Chuyện làm ăn
21/09/2016 08:51

Làm ăn với Tây: Cầm tiền rồi… đánh bài chuồn

Đáng báo động là nhiều doanh nghiệp Việt vẫn thường mắc bẫy lừa đảo.

Tranh chấp xảy ra thì còn có thể giải quyết nhưng dính vào các vụ lừa đảo thì coi như doanh nghiệp (DN) Việt mất trắng, chỉ còn tìm cách giải... sầu.

Mở tài khoản tại ngân hàng ảo

Ông Tạ Quang Huyên, Giám đốc Công ty Hoàng Sơn 1 ở Bình Phước, nhìn nhận việc làm ăn với các đối tác nước ngoài bị xù hợp đồng, lấy hàng nhưng quỵt tiền là “chuyện thường ngày”.

“Một số DN châu Phi đã lừa nhận tiền đặt cọc của công ty Việt và không chịu giao hàng hoặc đặt hàng nhưng không trả tiền sau khi đã nhận hàng. Vì vậy, hiện nay chúng tôi phải lựa chọn, sàng lọc những đối tác ngoại làm ăn uy tín nhiều năm để hợp tác. Nếu không làm như vậy, vừa mất tiền mà lại vừa không có hàng để chế biến kịp giao đúng hợp đồng cho khách hàng, mất thị trường luôn” - ông Huyên nói.

Tương tự, ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty Gạo Việt Hưng, cho hay gặp không ít rủi ro khi làm ăn với DN Trung Quốc, Trung Đông, châu Phi… Chẳng hạn với thị trường Trung Đông, DN còn thiếu thông tin nên phải yêu cầu đối tác thanh toán bằng L/C (tín dụng thư), tức phía đối tác phải mở tài khoản trong ngân hàng, khi nhận được tiền thì công ty mới giao bộ chứng từ.

“Tuy vậy, do không nắm rõ được thông tin về các ngân hàng ở nước bạn nên có khi đối tác lừa đảo bằng cách thông báo mở L/C tại một ngân hàng ảo hoặc câu kết với các ngân hàng không có uy tín tại nước sở tại. Khi đó, DN Việt chịu thiệt hại lớn vì mất hàng, mất tiền, trắng tay. Vì thế, hiện nay chúng tôi yêu cầu đối tác phải mở L/C tại những ngân hàng lớn, có uy tín và phải nắm rõ thông tin về ngân hàng đó” - ông Hưng nhấn mạnh.

Một số doanh nghiệp Việt thừa nhận khi đặt bút ký hợp đồng với đối tác chỉ dựa trên uy tín là chính.
Một số doanh nghiệp Việt thừa nhận khi đặt bút ký hợp đồng với đối tác chỉ dựa trên uy tín là chính.

Thấy hời chớ vội tin lời

Luật sư Châu Việt Bắc, Phó Tổng Thư ký Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), cho biết có khá nhiều vụ lừa đảo xảy ra chỉ vì công ty Việt cả tin và nóng vội ký hợp đồng khi thấy mối hời lớn. Đặc biệt vào những lúc thị trường có biến động, giá tăng đột ngột, DN có thể nhận được hàng loạt chào hàng từ đối tác ngoại với giá thấp, thời hạn ký hợp đồng rất gấp, nếu không ký ngay thì giá sẽ tăng theo biến động thị trường.

Ông Bắc kể đã từng có những vụ một công ty Việt ký hợp đồng, giao hàng cho đối tác Trung Quốc. Vài lần đầu DN Việt nhận được tiền thanh toán đúng hẹn. Nhưng sau đó thì mất hàng luôn mà không nhận được tiền, thiệt hại vài chục tỉ đồng. DN Việt sang tận nước sở tìm đối tác nhưng không được, địa chỉ được cung cấp là giả hoặc không tồn tại.

Nói về các trường hợp này, TS Phạm Văn Chắt, trọng tài viên VIAC, cảnh báo: “Sau khi ký hợp đồng, DN Việt mới nhận ra là phương thức thanh toán hết sức ngặt nghèo, thậm chí trả hết tiền mà hàng thì không thấy đâu. Với dạng lừa đảo này, các công ty nước ngoài sẽ câu kết với các hãng tàu ma để lập chứng từ giao hàng giả nhưng thu tiền thật”.

Kinh nghiệm này đã được nhắc rất nhiều. Cách đây hơn một tuần, Thương vụ Việt Nam tại Brazil lại phải nhắc lần nữa khi rộ lên tình trạng lừa đảo, mạo danh DN có tiếng của Brazil để gạ bán hàng giá hời cho công ty Việt. Các DN Việt tin tưởng, chuyển tiền đặt cọc hợp đồng vào tài khoản trung gian tại Mỹ hoặc một số nước châu Phi, sau đó thì đối tác… biến mất tăm.

Rơi vào những trường hợp như trên, DN Việt rất khó thu hồi tiền. Lý do là các giao dịch đều diễn ra bằng phương thức điện tử, các đối tượng hầu như không hiện diện tại Brazil, các tài khoản cũng nằm ở những nước trung gian.

Nhận hàng xong là... phá sản

Các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài cũng từng cảnh báo rất nhiều lần về việc đánh giá đối tác trước khi giao kết hợp đồng, tránh rơi vào bẫy lừa đảo. Đó là chưa kể có trường hợp DN Việt chấp nhận một vị thế thấp hơn trong việc ký kết hợp đồng thỏa thuận song phương với đối tác ngoại, dẫn tới tự làm khó bản thân khi xảy ra tranh chấp.

TS Chắt nêu kinh nghiệm: “Có rất nhiều trường hợp công ty Việt sau khi giao hàng cho đối tác, không nhận được tiền, tính chuyện kiện hoặc ra trọng tài thì mới biết DN kia đã... đệ đơn tuyên bố phá sản ngay sau ngày nhận hàng. Kiện có thắng cũng là thắng về lý, chứ còn đồng bạc nào để lấy, nên đành buông”.

Ông Châu Việt Bắc nói có một mẹo đơn giản có thể thực hiện ngay để xác tín địa chỉ. Đó là DN Việt gửi một thư chuyển phát nhanh cho địa chỉ đối tác. Nếu địa chỉ không có thực hoặc có nhưng đối tác không thực sự ở địa chỉ đó thì thư sẽ bị trả về.

Ở khía cạnh khác, nhiều ý kiến cho rằng việc đánh giá uy tín, bề dày hoạt động của đối tác là rất cần thiết. Ông Lê Xuân Tân, Công ty Gỗ Hạnh Phúc, cho biết từng ký hợp đồng sản xuất đồ gỗ và khi nhận thấy một số điểm nghi vấn thì đã dần dần chấm dứt giao dịch với đối tác.

“Tốn vài ngàn USD để đến tận trụ sở đối tác và đánh giá mức độ uy tín của họ là rất cần thiết, nhất là với những hợp đồng chục ngàn, trăm ngàn USD” - ông Tân chia sẻ kinh nghiệm.

Phá kèo” khi thị trường biến động

Trọng tài tại Việt Nam từng giải quyết vụ tranh chấp giữa công ty Việt Nam mua phân u rê từ công ty Đài Loan. Sau khi ký hợp đồng, giá phân u rê trên thị trường tăng đột biến. Lấy lý do bên mua không hoàn thành thủ tục thanh toán, bên bán Đài Loan đòi hủy hợp đồng, không giao hàng nữa.

Trong vụ tranh chấp này, DN Việt Nam may mắn có thỏa thuận bên bán phải bồi thường nhiều khoản mục nếu không giao hàng. Vì vậy, khi công ty Việt Nam tìm đối tác khác để mua phân u rê với giá cao thì công ty Đài Loan phải bù tiền cho khoản chênh lệch giá này với mức 250.000 USD.

Tuy nhiên, không phải DN nào cũng thỏa thuận được cách thức bồi thường khi hủy kèo. Nhiều DN Việt khi đưa vụ việc ra giải quyết mới biết mình quá sơ suất nên đã rơi vào “bẫy” của đối tác. Chẳng hạn, đối tác một mặt đặt cọc rất ít để khi giá xuống thì… bỏ chạy, mặt khác gài điều khoản phạt rất cao nếu bên bán không giao được hàng khi giá tăng.

Các dấu hiệu nhận dạng lừa đảo quốc tế

• Khi hàng đến, đối tác ngoại nại đủ lý do, thường vin vào lý do hàng không đảm bảo chất lượng, khách không mua, ép người xuất khẩu hạ giá và thường kéo dài việc thanh toán để chiếm dụng vốn.

• Đối tác thiết lập email điện tử miễn phí để giao dịch. Khi nhận được tiền hoặc hàng thì xóa email và chấm dứt giao dịch. DN Việt Nam lúc này rất khó liên hệ và có can thiệp cũng khó tìm bằng chứng.

• Đối tác không chịu mua bán, thanh toán trực tiếp mà sử dụng nhiều trung gian. Lấy cớ là người bán hoặc người mua không muốn mua bán trực tiếp cho công ty Việt Nam mà phải qua họ mới được.

TS PHẠM VĂN CHẮT, trọng tài viên VIAC

Lâu lâu lại bị quỵt tiền

Khi làm ăn với các DN Trung Quốc, công ty Việt luôn bị lép vế. Đơn cử dù yêu cầu mở L/C (tín dụng thư) nhưng DN nước này không chịu, họ chỉ muốn thanh toán theo kiểu giao hàng trước, trả tiền sau. Vì vậy, lâu lâu DN lại dính phải một khách hàng quỵt tiền. Do vậy, chúng tôi chỉ chọn đối tác uy tín lâu năm. Thậm chí biết cả nhà, gia đình họ… thì mới hợp tác làm ăn lâu dài.

NGUYỄN VĂN ĐÔN, Giám đốc Công ty Gạo Việt Hưng

QUỲNH NHƯ - QUANG HUY

Theo Quỳnh Như - Quang Huy (Pháp luật TP HCM)
PVcomBank ra mắt nền tảng số dành cho doanh nghiệp

PVcomBank ra mắt nền tảng số dành cho doanh nghiệp

Tài chính - Ngân hàng 10:38

Ngày 26-11-2024, PVcomBank ra mắt nền tảng ngân hàng số PVConnect Biz, mang đến những giải pháp tài chính số toàn diện dành cho các khách hàng tổ chức.

BIDV QR - Siêu trợ lý thu hộ trên ezCloud

BIDV QR - Siêu trợ lý thu hộ trên ezCloud

Ngân hàng 18:58

Dịch vụ Thu hộ qua QR định danh của BIDV đã chính thức có mặt trên nền tảng ezCloud - phần mềm Quản lý khách sạn số 1 tại Việt Nam. Nhân dịp này, BIDV và ezCloud dành tặng khách hàng sử dụng phần mềm ezCloudHotel, ezFolio, ezTicket và ezGolf chương trình khuyến mãi với các ưu đãi lớn nhất từ trước tới nay.


VIETBANK TRIỂN KHAI COMBO PHÍ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ CHO DOANH NGHIỆP

VIETBANK TRIỂN KHAI COMBO PHÍ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ CHO DOANH NGHIỆP

VnMoney 09:33

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) ưu đãi phí thanh toán quốc tế, tư vấn thủ tục chuyển tiền và nhiều ưu đãi khác nhằm tạo thêm các giá trị gia tăng cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh quốc tế.

Fintech và AI đưa tài chính số tới mọi người

Fintech và AI đưa tài chính số tới mọi người

Tài chính - Ngân hàng 14:44

Với niềm tin trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ là yếu tố thay đổi "cuộc chơi", MoMo đã đầu tư mạnh mẽ, và hiện đội ngũ chuyên gia AI chiếm tới 1/3 nhân sự công nghệ, đem lại nhiều "quả ngọt" cho Fintech Việt này

VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững

VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững

Tài chính - Ngân hàng 18:01

Tiếp nối chuỗi hoạt động thúc đẩy tài chính bền vững sau COP28, VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP với lãi suất và phí ưu đãi dành cho các phương án, dự án mang lại lợi ích về môi trường và xã hội.

VPBank – hành trình từ thấu hiểu đến cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

VPBank – hành trình từ thấu hiểu đến cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

Tài chính - Ngân hàng 18:46

Sự gắn bó và niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu không chỉ đến từ chất lượng sản phẩm, dịch vụ, mà còn xuất phát từ cách doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng, xây dựng hành trình trải nghiệm để mang lại những giá trị tích cực.

VPBank và FE CREDIT hợp tác chiến lược với FPT Shop

VPBank và FE CREDIT hợp tác chiến lược với FPT Shop

Tài chính - Ngân hàng 19:01

Ngày 8-12-2023, VPBank và FE CREDIT đã cùng ký kết thỏa thuận hợp tác với FPT Shop - Chuỗi cửa hàng bán lẻ trực thuộc Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT nhằm đem đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm các thiết bị công nghệ, điện máy gia dụng dễ dàng, nhanh chóng với nhiều ưu đãi hơn.