10/05/2013 16:54

Smartphone Trung Quốc cấu hình cao, giá siêu rẻ, tại sao?

Hiện nay, chỉ khoảng 1-2 triệu đồng, chúng ta có thể dễ dàng mua được một chiếc smartphone chạy hệ điều hành Android do các công ty Trung Quốc sản xuất với cấu hình không hề tệ, tương đương với các smartphone giá 4-5 triệu đồng hoặc thậm chí cao hơn của các hãng lớn như Nokia, Samsung, Sony hay HTC.

Thực tế, không ít người có nhu cầu mua smartphone tự hỏi tại sao nhiều smartphone Trung Quốc cấu hình hấp dẫn lại có giá bán siêu rẻ như vậy? Liệu những sản phẩm đó có bền tốt hay không?
 
Trong bài viết này, chúng tôi hy vọng sẽ giúp bạn đọc phần nào hiểu được sơ bộ về smartphone Trung Quốc giá rẻ.
 
Bạn đọc lưu ý đối tượng của bài viết là các smartphone giá rẻ của các công ty Trung Quốc, chứ không phải là smartphone của các hãng lớn như Nokia, Samsung hay Apple được sản xuất ở Trung Quốc.
 
 
Ảnh minh họa.
 
Nhan nhản smartphone giá siêu rẻ
 
Vào tháng 10 năm ngoái, nhà mạng Viettel đã thu hút sự chú ý của không ít người dùng khi tung ra chiếc smartphone V8403 do công ty ZTE của Trung Quốc sản xuất với giá bán 1,5 triệu đồng, được coi là smartphone rẻ nhất trên thị trường vào thời điểm đó. Tuy nhiên, hiện nay mức giá 1,5 triệu đồng cho một chiếc smartphone đã không còn là rẻ nhất nữa.
 
Cách đây vài ngày, FPT đã bán ra chiếc smartphone FPT F2 với giá chỉ có 1,29 triệu đồng, rẻ hơn chiếc V8403 trong khi các chi tiết cấu hình của hai máy tương tự như nhau. Nếu chỉ nhìn vào cấu hình, chiếc FPT F2 hay Viettel V8403 có các thông số tương đương chiếc iPhone 3GS (phiên bản sản xuất năm 2012) hiện có giá khoảng 6-7 triệu đồng.
 
Nhỉnh lên một chút ở tầm giá 2 triệu đồng, người tiêu dùng hiện nay có rất nhiều lựa chọn smartphone, chủ yếu vẫn là những điện thoại chạy hệ điều hành Android. Samsung và LG cũng có vài mẫu ở tầm giá này như Galaxy Y và LG Optimus L3. Tuy vậy, sản phẩm của các hãng lớn ở tầm giá 2 triệu đồng hiện nay đều có cấu hình kém hấp dẫn: màn hình nhỏ (3-3.2 inch) độ phân giải thấp, bộ vi xử lý yếu (phổ biến là 800MHz), RAM nhỏ (thường là 256MB) và chạy hệ điều hành Android 2.3, phiên bản đã rất cũ.
 
Trong khi đó, cũng ở tầm giá 2 triệu đồng, người dùng có thể chọn các smartphone Android có các thông số cấu hình hấp dẫn hơn hẳn nhưng đến từ các thương hiệu ít tên tuổi như ZTE, Lenovo, FPT, Q-mobile, Mobistar hay Hkphone.
 
Chẳng hạn, ZTE hiện đang bán chiếc ZTE-U V970M ở Việt Nam với giá 2,29 triệu đồng. Sản phẩm này có màn hình 4.3 inch độ phân giải qHD (960 x 540 pixel), chip lõi kép 1 GHz, hệ điều hành Android 4.0, RAM 512 MB, camera 5MP và pin dung lượng 1600 mAh. Các smartphone có phần cứng tương tự ZTE-U V970M từ các hãng lớn như Samsung hay HTC hiện nay thường có giá dao động từ 5-8 triệu đồng.
 
Sự khác biệt quá lớn giữa các smartphone thương hiệu và smartphone giá rẻ đang khiến không ít người có nhu cầu mua smartphone ít tiền phải băn khoăn: chọn cấu hình hay chọn thương hiệu?
 
