Đồng tiền khôn 03/05/2015 08:56

Bài học Ngân hàng Đại Dương

Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) là tổ chức tín dụng thứ hai được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mua lại với giá 0 (không) đồng sau Ngân hàng Xây dựng.

Tên gọi của Xây dựng giờ đã mất đi bốn chữ “thương mại cổ phần” và tên chính thức của OceanBank tới đây cũng tương tự, thay vào đó sẽ là ngân hàng 100% vốn nhà nước.

Khác với Xây dựng, cơ cấu cổ đông của OceanBank trước khi được NHNN mua đa dạng hơn, bao gồm cả cổ đông trong nước, nước ngoài, pháp nhân tư nhân, pháp nhân quốc doanh. Do nắm giữ dưới 5% cổ phần, không phải cổ đông lớn, nên cổ đông nước ngoài không phải công khai danh tính. Hai cổ đông tổ chức sở hữu tỷ lệ lớn nhất cổ phần OceanBank là tập đoàn Đại Dương (OGC-Hose) 20% và tập đoàn Dầu khí PetroVietnam 20%.

Trong danh sách các ngân hàng yếu kém phải tái cơ cấu đợt một được NHNN thông báo không có tên OceanBank. Vậy mà chỉ sáu tháng sau khi nguyên chủ tịch hội đồng quản trị OceanBank bị khởi tố, bắt tạm giam, các cổ đông OceanBank mất toàn bộ tiền góp mua cổ phần ngân hàng.

Ngày 25-4-2015 tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên diễn ra ở Hải Dương - nơi đặt trụ sở chính của OceanBank, cũng là nơi OceanBank ra đời với xuất phát điểm từ một ngân hàng TMCP nông thôn, sau đó chuyển thành ngân hàng TMCP đô thị, một trong những tổ chức tín dụng có tốc độ tăng vốn điều lệ nhanh nhất hệ thống trong thời gian ngắn từ 300 triệu đồng ban đầu, được chấp thuận lên 5.350 tỉ đồng năm 2013 (nhưng chưa kịp tăng trong thực tế) - chỉ có 33% cổ đông biểu quyết nộp thêm tiền để tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỉ đồng theo quy định của pháp luật.

Theo điều lệ của OceanBank, mọi vấn đề của ngân hàng được thông qua khi có ít nhất 51% cổ đông biểu quyết đồng ý, nên tỷ lệ 33% kia không có tác dụng. Rõ ràng hoặc OGC hoặc PetroVietnam đã không tham gia biểu quyết, vì nếu cả hai cùng biểu quyết, tỷ lệ có thể đã đạt 40%.

Vào cuối tháng 6-2014, theo báo cáo tài chính quí II/2014 OceanBank có vốn điều lệ 4.000 tỉ đồng, tương ứng số vốn đóng góp 800 tỉ đồng của OGC và 800 tỉ đồng của PetroVietnam. Lý thuyết là thế. Số tiền góp thực có thể cao hơn.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quí III/2014 của OGC, đến ngày 30-9-2014, OGC đã đầu tư 986,5 tỉ đồng vào OceanBank và đây là số tiền lớn nhất trong danh mục đầu tư vào các công ty liên kết của OGC. Số tiền này của cả PetroVietnam và OGC đã mất trắng khi chủ sở hữu 100% vốn điều lệ của ngân hàng là NHNN, đồng thời chấm dứt toàn bộ quyền, lợi ích và tư cách của các cổ đông hiện hữu.

Là doanh nghiệp niêm yết, OGC sẽ phải hạch toán khoản mất vốn ở OceanBank vào báo cáo tài chính gần nhất. Con số lợi nhuận sau thuế hơn 400 tỉ đồng năm 2014 của OGC trước khi hợp nhất với OceanBank sẽ biến thành lỗ sau khi hợp nhất. OGC là doanh nghiệp tư nhân, lỗ hay lãi cổ đông đều phải gánh chịu.

Tuy nhiên, PetroVietnam - một doanh nghiệp quốc doanh - sẽ hạch toán khoản mất vốn này ra sao, không ai biết vì nó chưa có tiền lệ. Liệu tập đoàn có phải giảm lợi nhuận do mất vốn ở OceanBank? Tiền góp vốn vào OceanBank là tài sản nhà nước và việc mất vốn này có phải là thất thoát tài sản nhà nước không? Nếu có, thì ai chịu trách nhiệm?

Trường hợp OceanBank đã chỉ ra một kinh nghiệm “đau đớn”: doanh nghiệp nhà nước đầu tư ngoài ngành cũng không đứng ngoài quy luật thị trường là mọi khoản đầu tư đều có thể lãi khủng và đều có thể mất trắng. Giả sử PetroVietnam sớm cắt lỗ ở OceanBank, biết đâu còn vớt vát thu hồi được một khoản tiền nhất định. Nay thì cơ hội cắt lỗ đã vuột khỏi tầm tay và không bao giờ tìm lại được nữa!

PetroVietnam là một trong những doanh nghiệp quy mô hàng đầu quốc gia, việc mất 800 tỉ đồng trên thực tế không thấm tháp gì so với vốn chủ sở hữu, với doanh thu, lợi nhuận và số nộp ngân sách hàng năm của tập đoàn. Song vấn đề không nằm ở con số tuyệt đối nhiều ít, vấn đề nằm ở quản trị doanh nghiệp.

Vì sao một “ông lớn” có tầm ảnh hưởng đến nền kinh tế, đến tăng trưởng GDP của cả nước như PetroVietnam lại đem tiền mua cổ phần ngân hàng? Hơn nữa lại là một ngân hàng quản trị kém đến mức nguyên chủ tịch hội đồng quản trị bị khởi tố, bắt tạm giam, đến mức bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt?

Ông Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị OceanBank bị khởi tố, bắt tạm giam ngày 24-10-2014 và đúng sáu tháng sau các cổ đông OceanBank mất toàn bộ tiền góp mua cổ phần ngân hàng. Nói đúng hơn cái sổ chứng nhận quyền sở hữu cổ phần của họ vẫn còn đó, nhưng giá trị của nó đã về con số không.

Trước đó, theo báo cáo tài chính hợp nhất quí II/2014 và quí III/2014 (báo cáo quí III/2014 đã biến mất khỏi trang web của OceanBank, hiện tại chỉ còn báo cáo tài chính quí II/2014) OceanBank vẫn có lãi. Ngay cả những cổ đông, nhà đầu tư kinh nghiệm cũng khó có thể hình dung giá trị cổ phiếu OceanBank mà họ có trong tay lại “bốc hơi” với tốc độ khủng khiếp đến vậy.

Để kết thúc, xin trích dẫn ý kiến của một chuyên gia tài chính: chưa bao giờ việc theo dõi thông tin, tìm hiểu kỹ các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị doanh nghiệp của các công ty đại chúng (các ngân hàng chưa niêm yết đều là các công ty đại chúng) đối với nhà đầu tư lại cần thiết như lúc này. Nắm bắt tín hiệu thị trường về các doanh nghiệp, ngân hàng không bao giờ thừa, nhất là khi sự minh bạch thông tin luôn là mảng đòi hỏi sự cải thiện, nâng cấp và đột phá ở Việt Nam.

Theo Hải Lý (TBKTSG)

Tin liên quan

Viết bình luận

Bất động sản đáp ứng nhu cầu thực vào cuộc đua mới
24/3/2023 548 1k
Thị trường bất động sản đã xuất hiện nhiều hơn những tín hiệu hồi phục sau khi Chính phủ vào cuộc tháo gỡ khó khăn. Thực tế, người mua nhà ở thực thời điểm này đang có nhiều cơ hội chọn lựa sản phẩm tốt và nhận được rất nhiều ưu đãi nhờ sự “o bế” của các chủ đầu tư.
Ra mắt chuỗi “compound” thông minh, khép kín, giá rẻ chuẩn 5F tại Bình Dương
8/3/2023 548 1k
Mô hình khu nhà ở khép kín (compound) tại các đô thị lớn của Việt Nam gần đây khá phát triển nhưng đối tượng hướng đến là những người có thu nhập cao, cuộc sống khá giả. Trước thực trạng đó, sự ra đời của chuỗi đô thị thông minh, khép kín, giá rẻ chuẩn 5F đang thu hút sự quan tâm của thị trường.
Vạn Xuân Group tiếp tục khẳng định uy tín với tiến độ xây dựng ổn định và pháp lý chuẩn của Happy One Central
3/3/2023 548 1k
Tinh thần tuân thủ cam kết và giữ vững uy tín về tiến độ xây dựng, chất lượng bàn giao, pháp lý sở hữu… đối với khách hàng của Vạn Xuân Group tiếp tục được khẳng định với “dự án căn hộ đáng sống Bình Dương” - Happy One Central.
Khởi công chưa được 1 năm, Regal Legend đủ điều kiện chuyển nhượng sổ hồng
1/2/2023 548 1k
Cùng với pháp lý ấn tượng, năm 2023, dự án của chủ đầu tư Đất Xanh Miền Trung sẽ khánh thành hàng loạt tiện ích, bao gồm bộ đôi phố đi bộ, hàng chục thương hiệu khai trương và khởi công khách sạn Novotel.
Metro Star tăng giá, nhà đầu tư hưởng lợi lớn

Metro Star tăng giá, nhà đầu tư hưởng lợi lớn

Dự án Metro Star với vị trí ngay sát tuyến Metro số 1 là cơ hội cho những nhà đầu tư đang tìm kiếm “nơi trú ẩn” cho dòng tiền nhàn rỗi.