09/12/2016 08:54

Đổ xô săn "lộc biển"

(NLĐO) - Vào ngày biển êm, ngư dân các phường Mũi Né, Hàm Tiến, Phú Hài của TP Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) có thể đánh bắt được hàng tạ ruốc biển, thu nhập hàng triệu đồng sau mỗi chuyến ra khơi.

Những ngày này, trên các bãi biển của TP Phan Thiết lúc nào cũng nhộn nhịp bởi các ngư dân địa phương đổ xô ra biển để “săn” ruốc. Mùa ruốc biển năm nay, ngư dân các phường Phú Hài, Hàm Tiến, Mũi Né của TP Phan Thiết được cả mùa lẫn giá khiến nhiều người phấn khởi.

Mới hơn 5 giờ sáng, tại bãi biển thuộc các phường Mũi Né, Hàm Tiến và Phú Hài, hàng chục ngư dân đã có mặt để cùng nhau săn “lộc biển”. Cách bờ biển chỉ chừng 1 hải lý, hàng chục tàu thuyền lớn nhỏ đang dập dềnh trên những con sóng để tất bật cào ruốc. Còn trên bờ, phụ nữ, trẻ em cũng tranh thủ dùng lưới mắt nhỏ đi men theo bờ biển gom ruốc.


Ngư dân TP Phan Thiết rất phấn khởi vì mùa ruốc năm nay được cả mùa lẫn giá.

Ngư dân TP Phan Thiết rất phấn khởi vì mùa ruốc năm nay được cả mùa lẫn giá.

Theo những ngư dân đi biển lâu năm trong vùng, thường mùa ruốc biển bắt đầu từ tháng 9 và kéo dài đến tháng 12 âm lịch. Trong khoảng thời gian này, ruốc thường xuất hiện và theo từng luồng dưới những con sóng gần bờ nên công việc đánh bắt khá thuận lợi. Để đánh bắt ruốc, ngư dân thường dùng loại lưới dày có chiều dài khoảng 60-70m. Anh Hoàng Phi Hùng (ngụ phường Mũi Né), cho biết: “Mùa ruốc năm nay, tôi bỏ ra 5 triệu đồng để mua lưới. May mắn, năm nay ruốc về khá nhiều nên chỉ cần hai ngày ra khơi là tôi thu đủ vốn”.

Chỉ tay vào mẻ ruốc chừng chục ký vừa mới cào lên, anh Nguyễn Minh Vương (ngụ phường Phú Hài) phấn khởi nói: “Hôm nay biển êm, tôi dong thuyền ra khơi chỉ khoảng một hải lý là có thể khai thác ruốc. Trung bình mỗi ngày gia đình tôi bắt được gần 2 tạ, thu về khoảng 2 triệu đồng”. Hằng năm, cứ vào khoảng thời gian này, nhờ ruốc biển nên cuộc sống của bà con ở đây khấm khá hơn.

Những con ruốc biển tươi rói tươi ngon mới được đưa từ biển lên.
Những con ruốc biển tươi rói tươi ngon mới được đưa từ biển lên.

Hiện tại, giá một ký ruốc tươi dao động từ 8.000 – 10.000 đồng/kg, tùy loại lớn nhỏ. “Có ngày ruốc về nhiều thì gia đình tôi đi đánh bắt hai chuyến. Mỗi chuyến cũng kiếm được tiền triệu, nhờ đó mà cuộc sống gia đình tôi đỡ vất vả hơn” - chị Lê Thị Phái (ngụ phường Phú Hài) bộc bạch. Mặc dù không phải là nghề chính, thế nhưng khai thác ruốc biển hằng năm đã mang lại khoản thu nhập không hề nhỏ, đem lại cuộc sống ấm no cho những ngư dân nơi đây.

Ruốc sau khi được đưa từ biển lên sẽ được nhặt sạch, sau đó ngư dân bán thẳng cho thương lái chờ sẵn trên bờ. Hiện trên địa bàn TP Phan Thiết có rất nhiều cơ sở thu mua và chế biến ruốc. Ruốc biển nơi đây được chế biến thành nhiều loại sản phẩm khác nhau như làm khô, nước mắm, mắm tôm,…

Đặc biệt, mắm ruốc Phan Thiết từ lâu đã trở thành đặc sản địa phương, được thị trường trong nước ưa chuộng. Ruốc biển sau khi đánh bắt được rửa sạch để ráo nước, cho vào chum sành hoặc các bể xi măng đậy nắp kín và phơi nắng. Nắng càng to thì mắm tôm càng nhanh lên men, phơi khoảng hơn 3 tháng ruốc ngả màu tím là chín, có mùi thơm rất đặc trưng.

Bài-ảnh: Minh Hải

Tin liên quan

Viết bình luận

Thương nhân Trung Quốc giảm giá, tồn đọng hàng trăm ngàn tấn lúa nếp
18/8/2017 548 1k
Năm 2016, xuất khẩu (XK) gạo nếp tăng mạnh, giá lúa nếp ở ĐBSCL lên cao. Bởi vậy, bất chấp khuyến cáo của ngành nông nghiệp, nông dân nhiều địa phương vẫn đua nhau mở rộng diện tích trong 2 vụ đông xuân 2016-2017 và hè thu 2017
Xuất khẩu cá tra trước thách thức lớn
17/8/2017 548 1k
Phải tổ chức lại sản xuất để đáp ứng yêu cầu của thị trường, nếu không thì ngành cá tra sẽ bị thiệt hại lớn
Công ty "ma" nhập khẩu 2 container hàng lậu
17/8/2017 548 1k
(NLĐO) - Ngày 17-8, Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 1 phối hợp với Đội Kiểm soát Hải quan, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về buôn lậu (C74 Bộ Công an) khám xét 2 container hàng nhập khẩu từ Nhật Bản về Cảng Cát Lái (TP HCM)
Độc chiếm thủy đạo Điệp Sơn vì lãi "khủng"
15/8/2017 548 1k
Nhiều du khách bị ngăn cản không được tham quan con đường giữa biển ở Điệp Sơn vì không thuê canô của doanh nghiệp
Nhọc nhằn trồng na trên núi đá

Nhọc nhằn trồng na trên núi đá

Hàng trăm hộ dân ở Chi Lăng (Lạng Sơn) ngày ngày vẫn leo 3-4 km đường núi để hái na. Công việc đòi hỏi sự dẻo dai, khéo léo, đặc biệt trong những khi thời tiết khắc nghiệt.