xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhà ở cho công nhân vẫn còn quá ít

VĂN DUẨN

Dù nhà nước có nhiều cơ chế, chính sách để phát triển nhà ở xã hội, trong đó có nhà ở cho công nhân nhưng việc triển khai trên thực tế vẫn còn khó khăn

Thống kê của Viện Công nhân Công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam) cho thấy hiện nay cả nước có 2,8 triệu công nhân (CN) tại các KCX-KCN, trong đó có 1,7 triệu người có nhu cầu về nhà ở.

Mới đạt gần 42%

Theo Bộ Xây dựng, đến nay cả nước có 513 dự án nhà ở xã hội (NƠXH) dành cho CN, với số lượng hơn 16 triệu m2 sàn. Trong đó, đã hoàn thành 249 dự án với quy mô xây dựng hơn 5,2 triệu m2 sàn, đạt tỉ lệ 41,7% kế hoạch so với mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 (12,5 triệu m2 nhà ở). Hiện có 264 dự án với quy mô xây dựng khoảng gần 11 triệu m2 sàn nhà ở đang tiếp tục triển khai.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, mục tiêu phát triển nhà ở cho CN chưa đạt được theo Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia. Nguyên nhân chính là thiếu vốn. Ngân hàng Chính sách xã hội mới được phân bổ hơn 2.100 tỉ đồng trong tổng số 9.000 tỉ đồng (mới đáp ứng được 24% nhu cầu vốn đến năm 2020). Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng được nhà nước chỉ định chưa được bố trí nguồn vốn để cấp bù lãi suất cho vay NƠXH.

Nhà ở cho công nhân vẫn còn quá ít - Ảnh 1.

Con công nhân vui chơi ở nhà lưu trú do Công ty TNHH Nhựa Đạt Hòa (KCN Mỹ Phước, thị xã Bến Cát) xây dựng. Ảnh: TÂM AN

Nguyên nhân thứ 2, theo ông Sinh, là do nhiều địa phương chưa quan tâm đến phát triển NƠXH, chưa đưa chỉ tiêu phát triển NƠXH vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hằng năm theo quy định của pháp luật; chưa thực hiện nghiêm quy định dành 20% quỹ đất trong các dự án nhà ở thương mại để phát triển NƠXH. Bên cạnh đó là tình trạng hầu hết doanh nghiệp (DN) chưa quan tâm, chưa tích cực tham gia đầu tư NƠXH do các chính sách ưu đãi cho phát triển NƠXH hiện hành chưa đủ hấp dẫn. Ngay cả các DN sản xuất - kinh doanh trong KCN chưa quan tâm đến nhà ở cho CN thông qua việc mua, thuê nhà ở, xây dựng NƠXH để cho CN thuê.

Ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam - cho rằng khi người lao động (NLĐ) sau một ngày làm việc tại nhà máy, xí nghiệp trở về cần có thời gian nghỉ ngơi. "Hiện nay vẫn chưa có các khu nhà tập trung cho CN, họ vẫn phải chịu chi phí về điện, giá thuê nhà đắt đỏ. Do vậy, phải có kế hoạch xây dựng NƠXH cho CN. Điều này đòi hỏi chính quyền các địa phương phải có quy hoạch để xây dựng các khu nhà trọ cho CN" - Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam bày tỏ.

Cần giải pháp đồng bộ

Theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh, kết quả thực tế triển khai thực hiện chính sách về NƠXH trong giai đoạn vừa qua cho thấy về lâu dài, muốn giải quyết một cách căn cơ, thúc đẩy phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp tại đô thị và CN tại KCN, cần thiết phải triển khai thực hiện đồng bộ một loạt giải pháp mang tính tổng thể, toàn diện.

Để khắc phục các tồn tại, khó khăn vướng mắc, Bộ Xây dựng đang khẩn trương hoàn chỉnh trình Chính phủ xem xét ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý NƠXH, đồng thời tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, hoàn thiện thể chế, bổ sung các cơ chế, chính sách thông thoáng hơn để phát triển NƠXH. Ngoài ra, Bộ Xây dựng sẽ tạo nguồn lực thực hiện chính sách nhà ở cho CN thông qua việc đề nghị các bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ, báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, sớm bố trí nguồn vốn để thực hiện chính sách NƠXH giai đoạn 2021-2025.

"Bộ Xây dựng cũng đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp với các địa phương, tổ chức khảo sát, lập quy hoạch chi tiết 1/500 thiết chế của Công đoàn trên toàn bộ phạm vi diện tích đất do địa phương giới thiệu. Các địa phương thực hiện nghiêm quy định về bố trí quỹ đất 20% để phát triển NƠXH" - Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh nói thêm.

Từ góc độ DN, ông Đỗ Đức Đạt, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và Thương mại Thủ Đô, cho rằng tỉ lệ nhà ở cho CN tại các KCN còn rất thấp và chắc chắn trong tương lai sẽ thiếu hụt nhiều. Theo ông Đạt, làm nhà ở cho CN rất khó bởi 2 lý do. Thứ nhất, từ góc độ khách hàng, tức CN, sức mua và sức thuê của đối tượng này là rất thấp.

Thói quen sinh hoạt của CN cũng khác biệt, không gắn bó lâu dài tại KCN nên nhu cầu mua thấp, nhu cầu thuê lại có nhiều đòi hỏi. Thứ hai, là đối thủ cạnh tranh. Hiện có 3 mô hình đầu tư nhà ở cho CN: do nhà nước, do KCN và do các nhà đầu tư. Nếu các chính sách không công bằng, thế yếu sẽ rơi vào những nhà đầu tư nhà ở cho CN, mặc dù rất muốn đầu tư nhưng lại gặp nhiều khó khăn.

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, cho rằng khó khăn nhất hiện nay khi phát triển nhà ở cho CN là đối tượng khách hàng có thu nhập thấp, dẫn đến việc nguồn cầu chưa đủ lớn. Để giải quyết bài toán làm thế nào để phát triển nhà ở cho CN, nhà nước cần có chính sách mạnh mẽ hơn. Cụ thể, theo ông Hà, giải pháp căn cơ là cần tăng nguồn cung bởi phần lớn CN các KCN chỉ có nhu cầu thuê nhà, không có nhu cầu mua nhà.

Ưu tiên vốn ngân sách đầu tư NƠXH

Bộ Xây dựng đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung nguồn vốn cho các ngân hàng để cho vay, đặc biệt là nguồn vốn để cấp bù lãi suất cho 4 ngân hàng thương mại đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ định để cho DN và người dân vay. Đồng thời bổ sung các chương trình hỗ trợ NƠXH vào danh mục được ưu tiên sử dụng vốn ngân sách đầu tư công trung hạn để có cơ sở bố trí vốn ngân sách nhà nước cho các chương trình NƠXH theo quy định của pháp luật về nhà ở.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo