31/12/2014 23:13

Té ngửa với mua hàng online

Hàng hóa bán trên một số trang mạng không đạt chất lượng khi giao hàng làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh trực tuyến

Vào dịp mua sắm cuối năm, nhiều trang bán hàng qua mạng (online) đăng chào bán nhiều mặt hàng kèm theo các chương trình khuyến mãi, giảm giá… nhằm thu hút người tiêu dùng (NTD). Tuy nhiên, một số website khi giao hàng thì sản phẩm không đúng như hình ảnh và chất lượng đăng tải khiến NTD bức xúc. Có nhiều ý kiến cho rằng cơ quan chức năng cần vào cuộc kiểm tra quyết liệt và có giải pháp quản lý chất lượng hàng hóa để bảo đảm uy tín cho những trang bán hàng nghiêm túc cũng như quyền lợi, niềm tin cho NTD.

“Treo đầu dê bán thịt chó”

Anh N.M.Tuấn (ngụ quận 5, TP HCM) cho biết: “Tôi thường mua các sản phẩm điện tử trên mạng do hàng hóa phong phú, tiện lợi và giao hàng nhanh. Tuy nhiên vừa qua, tôi đã mua phải cục sạc pin dự phòng dỏm trên một trang mạng chào bán sản phẩm Hàn Quốc, giá giảm đến 40%, chỉ còn 499.000 đồng, dung lượng 10.000 mAh, có thể sạc 5-7 lần cho smartphone. Nhưng ban đầu sản phẩm chỉ sạc đầy từ 2-3 lần, một tháng sau chỉ sạc được 1 lần và pin chỉ đạt khoảng 80%. Tôi tham khảo các sản phẩm cùng loại tại những hãng uy tín thì có giá đến 1,5 - 2 triệu đồng. Tôi đã thử mở bên trong cục pin thì phát hiện 4 lõi (cell) pin có xuất xứ từ Trung Quốc”. Trường hợp tương tự cũng xảy ra với Chị T.T.N.Huyền (ngụ quận Gò Vấp, TP HCM) khi mua chiếc váy trên một website quảng cáo sản phẩm xuất đi Mỹ, vải cotton cao cấp và đang giảm giá 40%. “Sử dụng vài lần thì váy bung chỉ, nhăn nhúm dù ủi nhiều lần” - chị Huyền nói.

 

Người tiêu dùng nên tìm hiểu kỹ sản phẩm giá rẻ bày bán trên mạng
Người tiêu dùng nên tìm hiểu kỹ sản phẩm giá rẻ bày bán trên mạng

Trong một thông báo gửi truyền thông cảnh báo NTD vào tháng 3-2014, hãng mỹ phẩm L’Oreal Việt Nam cho biết sau khi tiến hành kiểm tra các trang web bán hàng online, đã phát hiện 14 trang web đang bán các sản phẩm giả nhãn hiệu công ty với giá chỉ bằng 1/3 đến 1/5 hàng chính hãng.

Tìm hiểu trên một số website bán hàng, chúng tôi thật sự bị “sốc” vì rất nhiều sản phẩm cao cấp nhưng có giá rất rẻ. Chẳng hạn, smartphone Samsung Galaxy Note 4 “xách tay” giá chỉ 5 triệu đồng, trong khi hàng chính hãng giá gấp 3 lần; đồng hồ Rolex, Rado, Longines… giá chỉ từ 1-2 triệu đồng so với hàng chính hãng giá cả ngàn USD; túi xách, ví, giày dép dán nhãn D&G, LV, Prada… giá chỉ vài trăm ngàn đồng.

Theo các chuyên gia, đánh vào tâm lý chuộng hàng hiệu được giảm giá, nhiều website bán hàng đã sử dụng công cụ Photoshop để điều chỉnh hình ảnh sản phẩm kém chất lượng cho bắt mắt hay lấy ảnh thật của các sản phẩm chính hãng đăng lên để thu hút NTD mua hàng.

Siết website bán hàng

Theo các chuyên gia, dù đã có các quy định rõ ràng về việc mua bán hàng trên mạng nhưng việc quản lý, giám sát chưa hiệu quả nên xuất hiện nhiều trang bán hàng kém chất lượng.

Bà Võ Thị Thu Sương, Giám đốc đối ngoại trang balotuixach.com, cho biết: “Hiện có nhiều website vì lợi nhuận trước mắt nên chọn cách kinh doanh hàng kém chất lượng, giá rẻ. Khách hàng phần lớn chỉ vào mua một lần. Để có thể xây dựng thương hiệu uy tín và tạo nguồn khách hàng thường xuyên khi bán hàng trên mạng thì các website cần đưa hình ảnh trung thực, không chỉnh sửa, có địa chỉ, giá cả niêm yết rõ ràng và cam kết bảo hành. NTD nên chọn mua tại các website có địa chỉ rõ ràng, thời gian hoạt động lâu năm, độ tin cậy cao. Đọc các đánh giá (review) của khách hàng để có thêm thông tin về người bán, kiểm tra kỹ với những trường hợp giá bán rẻ hơn nhiều so với thị trường”.

Bà Nguyễn Thị Hạnh, Trưởng đại diện phía Nam, Cục Thương mại điện tử (TMĐT) và Công nghệ thông tin (VECITA), cho biết: “Về pháp lý, TMĐT chỉ quy định về hình thức của giao dịch (phương tiện điện tử) chứ không quy định về bản chất giao dịch (mua bán hàng hóa có pháp luật thương mại, dân sự). Tuy nhiên, hành vi bày bán hàng nhái, hàng giả… dù qua mạng cũng vi phạm các quy định pháp luật về thương mại nói chung. Những vi phạm này được quy định rõ các hành vi xử phạt theo Nghị định 185/2013/NĐ-CP. Quản lý thị trường cũng là đơn vị quản lý các hoạt động này ở trên môi trường internet. Hàng hóa bán không như quảng cáo thì người bán đã vi phạm quy định về quảng cáo, bán hàng, về hợp đồng điện tử giữa người bán và người mua”. Theo bà Nguyễn Thị Hạnh, khi phát hiện mua phải hàng kém chất lượng trên mạng, NTD vào website quản lý hoạt động TMĐT tại online.gov.vn - nơi tiếp nhận các phản ánh về việc mua bán online. NTD có thể gửi phản ánh và khiếu nại trực tiếp lên website, VECITA sẽ xử lý các vụ việc.

Tại khoản 4 điều 4 của Thông tư số 47/2014/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 20-1-2015, quy định về trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ TMĐT trong việc loại khỏi website những thông tin bán hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ... Theo đó, trách nhiệm trước hết thuộc về người bán và các chủ sàn giao dịch TMĐT cũng phải chủ động phát hiện và chịu một phần trách nhiệm khi trên sàn bán hàng hóa vi phạm pháp luật.

 

Lo ngại sản phẩm dỏm

Theo khảo sát của VECITA, phần lớn NTD hài lòng về tính hiệu quả của mua hàng online, chỉ có 4% không hài lòng. Tuy nhiên, có tới 77% lo ngại về sản phẩm kém chất lượng trên các trang TMĐT. Tính đến cuối năm 2013, có 344 trang web cung cấp dịch vụ TMĐT và 446 trang web bán hàng đã tiến hành đăng ký. Tuy nhiên, đến giữa tháng 3-2014, con số này là 525 và gần 3.000. Những con số trên cho thấy các website bán hàng không ngừng tăng lên kéo theo nỗi lo chất lượng hàng hóa.

 

Bài và ảnh: CHÁNH TRUNG

Viết bình luận

Tràng An là biểu tượng của sự cam kết có trách nhiệm của Việt Nam

Tràng An là biểu tượng của sự cam kết có trách nhiệm của Việt Nam

Thời sự 06:00

(NLĐO)- Theo Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, quần thể danh thắng Tràng An là điểm nhấn đặc biệt của thiên nhiên, con người Ninh Bình, biểu tượng của sự cam kết có trách nhiệm của Việt Nam về bảo vệ di sản văn hóa tự nhiên của thế giới

Công bố nguyên nhân vụ tai nạn khiến 7 người tử vong, 3 người bị thương

Công bố nguyên nhân vụ tai nạn khiến 7 người tử vong, 3 người bị thương

Thời sự 21:41

(NLĐO) - Chiều 26-4, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Yên Bái có kết quả điều tra ban đầu về vụ tai nạn lao động khiến 7 công nhân tử vong tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái

Sắc màu dân tộc tại Lễ hội ẩm thực “Non sông thống nhất”

Sắc màu dân tộc tại Lễ hội ẩm thực “Non sông thống nhất”

Video 21:36

(NLĐO) - Lễ hội ẩm thực “Non sông thống nhất” diễn ra tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn từ ngày 26-4 đến 1-5, quy tụ trên 50 gian hàng với 149 món bánh truyền thống ở 3 miền.

TP HCM: Bến xe, sân bay tấp nập trước kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5

TP HCM: Bến xe, sân bay tấp nập trước kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5

Video 21:35

(NLĐO) - Chiều tối 26-4, hàng loạt các phương tiện giao thông đổ dồn về cửa ngõ phía Tây; không xảy ra tình trạng "thất thủ" tại sân bay, bến xe ở TP HCM.

ĐHĐCĐ thường niên 2024: PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

ĐHĐCĐ thường niên 2024: PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

Sản xuất - Kinh doanh 21:05

Ngày 26-4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024. Đại hội được tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của các cổ đông đại diện cho 893.475.226 cổ phần, tương đương tỉ lệ 86,39% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của PVOIL.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư của EVN đến năm 2025 là 479.000 tỉ đồng

Tổng nhu cầu vốn đầu tư của EVN đến năm 2025 là 479.000 tỉ đồng

Kinh tế 20:41

(NLĐO)- Theo quyết định vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn EVN là 479.000 tỉ đồng

Mạo danh Công ty mua bán nợ Việt Nam để lừa đảo "thu hồi vốn"

Mạo danh Công ty mua bán nợ Việt Nam để lừa đảo "thu hồi vốn"

Thời sự 20:32

(NLĐO)- Ngày 26-4, Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (Bộ Tài chính) đã phát đi cảnh báo hành vi mạo danh doanh nghiệp này để lừa đảo