xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thu nhập của lao động nữ thấp hơn nam giới 10,7%

Tin -ảnh: Đ.Viên

(NLĐO)- Tỉ lệ lao động nữ (LĐN) trong khu vực phi chính thức phải làm công việc dễ bị tổn thương lên tới 59,6%- cao hơn nhiều so với mức 31,8% của lao động nam trong khu vực này.

Mạng lưới Hành động vì lao động di cư (Mnet) vừa công bố "Báo cáo tổng quan về lao động nữ tại Việt Nam: Phụ nữ, việc làm và tiền lương".

Theo đó, LĐN chiếm trên 70% lực lượng lao động của các ngành xuất khẩu chính như dệt may, da giày, điện tử và chiếm 64% lao động trong các KCN. Tuy nhiên, lao động nữ chỉ được hưởng một phần rất nhỏ trong toàn bộ giá trị của chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong ngành may, chi phí lao động chiếm 2% giá bán buôn của một sản phẩm, còn các nhãn hàng đang hưởng 16% lợi nhuận. Trong khi đó, các nhãn hàng vẫn thường xuyên gây áp lực giảm chi phí lao động hơn nữa. Hệ quả, người lao động (NLĐ) trong các chuỗi cung ứng toàn cầu tại Việt Nam đang phải làm việc với cường độ cao hơn, thời gian làm việc dài hơn, với mức lương thực tế thấp hơn.

Thu nhập của lao động nữ thấp hơn nam giới 10,7% - Ảnh 1.

Trong khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tỉ lệ lao động nữ được ký hợp đồng không xác định thời hạn chỉ là 67,67%.

Hiện có khoảng 7,8 triệu LĐN đang làm việc trong khu vực phi chính thức, với điều kiện lao động không đảm bảo. Tỉ lệ LĐN trong khu vực phi chính thức phải làm công việc dễ bị tổn thương lên tới 59,6%- cao hơn nhiều so với mức 31,8% của lao động nam trong khu vực này. LĐN đang ở vị thế thấp hơn nam trong cơ cấu việc làm. Phụ nữ chỉ chiếm 26,1% các vị trí lãnh đạo, nhưng lại đóng góp tới 52,1% nhóm lao động giản đơn và 66,6% lao động gia đình. Điều đó cho thấy, vẫn còn rất nhiều rào cản đối với phụ nữ trong việc tiếp cận các cơ hội phát triển nghề nghiệp so với nam giới.

Cũng theo báo cáo, LĐN chiếm đa số trong nhóm lao động thất nghiệp. Cụ thể, số này chiếm tới 57,3% số người thất nghiệp ở nhóm lao động "chưa qua đào tạo" và 50,2% trong nhóm "đã được đào tạo nghề/chuyên nghiệp". Đặc biệt, tỉ trọng NLĐ trong nhóm thất nghiệp có trình độ đại học lên tới 55,4%. Như vậy, khả năng tiếp cận việc làm đối với NLĐ khó khăn hơn nam, ở hầu hết mọi nhóm trình độ, đặc biệt ở nhóm thấp nhất và nhóm cao nhất. LĐN cũng phải làm việc trong điều kiện tồi tệ hơn lao động nam. Trong khu vực doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài, lao động nam có tỉ lệ được ký hợp đồng không xác định thời hạn lên tới 73,91%, trong khi với LĐN chỉ là 67,67%.

Thu nhập của lao động nữ thấp hơn nam giới 10,7% - Ảnh 2.

Trung bình thu nhập của lao động thấp hơn nam giới 10,7%,

Dù có cùng trình độ, vị trí công việc như nam giới, thu nhập của LĐN Việt Nam luôn thấp hơn. Trung bình thu nhập của LĐN thấp hơn nam giới 10,7%, nhưng sự chênh lệch này càng ở các nhóm trình độ cao hơn thì càng nới rộng. Năm 2016, thu nhập của LĐN chưa qua đào tạo chỉ thấp hơn nam cùng trình độ là 8,1%, nhưng chênh lệch này lên tới 19,7% ở nhóm trình độ đại học trở lên.

Thu nhập trung bình của LĐN mặc dù cao hơn ngưỡng đói nghèo (tính theo tháng) của Ngân hàng Thế giới và cao hơn mức lương tối thiểu vùng, nhưng vẫn còn quá thấp so với mức lương đủ sống. Thu nhập thấp chính là một nguyên nhân quan trọng khiến phụ nữ phải lựa chọn những công việc có điều kiện làm việc tồi tệ hơn, thời gian làm việc dài hơn để nâng cao thu nhập.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo