anh lại tiếp tục đứng trước áp lực phá giá so với đồng đô mỹ.

Mùa hè năm 1967, Thủ tướng Wilson đã buộc phải thắt chặt kiểm soát giao dịch tiền tệ và phá giá đồng bảng. Cán cân thanh toán của nước Anh bị thâm hụt nặng nề đến nỗi chính phủ còn phải đưa ra nhiều biện pháp quản lý cực đoan, trong đó có cấm khách du lịch mang quá 50 bảng ra khỏi nước Anh.

Một cuộc khủng hoảng tài chính khác lại đến với nước Anh trong giữa những năm 1970, khi đó Tổ chức tiền tệ quốc tế (IMF) đã phải ra tay giúp đỡ để cứu vãn đồng bảng. Nhưng sau đó nước Anh lại lâm vào một cuộc suy thoái kinh tế năm 1981 và tỉ giá đồng bảng lại rơi xuống mức thấp nhất vào năm 1985. Năm 1990, đồng bảng gia nhập Cơ chế tỉ giá châu Âu. Tuy vậy, chỉ 2 năm sau nước Anh đã phải ra khỏi cơ chế này vì không thể duy trì.

Trở lại với hiện tại, một tương lai mới bên ngoài EU sẽ khiến cho đồng bảng mất đi vị thế là đồng tiền dự trữ hàng đầu của thế giới. Theo IMF, hiện nay đồng bảng đang chiếm 5% nguồn dự trữ hối đoái. Bên cạnh đó, một số vấn đề khác cũng khiến đồng bảng mất giá. Trong quý I, cán cân vãng lai của Anh gần chạm mức thâm hụt lịch sử 6,9%. Năng suất sản xuất trong nước giảm. Cầu hàng hoá từ nước ngoài vẫn ở mức thấp.

Một đồng tiền yếu không thể là trụ cột chống đỡ nền kinh tế ở Anh. Mặc dù đồng bảng giảm so với đồng USD có thể kích thích sản xuất và du lịch, nền kinh tế Anh chủ yếu phụ thuộc vào ngành dịch vụ tài chính.

Ảnh hưởng đến nền kinh tế

"Mọi yếu tố tạo nên lợi thế trong ngắn hạn đều sẽ bị triệt tiêu bởi các yếu tố tiêu cực khác như đầu tư giảm" - Simon Wren-Lewis - giáo sư kinh tế chính trị tại trường ĐH Oxford nhận định. Do đó rời EU sẽ có tác động tiêu cực đến nền kinh tế của nức Anh không những trong ngắn hạn mà còn là trong dài hạn.

Sau khi đồng bảng giảm 26% năm 2008 tại đỉnh điểm của khủng hoảng tài chính chạm mốc 1,46 USD/bảng, nước Anh đã thất bại trong việc nỗ lực thúc đẩy tăng giá đồng bảng và cán cân vãng lai vẫn thâm hụt.

Nhà kinh tế trưởng Erik Nielsen tại UniCredit Bank ước tính GDP của Anh có thể giảm 8% trong vòng 15 năm tới. Điều đó có nghĩa là nếu đồng bảng mất giá khoảng 15% cũng trong khoảng thời gian này thì thu nhập đầu người của nước Anh sẽ ít hơn Pháp 15%. Năm ngoái, thu nhập đầu người của 2 quốc gia này là ngang nhau.

Nền kinh tế đi xuống sẽ làm xói mòn sức ảnh hưởng của nước Anh cũng như vị thế của đồng bảng trong rổ tiền tệ thế giới. Ra đi là một quyết định liều mạng đối với London vốn là một trung tâm tài chính thế giới và tiếng nói của người Anh trên các diễn đàn toàn cầu như UN.

Theo Trí thức trẻ/Bloomberg
BIDV QR - Siêu trợ lý thu hộ trên ezCloud

BIDV QR - Siêu trợ lý thu hộ trên ezCloud

Ngân hàng 18:58

Dịch vụ Thu hộ qua QR định danh của BIDV đã chính thức có mặt trên nền tảng ezCloud - phần mềm Quản lý khách sạn số 1 tại Việt Nam. Nhân dịp này, BIDV và ezCloud dành tặng khách hàng sử dụng phần mềm ezCloudHotel, ezFolio, ezTicket và ezGolf chương trình khuyến mãi với các ưu đãi lớn nhất từ trước tới nay.


VIETBANK TRIỂN KHAI COMBO PHÍ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ CHO DOANH NGHIỆP

VIETBANK TRIỂN KHAI COMBO PHÍ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ CHO DOANH NGHIỆP

VnMoney 09:33

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) ưu đãi phí thanh toán quốc tế, tư vấn thủ tục chuyển tiền và nhiều ưu đãi khác nhằm tạo thêm các giá trị gia tăng cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh quốc tế.

Fintech và AI đưa tài chính số tới mọi người

Fintech và AI đưa tài chính số tới mọi người

Tài chính - Ngân hàng 14:44

Với niềm tin trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ là yếu tố thay đổi "cuộc chơi", MoMo đã đầu tư mạnh mẽ, và hiện đội ngũ chuyên gia AI chiếm tới 1/3 nhân sự công nghệ, đem lại nhiều "quả ngọt" cho Fintech Việt này

VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững

VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững

Tài chính - Ngân hàng 18:01

Tiếp nối chuỗi hoạt động thúc đẩy tài chính bền vững sau COP28, VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP với lãi suất và phí ưu đãi dành cho các phương án, dự án mang lại lợi ích về môi trường và xã hội.

VPBank – hành trình từ thấu hiểu đến cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

VPBank – hành trình từ thấu hiểu đến cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

Tài chính - Ngân hàng 18:46

Sự gắn bó và niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu không chỉ đến từ chất lượng sản phẩm, dịch vụ, mà còn xuất phát từ cách doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng, xây dựng hành trình trải nghiệm để mang lại những giá trị tích cực.

VPBank và FE CREDIT hợp tác chiến lược với FPT Shop

VPBank và FE CREDIT hợp tác chiến lược với FPT Shop

Tài chính - Ngân hàng 19:01

Ngày 8-12-2023, VPBank và FE CREDIT đã cùng ký kết thỏa thuận hợp tác với FPT Shop - Chuỗi cửa hàng bán lẻ trực thuộc Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT nhằm đem đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm các thiết bị công nghệ, điện máy gia dụng dễ dàng, nhanh chóng với nhiều ưu đãi hơn.

VietinBank tiếp tục khẳng định vị thế “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam”

VietinBank tiếp tục khẳng định vị thế “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam”

Tài chính - Ngân hàng 10:50

Global Finance - Tạp chí uy tín hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tài chính lần thứ 6 liên tiếp gọi tên VietinBank ở hạng mục “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam” năm 2023. VietinBank đã xuất sắc vượt qua các ngân hàng trong nước để có mặt trong danh sách 88 ngân hàng tốt nhất quốc gia trên lĩnh vực này.