xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tăng tuổi nghỉ hưu: Có bao nhiêu người được cầm sổ hưu?

Bài và ảnh: AN KHÁNH

(NLĐO) – Nhiều bạn đọc cho rằng thực chất tăng tuổi hưu là để giảm bớt khoản chi trả tiền lương hưu cho người lao động, vì chắc chắn thời gian bị trừ do nghỉ hưu trước tuổi sẽ tăng lên hoặc thời gian trả lương hưu đến khi người lao động qua đời sẽ ít đi

Trong Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), Ban soạn thảo vừa đề xuất 2 phương án tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động (NLĐ). Theo đó, phương án 1 là kể từ ngày 1-1-2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động (NLĐ) trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi. Phương án 2, từ ngày 1-1-2021, tuổi nghỉ hưu của NLĐ trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 4 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 6 tháng đối với nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với nam và 6 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.

Liên quan đến đề xuất này, tại các hội thảo đóng góp ý kiến sửa đổi Bộ Luật lao động do Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ TP tổ chức, đa số các ý kiến đều bày tỏ sự không đồng tình; đồng thời cho rằng nên giữ nguyên quy định hiện hành. Hoặc nếu có tăng thì phải có lộ trình nhằm giảm các tác động không tốt đến các chính sách kinh tế xã hội tổng thể. Trong 2 ngày qua, tòa soạn Báo Người Lao động cũng đã tiếp nhận nhận nhiều ý kiến của độc giả bày tỏ bất bình với đề xuất này.

Bạn đọc Trần Dũng, gay gắt: "Tại sao phải tăng tuổi nghỉ hưu? Trong khi NLĐ trực tiếp ôm cổ máy ngày 8 tiếng, tuần 6 ngày chưa kể tăng ca, thu nhập không đủ trang trải gia đình, ăn uống kham khổ không đủ dinh dưỡng tái tạo sức lao động. Vậy tăng tuổi nghỉ hưu có bao nhiêu người được cầm sổ hưu, người có sổ hưu có đủ tiền mua thuốc không hay lại xin cấp mã số hộ nghèo ở địa phương?. Bức xúc không kém, bạn đọc Đinh Thị Thúy Hằng, bày tỏ: " Tăng tuổi hưu liệu có hợp lý trong khi đó tất cả doanh nghiệp (DN) đều tuyển lao động từ 18-35 tuổi! Qua 35 tuổi là nhà máy không muốn tuyển dụng thì làm sao mà đóng đến già?

Bạn đọc Trần Đình Đề cho rằng càng tăng tuổi nghỉ hưu thì DN càng ép NLĐ nghỉ việc sớm; đồng nghĩa với xã hội ngày càng nhiều người già không có hoặc lương hưu thấp. Bạn đọc Baxa, thẳng thắn góp ý: "Thực chất tăng tuổi hưu là để giảm bớt khoản chi trả tiền lương hưu cho NLĐ, vì chắc chắn thời gian bị trừ do nghỉ hưu trước tuổi sẽ tăng lên hoặc thời gian trả lương hưu đến khi NLĐ qua đời sẽ ít đi". 

Tăng tuổi nghỉ hưu: Có bao nhiêu người được cầm sổ hưu? - Ảnh 1.

Đa số bạn đọc không đồng tình với việc tăng tuổi hưu, đặc biệt là đối với công nhân làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại

Từ thực tế này, bạn đọc Trần Minh Phụng, kiến nghị không nên tăng tuổi nghỉ hưu đối với NLĐ trực tiếp sản xuất, bởi hiện nay vẫn còn một số DN còn ép NLĐ lớn tuổi, và xây dựng thang bảng lương cào bằng, NLĐ công tác 20 năm cũng như NLĐ mới vào như nhau.

Bạn đọc Lê Tuyết cho rằng quy định tuổi nghỉ hưu hiện nay là hợp lý và khoa học, do vậy không nên tăng tuổi nghỉ hưu. "Chỉ có những người có nhiều bổng lộc ngoài lương mới ham giữ ghế lâu dài thôi. Hãy thương lấy bọn trẻ sinh viên ra trường thất nghiệp nhiều... nhiều lắm lắm.....- bạn Lê Tuyết, chia sẻ. Đồng quan điểm, bạn đọc Hà Minh Tuệ cho rằng nên giữ nguyên tuổi nghỉ hưu như hiện nay. Ai có đủ sức khỏe và có nhu cầu thì làm việc thêm không quá 5 năm nữa.

Theo bạn đọc Huy Hùng, tuổi hưu như hiện nay là hợp lý. Trong điều kiện phát triển toàn cầu, lớp đủ tuổi thậm chí gần đủ nên động viên họ về hưu sớm hơn. Tỉ lệ sinh viên ra trường không có việc, lao động phải xuất khẩu nước ngoài làm thuê. Càng tăng tuổi hưu càng làm phức thêm xã hội"- bạn đọc Huy Hùng, nói.

Thống thiết hơn, một nhóm giáo viên tại tỉnh Kon Tum, gởi lời thỉnh cầu đến Báo Người Lao động: "Chúng tôi nhờ quý cơ quan gửi ý kiến của chúng tôi đến Đại biểu quốc hội, để đại biểu chuyển lời khẩn cầu của chúng tôi đến Quốc hội và Chính phủ và xem xét đừng có tăng tuổi nghỉ hưu trước năm 2025. Sau năm 2025 hãy đưa vấn đề này ra bàn. Đừng bắt hàng chục triệu NLĐ trực tiếp như chúng tôi phải gánh chịu. Chúng tôi là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy. chúng tôi không muốn tăng tuổi nghị hưu. Hãy để tuổi nghỉ hưu như hiện nay là hợp lý rồi. Đối với giáo viên thì 55 với nữ và 60 với nam thì mắt mờ chân chậm rồi, còn nhìn thấy dòng ô ly nữa đâu; đã bị bệnh teo não rồi thì làm sao có thế hệ học sinh giỏi được. 

Tăng tuổi nghỉ hưu: Có bao nhiêu người được cầm sổ hưu? - Ảnh 2.

Phân tích sâu hơn, nhóm giáo viên này cho rằng theo luật BHXH năm 2014 thì cả nam và nữ đều tăng 5 năm đóng BHXH vì vậy càng ngày càng ít người về hưu được hưởng tối đa 75% lương hưu. Hơn nữa, theo Luật BHXH 2014 thì cán bộ, công chức, viên chức tham gia đóng BHXH từ 1-1-2025 thì khi về hưu sẽ tính bình quân toàn bộ quá trình đóng BHXH vì vậy những cán bộ, công chức, viên chức tham gia BHXH sau năm 2024 về hưu thì lương càng thấp Vì vậy là không có chuyện vỡ quỹ BHXH. Còn về tuổi thọ các ban ngành đã thông kê chưa? Nếu tính tỷ lệ người bị tai nạn giao thông, bệnh hiểm nghèo, tai nạn nghề nghiệp thì tuổi thọ trung bình có tăng không hay còn thấp hơn so với 20 năm về trước. Nếu muốn tăng thì mở rộng thêm đối tượng ở khoản 3 điều 187 bộ luật lao động 2012. Trừ giáo viên và nhiều đối tượng lao động nặng nhọc ra. Hãy cho thế hệ trẻ có cơ hội, họ năng động và giỏi hơn rất nhiều...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo