Khóa điện thoại thông minh chỉ bằng cái nháy mắt
Fujitsu đã phát triển công nghệ có khả năng quét mống mắt của bạn, cho phép bạn thực hiện một số tính năng trong đó mở khóa điện thoại thông minh hoặc thanh toán qua mạng. Cũng giống như dấu vân tay, mống mắt của mỗi người đều khác nhau và thuộc sở hữu duy nhất của người đó, vì vậy đây là điều kiện bảo mật cao.
Hệ thống của Fujitsu hoạt động với một máy ảnh và một đèn LED. Đèn LED phát ra ánh sáng mà mắt người không thể nhìn thấy nhưng điện thoại thông minh có khả năng thấy được những thay đổi và phân tích vống mắt của người dùng cho phép xác nhận có đúng là chủ nhân của điện thoại hay không. Công ty Nhật Bản nói rằng công nghệ này tốt hơn nhiều, đảm bảo hơn nhiều so với đầu đọc dấu vân tay.
Đám mây (cloud) có thể sẽ trở thành tương lai của bộ nhớ trong
Một công ty có tên là Nextbit đã tạo ra một mô hình điện thoại thông minh với mục tiêu giải quyết vấn đề về mặt lưu trữ. Điện thoại của họ, Robin, sử dụng 100% công nghệ điện toán đám mây để lưu trữ và truyền tải hình ảnh, nhạc, tài liệu và thậm chí cả các ứng dụng trên một không gian lưu trữ 100 GB.
Việc chuyển tải này được thực hiện thông qua một kết nối, có thể là 3G/4G (tùy thuộc vào khối lượng dữ liệu của bạn !) hoặc qua Wifi, nếu bạn có thể kết nối điện thoại với mạng Internet. Robin còn cung cấp một bộ nhớ trong 32GB nhưng việc sao lưu tự động vẫn được thực hiện qua công nghệ điện toán đám mây.
Ngoài ra, điện thoại thông minh này được trang bị màn hình Full HD 5,2 inch, bộ xử lí Snapdragon 808, RAM 3GB và camera 13 megapixel mặt sau và 5 megapixel mặt trước). Thiết bị này nằm trong dự án góp vốn trên trang Kickstarter và giá của nó vào khoảng 400 euro.
Tính năng định vị GPS chính xác hơn... 100 lần
Mặc dù các dịch vụ định vị tỏ ra rất hữu ích nhưng chúng không hoàn toàn chính xác như chúng ta muốn. Tuy nhiên, các kỹ sư của Trường đại học Texas ở Austin đã phát triển một hệ thống GPS cực kỳ chính xác.
Để đạt được độ chính xác như vậy, hệ thống này sử dụng những đầu thu giá rẻ có thể cài đặt trên điện thoại thông minh để duy trì độ chính xác khi kết nối với các vệ tinh. Do đó, độ chính xác của tính năng định vị trên điện thoại thông minh sẽ tăng lên gấp trăm lần.
Ngoài ra, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy những gì bạn cần hơn vì hệ thống GPS này sẽ cung cấp cho bạn môi trường 3D tăng cường nhờ tính năng thực tế ảo. Samsung rất quan tâm đến công nghệ này và đã hợp tác với Radiosense và có thể hai hãng Hàn Quốc này sẽ trang bị điều này cho điện thoại thông minh thế hệ tiếp theo của họ.
Điện thoại thông minh sẽ biến tất cả giao diện thành màn hình cảm ứng
Năm ngoái, Lenovo đã giới thiệu một nguyên mẫu điện thoại thông minh sẽ biến tất cả các giao diện thành màn hình cảm ứng nhờ laser tích hợp. Điện thoại thông minh có tên Smart Cast và nó có thể trình chiếu video và hình ảnh trên tường mà còn nó cũng biến các bề mặt mịn, bàn phím, nhạc cụ vv thành màn hình cảm ứng.
Đối với tính năng cảm ứng, Lenovo đã phát triển một công nghệ gọi là "xử lý ánh sáng kỹ thuật số" (Digital Light processing) sử dụng mô-đun trình chiếu nhỏ (34 mm x 26 mm x 5 mm), theo công ty này là mô-đun nhỏ nhất thế giới. Chưa có thêm thông tin về ngày ra mắt, giá cả và tính năng của sản phẩm này nhưng rất có thể nó sẽ xuất hiện tại sự kiện Hội nghị Di động thế giới (MWC 2016) sẽ được tổ chức tại Barcelona sẽ diễn ra vào cuối tháng này.
T.T(androidpit)