Chân dung chủ sở hữu gần 1/3 đất vàng Nguyễn Huệ

Vạn Thịnh Phát đang có 5 dự án trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, quận 1, TP HCM, chiếm gần 1/3 diện tích các dự án trên con đường đắt đỏ bậc nhất này.

Gần 700 m phố đi bộ Nguyễn Huệ kéo dài từ UBND TP HCM đến bến Bạch Đằng được đánh giá là vị trí vàng đối với bất kỳ dự án bất động sản nào. Giá đất ở khu vực này được đánh giá là đắt đỏ bậc nhất cả nước, thậm chí là ở khu vực châu Á.

Để tận dụng cơ hội và lợi ích của những khu đất này, không phải ai cũng làm được. Muốn rót tiền vào những vị trí này, chủ đầu tư phải thực sự có tiềm lực.

5 dự án hoành tráng của Vạn Thịnh Phát

Sau khi phố đi bộ được đưa vào sử dụng thì giá trị của các dự án dọc đường Nguyễn Huệ tăng lên gấp bội. Những dự án tầm cỡ mọc lên ngày một nhiều dọc tuyến đường và cũng không ít chủ đầu tư muốn sở hữu “bộ sưu tập đất vàng” tại đây.

Giá đất tại phố đi bộ Nguyễn Huệ nằm trong top đắt nhất thế giới. Ảnh: Lê Quân.
Giá đất tại phố đi bộ Nguyễn Huệ nằm trong top đắt nhất thế giới. Ảnh: Lê Quân.

Trong danh sách các chủ sở hữu đất vàng, bao gồm sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua liên doanh và đối tác chiến lược, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát chiếm vị trí đầu với trên dưới 5 dự án. Diện tích của các dự án này chiếm gần 1/3 các dự án dọc đường Nguyễn Huệ.

Ngoài tứ giác vàng Nguyễn Huệ - Ngô Đức Kế - Hồ Tùng Mậu- Huỳnh Thúc Kháng mới trúng thầu, 4 dự án tầm cỡ khác cũng được cho là phát triển bởi tập đoàn này.

Nổi bật nhất là tổng thể kiến trúc Saigon Times Square (22-36 Nguyễn Huệ), với tổng vốn đầu tư hơn 125 triệu USD. Dự án gồm tòa tháp cao 39 tầng thiết kế theo hình chữ L, có khối bệ 6 tầng và 3 tầng hầm với tổng diện tích xây dựng khoảng 90.000 m2.

Tiếp đó, khu phức hợp Union Square được cho là có liên quan đến Vạn Thịnh Phát trong thương vụ chuyển nhượng dự án này năm 2013. Cụ thể, một đơn vị thành viên của tập đoàn này là Công ty cổ phần Tập đoàn Phát triển hạ tầng và bất động sản Việt Nam (VIPD) mua lại dự án từ Công ty TNHH MTV Dịch vụ đầu tư Tương Lai với tên dự án lúc đó là Vincom Center A.

Giá trị của thương vụ này gần 10.000 tỷ đồng cho toàn bộ công trình được xây dựng trên diện tích khoảng 8.800 m2, quy mô xây dựng gồm 6 tầng hầm và 9 tầng nổi.

Khu tứ giác vàng Nguyễn Huệ - Ngô Đức Kế - Hồ Tùng Mậu- Huỳnh Thúc Kháng được UBND TP HCM chỉ định thầu cho Vạn Thịnh Phát. Ảnh: Lê Quân.
Khu tứ giác vàng Nguyễn Huệ - Ngô Đức Kế - Hồ Tùng Mậu- Huỳnh Thúc Kháng được UBND TP HCM chỉ định thầu cho Vạn Thịnh Phát. Ảnh: Lê Quân.

Còn lại một số dự án có quy mô nhỏ hơn, như khách sạn Duxton (tên mới là Prince), cũng được cho là có sự tham gia của Vạn Thịnh Phát. Cụ thể, công ty có liên quan đến Vạn Thịnh Phát là New Life đã mua lại khách sạn Duxton Hotel Saigon từ Low Keng Huat với giá trị 49,24 triệu USD.

Đồng thời, doanh nghiệp còn tham gia vào liên doanh phát triển dự án trung tâm thương mại tại khu đất Lê Lợi – Nguyễn Huệ - Đồng Khởi – Nguyễn Thiệp với tổng vốn đầu tư khoảng 70 triệu USD. Trong đó, vốn góp thực hiện 36 triệu USD thông qua liên danh Vạn Thịnh Phát và Saigontourist (Saigontourist góp 9 triệu USD và Vạn Thịnh Phát góp 27 triệu USD). Dự án có tổng diện tích 5.160 m2 cao 8 tầng.

'Vàng ròng' trong tay 2 ông lớn nhà nước

Không sở hữu nhiều dự án quy mô như Vạn Thịnh Phát, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) cũng có tên trong danh sách chủ đầu tư sở hữu nhiều đất vàng Nguyễn Huệ.

Ngoài dự án liên doanh cùng Vạn Thịnh Phát nói trên, doanh nghiệp này đang sở hữu trong tay khoảng 4 khách sạn trên tuyến phố này.

Những khách sạn thuộc quản lý của Saigontourist bao gồm khách sạn Rex (141 Nguyễn Huệ với tổng diện tích sàn xây dựng 44.205 m2), khách sạn Kim Đô (133 Nguyễn Huệ với tổng diện tích 540 m2, cao 9 tầng) và khách sạn Palace Saigon (56-66 Nguyễn Huệ cao 12 tầng).

Gần đây nhất công ty này cũng mở rộng khách sạn Majestic với tòa tháp đôi cao 24 và 27 tầng cùng 4 tầng hầm, chiều cao 110 m. Tòa tháp tọa lạc tại góc đường Tôn Đức Thắng và phố đi bộ Nguyễn Huệ, bên cạnh khách sạn Majestic hiện hữu.

Khách sạn Palace thuộc sở hữu của Saigontourist. Ảnh: Hải An.
Khách sạn Palace thuộc sở hữu của Saigontourist. Ảnh: Hải An.

Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn TNHH MTV (Satra) đang là chủ đầu tư Satra - Tax Plaza (giao lộ Nguyễn Huệ - Lê Lợi) có diện tích 9.200 m2 xây dựng tòa thương mại cao 165 m với 40 tầng cao và 6 tầng hầm, đỉnh có sân bay trực thăng. Tổng mức đầu tư chưa được công bố.

Nhà đầu tư có tiếng khác là Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam (BIDV) sở hữu mặt bằng số 117-119 Nguyễn Huệ và 16 Tôn Thất Thiệp với diện tích lên tới 2.724 m2. Dự án này được BIDV mua lại với giá 359,6 tỷ đồng năm 2007 để làm dự án BIDV Tower có quy mô 40 tầng, cao 152m.

Một số chủ đầu tư khác với các tòa nhà lớn trên tuyến phố này bao gồm Tập đoàn Sun Wah, Công ty TNHNN SX-TM Tài Nguyên hay dự án của Vietcombank.

Cụ thể, Tập đoàn Sun Wah sở hữu tòa nhà Sunwah Tower (115 Nguyễn Huệ), cao 22 tầng tổng diên tích sử dụng 20.800m2, diện tích sàn 1.500m2. Tổng vốn đầu tư cho dự án này là 45 triệu USD.

Công ty Tài Nguyên sở hữu tòa nhà Vinatex – Tài Nguyên (10 Nguyễn Huệ) với qui mô 1 hầm, 1 trệt, 1 lửng, 15 lầu. Trong khi đó, Cao ốc văn phòng Harbour View Tower do Vietcombank và Bonday (Hồng Kông) là chủ đầu tư.

Theo Bình Nguyên (Zing)

Viết bình luận

BIDV QR - Siêu trợ lý thu hộ trên ezCloud

BIDV QR - Siêu trợ lý thu hộ trên ezCloud

Ngân hàng 18:58

Dịch vụ Thu hộ qua QR định danh của BIDV đã chính thức có mặt trên nền tảng ezCloud - phần mềm Quản lý khách sạn số 1 tại Việt Nam. Nhân dịp này, BIDV và ezCloud dành tặng khách hàng sử dụng phần mềm ezCloudHotel, ezFolio, ezTicket và ezGolf chương trình khuyến mãi với các ưu đãi lớn nhất từ trước tới nay.


VIETBANK TRIỂN KHAI COMBO PHÍ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ CHO DOANH NGHIỆP

VIETBANK TRIỂN KHAI COMBO PHÍ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ CHO DOANH NGHIỆP

VnMoney 09:33

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) ưu đãi phí thanh toán quốc tế, tư vấn thủ tục chuyển tiền và nhiều ưu đãi khác nhằm tạo thêm các giá trị gia tăng cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh quốc tế.

Fintech và AI đưa tài chính số tới mọi người

Fintech và AI đưa tài chính số tới mọi người

Tài chính - Ngân hàng 14:44

Với niềm tin trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ là yếu tố thay đổi "cuộc chơi", MoMo đã đầu tư mạnh mẽ, và hiện đội ngũ chuyên gia AI chiếm tới 1/3 nhân sự công nghệ, đem lại nhiều "quả ngọt" cho Fintech Việt này

VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững

VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững

Tài chính - Ngân hàng 18:01

Tiếp nối chuỗi hoạt động thúc đẩy tài chính bền vững sau COP28, VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP với lãi suất và phí ưu đãi dành cho các phương án, dự án mang lại lợi ích về môi trường và xã hội.

VPBank – hành trình từ thấu hiểu đến cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

VPBank – hành trình từ thấu hiểu đến cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

Tài chính - Ngân hàng 18:46

Sự gắn bó và niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu không chỉ đến từ chất lượng sản phẩm, dịch vụ, mà còn xuất phát từ cách doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng, xây dựng hành trình trải nghiệm để mang lại những giá trị tích cực.

VPBank và FE CREDIT hợp tác chiến lược với FPT Shop

VPBank và FE CREDIT hợp tác chiến lược với FPT Shop

Tài chính - Ngân hàng 19:01

Ngày 8-12-2023, VPBank và FE CREDIT đã cùng ký kết thỏa thuận hợp tác với FPT Shop - Chuỗi cửa hàng bán lẻ trực thuộc Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT nhằm đem đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm các thiết bị công nghệ, điện máy gia dụng dễ dàng, nhanh chóng với nhiều ưu đãi hơn.

VietinBank tiếp tục khẳng định vị thế “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam”

VietinBank tiếp tục khẳng định vị thế “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam”

Tài chính - Ngân hàng 10:50

Global Finance - Tạp chí uy tín hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tài chính lần thứ 6 liên tiếp gọi tên VietinBank ở hạng mục “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam” năm 2023. VietinBank đã xuất sắc vượt qua các ngân hàng trong nước để có mặt trong danh sách 88 ngân hàng tốt nhất quốc gia trên lĩnh vực này.