Nếu chọn sản phẩm thương hiệu, smartphone thường chỉ có cấu hình ở mức rất cơ bản, còn nếu chọn những smartphone không có tên tuổi từ các công ty Trung Quốc hoặc "thương hiệu Việt" sẽ có cấu hình hấp dẫn hơn nhiều.
 
Vậy có lý do gì để chúng ta còn e dè với smartphone Trung Quốc giá rẻ?

Giải mã sự phát triển nở rộ của smartphone Trung Quốc giá rẻ
 
2012 là một năm cực thịnh của thị trường smartphone Trung Quốc. Theo số liệu của hãng nghiên cứu thị trường IHS iSuppli, người dân Trung Quốc đã tiêu thụ 186 triệu chiếc smartphone trong năm 2012, tăng 180% so với năm trước đó. Tốc độ tăng trưởng chóng mặt đó đã đưa Trung Quốc trở thành thị trường smartphone lớn nhất thế giới, vượt cả Mỹ. Trong năm 2013, IHS iSuppli dự đoán Trung Quốc sẽ tiêu thụ 268 triệu chiếc smartphone. Phần lớn smartphone tiêu thụ ở Trung Quốc hiện nay là sản phẩm giá rẻ dưới 1500 nhân dân tệ (240 USD, khoảng dưới 5 triệu đồng) do các công ty Trung Quốc như Lenovo, Coolpad, TCL, ZTE, Xiaomi, Huawei… sản xuất.
 
Nhờ smartphone giá rẻ, Lenovo chỉ sau thời gian ngắn gia nhập thị trường smartphone đã có được vị trí thứ hai ở Trung Quốc trong năm 2012, chỉ sau Samsung và vượt cả Apple, hãng hiện có thị phần smartphone đứng thứ hai trên toàn cầu, theo hãng nghiên cứu IDC. Từ thành công ở thị trường Trung Quốc, Lenovo và nhiều công ty điện thoại Trung Quốc khác như ZTE, Huawei, OPPO, Meizu... đang mở rộng ra thị trường toàn cầu và đích nhắm chủ yếu là các thị trường đang phát triển như Việt Nam, Ấn Độ và Indonesia.
 
Tại sao các công ty Trung Quốc lại thành công nhanh chóng như vậy ở thị trường smartphone nội địa? Câu trả lời có liên quan rất lớn đến hai cái tên là MediaTek và Android. Việc Google cung cấp miễn phí hệ điều hành Android là cơ hội rất tốt cho các nhà sản xuất smartphone. Nhưng MediaTek mới là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự bùng nổ của smartphone giá rẻ.
 
MediaTek, công ty Đài Loan thành lập năm 1997, ban đầu tham gia sản xuất chip xử lý dành cho đầu đĩa DVD, TV và điện thoại phổ thông. Hãng này đã có thị phần rất lớn trong thị trường điện thoại phổ thông, bán được 550 triệu bộ vi xử lý dành cho điện thoại phổ thông vào năm 2011 và 400 triệu bộ vào năm 2012.
 
MediaTek tham gia vào thị trường smartphone khá muộn, tới năm 2011 họ mới giới thiệu bộ vi xử lý tích hợp (SoC – system on chip) đầu tiên dành cho smartphone của Lenovo. Nhưng chỉ trong 18 tháng sau đó, MediaTek đã chiếm 50% thị trường bộ vi xử lý tích hợp cho smartphone ở thị trường Trung Quốc. Hãng đã bán được 10 triệu bộ vi xử lý tích hợp cho smartphone vào năm 2011 và 110 triệu bộ vào năm 2012, chiếm hơn nửa lượng smartphone bán ra ở Trung Quốc và vượt cả Qualcomm, nhà sản xuất chip smartphone hàng đầu thế giới nhưng đứng thứ hai ở thị trường Trung Quốc với 82 triệu bộ vi xử lý.
 
Bí quyết thành công của MediaTek và cũng là lý do của sự phát triển tràn lan của các smartphone Trung Quốc giá rẻ đến từ giải pháp được gọi là "chìa khóa trao tay". Không chỉ đơn giản cung cấp bộ vi xử lý tích hợp, MediaTek còn cung cấp cho các nhà sản xuất điện thoại các thiết kế mẫu để tham chiếu, các phần mềm cơ bản trên smartphone và thậm chí cử cả nhân viên tư vấn trực tiếp cho các nhà sản xuất điện thoại trong quá trình sản xuất.

Chế tạo smartphone là công việc phức tạp hơn nhiều so với điện thoại phổ thông, đòi hỏi các công ty phải đầu tư nghiên cứu và phát triển để thiết kế, tích hợp linh kiện và kiểm thử sản phẩm cuối. Apple đã mất hơn 3 năm nghiên cứu, từ năm 2004 đến năm 2007, mới cho ra được chiếc iPhone thế hệ đầu tiên. Tuy vậy, MediaTek và một vài công ty sản xuất chip tích hợp khác như Spreadtrum Communication đã làm hầu hết phần việc đó, đưa ra những sản phẩm smartphone gần như hoàn chỉnh gồm vi xử lý tích hợp, các linh kiện khác và các phần mềm cơ bản.
 
Sự hỗ trợ của MediaTek giúp các nhà sản xuất dễ dàng tham gia vào sản xuất smartphone, giảm được rất nhiều chi phí và thời gian phát triển điện thoại mới. Trong trả lời phỏng vấn với báo New York Times hồi đầu năm nay, giám đốc bộ phận sản xuất điện thoại của TCL Wang Jiyang đã nói rằng "sự trợ giúp của MediaTek đã giúp TCL có thể đưa sản phẩm mới ra thị trường nhanh gấp hai lần. Công việc của các nhà sản xuất điện thoại chỉ còn là chỉnh sửa phần mềm để dễ dùng hơn và tùy biến lại chút hình thức của điện thoại cho có sự khác biệt".
 
Không chỉ cung cấp giải pháp cho các công ty sản xuất điện thoại lớn của Trung Quốc như Huawei, Lenovo và ZTE, MediaTek còn hỗ trợ cả những nhà sản xuất vô danh, trong đó có nhiều nhà sản xuất nhái hàng của các hãng thương hiệu uy tín. Theo thống kê, Trung Quốc hiện có khoảng 100 công ty lớn nhỏ tham gia sản xuất smartphone.
 
Smartphone giá rẻ được sản xuất như thế nào?
 
Cách đây hai tháng, tạp chí Technology Review của Mỹ đã đăng bài phóng sự điều tra về hoạt động sản xuất smartphone Android giá rẻ ở Trung Quốc. Theo bài phóng sự này, không như smartphone của các hãng lớn như Apple và Samsung được sản xuất ở một số nhà máy, các smartphone Android giá rẻ của Trung Quốc chủ yếu được chế tạo từ hàng ngàn xưởng sản xuất quy mô nhỏ.
 
Các công ty mua các linh kiện smartphone, sau đó chuyển tới các xưởng sản xuất nhỏ nằm rải rác khắp thành phố Thâm Quyến, thủ phủ ngành công nghiệp điện tử của Trung Quốc, để lắp ráp. Trung bình, mỗi dây chuyền sản xuất với chi phí đầu tư khoảng 1,6 triệu USD (33 tỷ đồng) và 35 công nhân trẻ có thể lắp ráp và đóng hộp được khoảng 3000 chiếc smartphone mỗi ngày.
 
Liang Liwan, giám đốc Xunrui Communications, một trong những nhà sản xuất smartphone giá rẻ có quy mô khá lớn tiết lộ với tạp chí Technology Review rằng chi phí để sản xuất một chiếc smartphone Android chỉ khoảng 40 USD, trong đó chi phí cho bộ vi xử lý tích hợp của MediaTek chiếm khoảng 5-10 USD tùy thuộc kích cỡ màn hình của điện thoại và các tính năng khác. Những smartphone giá 40 USD sau đó sẽ được bán lẻ ra thị trường với giá khoảng 65-70 USD. Trung bình, mỗi ngày Xunrui Communications có thể sản xuất được khoảng 30.000 chiếc smartphone giá rẻ như vậy cho các thương hiệu như Konka Mobile hoặc bán cho các nhà mạng như China Mobile.
 
Liang Liwan cũng nói rằng mục tiêu của Xunrui Communications là sản xuất các smartphone giá rẻ với chất lượng ở mức chấp nhận được chứ không phải là một sản phẩm hoàn hảo như iPhone. Điều đó có nghĩa là các thành phần linh kiện quan trọng của điện thoại như màn hình, camera không phải là loại sản phẩm tốt. Tuy vậy, ông này cũng cho biết chất lượng của smartphone giá rẻ sẽ ngày càng được cải thiện hơn bởi một lý do: lợi nhuận ở smartphone giá rẻ rất thấp, vì vậy nhà sản xuất nào cũng muốn nâng cao chất lượng để đẩy thương hiệu và giá bán lên.
 
Nguồn gốc linh kiện là một trong những lý do quan trọng để tạo ra các smartphone Trung Quốc giá rẻ. VnReview đã từng "mổ" một số smartphone giá rẻ của Hkphone được nhập khẩu từ các nhà sản xuất Trung Quốc. Kết quả "mổ" cho thấy những sản phẩm này sử dụng rất nhiều linh kiện giá rẻ, đặc biệt là các thành phần chiếm giá trị cao nhất như màn hình, bộ vi xử lý ứng dụng hay camera. Thực tế, một số smartphone giá rẻ như sản phẩm của Hkphone có thời gian bảo hành màn hình rất ngắn, chỉ có 1 tháng.
 
Tóm lại, sự phát triển nở rộ của các smartphone Trung Quốc giá rẻ đến từ các yếu tố: Google cung cấp miễn phí hệ điều hành Android, các nhà sản xuất không phải tập trung vào nghiên cứu và phát triển nhờ có giải pháp gần như trọn gói từ các nhà sản xuất chip như MediaTek và sự sẵn có nguồn linh kiện cũng như các xưởng sản xuất smartphone giá rẻ. Ngoài ra, giá rẻ cũng một phần từ việc các nhà sản xuất loại smartphone này đều có thương hiệu kém nên lấy lời ít để dễ bán.
thanh
từ khóa :
Locket Widget gắn kết gen Z

Locket Widget gắn kết gen Z

Giáo dục 03:45

Ứng dụng Locket Widget (thường gọi là Locket) cho phép người dùng kết nối và chia sẻ hình ảnh với những người thân quen nhanh chóng.

GÓC ẢNH: Mạo hiểm với nghề

GÓC ẢNH: Mạo hiểm với nghề

Thời sự 03:29

Sơn tường các tòa cao ốc với thiết bị thô sơ đã trở thành nghề phổ biến của nhiều người ở các đô thị lớn.

Chờ màn ra mắt của HLV Amorim

Chờ màn ra mắt của HLV Amorim

Thể thao 03:00

Sau các trận đấu sớm vào ngày 23-11, vòng 11 Giải Ngoại hạng Anh tiếp diễn mà không có đại chiến Super Sunday đúng nghĩa vào ngày 24-11,

Bạn trẻ nuôi dưỡng tình yêu thương

Bạn trẻ nuôi dưỡng tình yêu thương

Giáo dục 02:45

Đông đảo bạn trẻ đã ủng hộ một sự kiện đặc biệt cũng do chính người trẻ thực hiện: Triển lãm đương đại Vài "A" Lần.

Truyền nghề tạo sinh kế cho người nghèo

Truyền nghề tạo sinh kế cho người nghèo

Thời sự 02:30

Biết nhiều người yêu thích làm bánh nhưng không có điều kiện, một người phụ nữ U80 đã mở lớp dạy làm bánh miễn phí với mong muốn "cho đi là còn mãi"

Chái bếp thân thương

Gia đình 02:00

Những ngày cuối tuần, tạm xa cuộc sống thành thị, về quê thật thú vị. Dọc theo con đường làng rợp đầy bóng mát là đến nhà ngoại.

Công nghệ thực tế ảo ngày càng gần cuộc sống

Công nghệ thực tế ảo ngày càng gần cuộc sống

AI 365 01:30

Tại Việt Nam, công nghệ VR đang dần được nhiều cơ quan nhà nước, doanh nghiệp áp dụng như một trong những giải pháp tương tác thông minh.