xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

NÂNG LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG: Mức đề xuất vẫn vênh nhau

VĂN DUẨN

Trong khi phía Tổng LĐLĐ Việt Nam vẫn giữ nguyên mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2019 là 8% thì Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã đề xuất tăng 2%, thay vì không tăng như lần trước

Sau 3 giờ đàm phán kín, phiên họp thứ hai của Hội đồng Tiền lương quốc gia để thương lượng tiền lương tối thiểu (LTT) vùng năm 2019 tổ chức tại Hà Nội sáng 26-7 đã kết thúc mà không có kết quả.

Chênh nhau 6%

Trong khi Tổng LĐLĐ Việt Nam - đại diện người lao động (NLĐ) - vẫn giữ nguyên mức đề xuất tăng 8% thì Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - đại diện cho chủ sử dụng lao động - chỉ đề nghị tăng 2% (thay vì không tăng như phiên thương lượng lần thứ nhất hôm 9-7). Mức chênh lệch trong đề xuất giữa các bên rút ngắn còn 6%.

NÂNG LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG: Mức đề xuất vẫn vênh nhau - Ảnh 1.

Đời sống của đại bộ phận công nhân vẫn còn nhiều khó khăn Ảnh: CAO HƯỜNG

Đã có sự tranh luận khá gay gắt giữa các bên, trong đó các chỉ số để xác định mức sống tối thiểu của NLĐ là một trong những nội dung đáng quan tâm nhất ở phiên thương lượng này.

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI, cho biết thay vì không tăng như phiên đầu tiên, VCCI đã đề xuất tăng 2%. "Việc điều chỉnh mức đề xuất tăng 2% đã phần nào tính tới sự cân đối giữa bảo đảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (DN) và cải thiện chất lượng việc làm, tạo thêm nguồn việc làm mới và tính tới nhiều yếu tố khác" - ông Phòng lập luận. Còn ông Ngọ Duy Hiểu, Trưởng Ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam, cho rằng bộ phận kỹ thuật đề xuất chọn tỉ lệ chi phí lương thực - thực phẩm chiếm 48%, còn chi phí phi lương thực - thực phẩm là 52%. Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất cơ cấu nhu cầu lương thực - thực phẩm chỉ chiếm 45%, còn chi phí phi lương thực - thực phẩm là 55%. Tổng LĐLĐ cũng hết sức băn khoăn là mức sống tối thiểu của NLĐ do bộ phận kỹ thuật tính toán năm nay thấp hơn nhiều so với số liệu của chính họ đưa ra năm ngoái (2017). Nguyên do là họ xác định "rổ hàng hóa" tiêu dùng thiết yếu theo giá năm 2016 với giá trị 660.000 đồng/tháng, thấp hơn giá năm 2014 (724.000 đồng), trong lúc CPI từ năm 2014 đến nay tăng trên 10%. "Giá cả thị trường tăng theo năm nhưng việc xây dựng rổ hàng hóa với định lượng 54 mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống lại giảm đi" - ông Hiểu nói.

Ông Hiểu nhấn mạnh "rổ hàng hóa" và tỉ lệ lương thực - thực phẩm là 2 vấn đề cốt lõi để tính toán mức sống tối thiểu mà Tổng LĐLĐ Việt Nam đang theo đuổi. "Chúng tôi vẫn giữ phương án đề xuất tăng lương năm 2019 phải ở mức 8%, căn cứ theo tình hình tăng trưởng kinh tế, xu hướng phát triển kinh tế, kinh doanh phát triển, nhiều DN, dự án đầu tư mới. Khi DN phát triển thì NLĐ phải được hưởng lợi. Để đạt được mục tiêu đến năm 2020, mức LTT đáp ứng được mức sống tối thiểu thì phải bảo đảm mức tăng lương trong 2 năm tới hài hòa. Mức tăng phải phù hợp với sức chịu đựng của DN nhưng cũng tương ứng với sự đóng góp của NLĐ" - ông Hiểu phân tích.

Không thể không tăng lương

Tới thời điểm hiện tại, nhiều chuyên gia phân tích mức tăng 5% - 6% có thể là phương án hợp lý, bảo đảm quyền lợi cho NLĐ và người sử dụng lao động. Đây là mức mà bộ phận kỹ thuật thuộc Hội đồng Tiền lương quốc gia đưa ra trước đó để các bên tham khảo - đó là tăng LTT khoảng 5,3% cho năm 2019.

Ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội - nhìn nhận phiên đàm phán đầu tiên thực chất chỉ là dịp để các bên tìm hiểu về những luận cứ đề xuất điều chỉnh, các căn cứ tính toán "rổ hàng hóa", mức sống tối thiểu. Do đó, dù khoảng cách 8% giữa các đề xuất đã được thiết lập nhưng chúng ta chưa thấy có sự "cọ xát" thực sự về quan điểm của các bên. "Tuy nhiên, dù kết quả hai bên thương lượng thế nào nhưng LTT vùng năm 2019 chắc chắn sẽ phải tăng. Điều này đáp ứng yêu cầu thực tế và cũng là đạo lý" - ông Lợi cho hay và cho biết các bên cần quan tâm tới đề xuất điều chỉnh có tính khách quan của bộ phận kỹ thuật thuộc Hội đồng Tiền lương quốc gia.

Ông Doãn Mậu Diệp - Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia - cho biết trong phiên họp sáng 26-7, các bên đã thảo luận để làm rõ các số liệu, căn cứ để xác định mức sống tối thiểu để có thêm cơ sở thảo luận, đàm phán, thương lượng mức tăng lương năm 2019. Qua bóc tách tỉ lệ tăng ra từng năm, bộ phận kỹ thuật tính toán mức tăng lương khoảng 5,3% cho năm 2019. "Phương án đề xuất tăng 5,3% trong năm 2019 của bộ phận kỹ thuật sẽ là một kênh tham khảo, nghiên cứu cho các bên đàm phán. Mức chính thức sẽ dựa vào thực tế đàm phán giữa VCCI và Tổng LĐLĐ Việt Nam" - ông Diệp nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo