14/01/2015 14:42

Dalat Milk thu hồi chính sách mua sữa kỳ lạ

(NLĐO) - Ngày 13-1, sau khi có buổi làm việc với UBND huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng, Công ty CP sữa Đà Lạt (Dalat Milk) đã thu hồi thông báo chỉ mua không quá 16kg sữa nguyên liệu trên một con bò mỗi ngày cho những hộ đã ký hợp đồng với công ty.

Theo đó, việc thu mua sữa sẽ trở lại bình thường như trước khi có chính sách khống chế. Tuy nhiên, Dalat Milk vẫn chưa có cuộc gặp nào với người chăn nuôi để giải quyết những vướng mắc mà hai bên gặp phải thời gian qua.

Trước đó, vào ngày 7-1, Dalat Milk bất ngờ ra thông báo chỉ thu mua 16kg sữa/con bò mỗi ngày với những gia đình mà công ty này đã ký hợp đồng thu mua sữa nguyên liệu. Trong khi đó, hằng ngày mỗi con bò của các hộ nuôi cho trung bình 20kg sữa, số sữa thừa còn lại do không bán được phải đem đổ bỏ.

Nhiều người chăn nuôi bò ở huyện Đơn Dương, Lâm Đồng không bán được sữa
Nhiều người chăn nuôi bò ở huyện Đơn Dương, Lâm Đồng không bán được sữa

Dalat Milk lý giải việc ra quyết định trên là do sản lượng sữa tăng quá nhanh, công ty không thể thu mua hết, càng mua càng lỗ. Ngoài ra, công ty khống chế lượng thu mua một phần để ngăn chặn một số nông hộ có ký hợp đồng với Dalat Milk nhưng lại nhận sữa của các hộ khác để bán cho công ty.

Sự việc trên đã gây bức xúc cho người nuôi bò có ký hợp đồng với Dalat Milk. Cao trào là ngày 10-1 vừa qua, người chăn nuôi đã chở sữa đến đổ tràn lan trước trạm thu mua sữa Cầu Sắt, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương của Dalat Milk để phản đối chính sách kỳ lạ này.

Bà Đinh Thị Thu, Chi hội trưởng hội nông dân thôn Cầu Sắt, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, cho biết người chăn nuôi bị doanh nghiệp o ép đủ đường, trong khi đó tiền bán sữa cho DaLat milk nợ đến 8 tuần chưa thanh toán mà không có lời giải thích rõ ràng.

Tuy nhiên, điêu đứng hơn cả là những gia đình chưa ký được hợp đồng với doanh nghiệp thu mua sữa. Anh Nguyễn Văn Sơn, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, cho biết gia đình anh có 6 con bò đang cho sữa, mỗi ngày trung bình thu được 120kg, do không bán được cho công ty nên phải chở đi bán dạo với giá 8.000 đồng/kg nhưng chỉ bán được một nửa số sữa trên, nửa còn lại đem về cho bê con uống, cho người quen hoặc đổ bỏ.

Theo số liệu mới nhất, hiện tổng đàn bò sữa của huyện Đơn Dương, nơi chăn nuôi bò sữa lớn nhất tỉnh Lâm Đồng là 8.848 con (đàn bò cái vắt sữa khoảng 4.000 con), sản lượng sữa tươi đạt 70 tấn mỗi ngày. Trong đó có 698 hộ nuôi nhỏ lẻ, với tổng đàn 5.988 con (chiếm 68%) và sản lượng sữa tươi khoảng 45 tấn/ngày.

Tại địa phương hiện có ba công ty thu mua sữa tươi nguyên liệu, trong đó Dalat Milk thu mua 8 tấn sữa tươi mỗi ngày (chiếm 18% tổng sản lượng sữa tươi toàn huyện), thông qua hợp đồng với 128 hộ dân, giá thu mua từ 13.500 đồng - 14.000 đồng/kg.

Đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, thời gian gần đây, đàn bò sữa của huyện Đơn Dương tăng nhanh, đặc biệt là tăng cơ học theo hướng nhập giống từ tỉnh khác vào và tăng đàn tự nhiên nhờ ứng dụng thành công công nghệ tinh phân giới tính.

Nguyên nhân chủ yếu đàn bò sữa phát triển nhanh, do thị trường tiêu thụ sữa tươi khá ổn định liên tục trong thời gian dài và giá sữa tăng đều qua các năm, người chăn nuôi có lãi, đã kích thích sự nhân đàn, tăng đàn.

Tin-ảnh: Thạch Thảo

Tin liên quan

Viết bình luận

Thương nhân Trung Quốc giảm giá, tồn đọng hàng trăm ngàn tấn lúa nếp
18/8/2017 548 1k
Năm 2016, xuất khẩu (XK) gạo nếp tăng mạnh, giá lúa nếp ở ĐBSCL lên cao. Bởi vậy, bất chấp khuyến cáo của ngành nông nghiệp, nông dân nhiều địa phương vẫn đua nhau mở rộng diện tích trong 2 vụ đông xuân 2016-2017 và hè thu 2017
Xuất khẩu cá tra trước thách thức lớn
17/8/2017 548 1k
Phải tổ chức lại sản xuất để đáp ứng yêu cầu của thị trường, nếu không thì ngành cá tra sẽ bị thiệt hại lớn
Công ty "ma" nhập khẩu 2 container hàng lậu
17/8/2017 548 1k
(NLĐO) - Ngày 17-8, Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 1 phối hợp với Đội Kiểm soát Hải quan, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về buôn lậu (C74 Bộ Công an) khám xét 2 container hàng nhập khẩu từ Nhật Bản về Cảng Cát Lái (TP HCM)
Độc chiếm thủy đạo Điệp Sơn vì lãi "khủng"
15/8/2017 548 1k
Nhiều du khách bị ngăn cản không được tham quan con đường giữa biển ở Điệp Sơn vì không thuê canô của doanh nghiệp
Nhọc nhằn trồng na trên núi đá

Nhọc nhằn trồng na trên núi đá

Hàng trăm hộ dân ở Chi Lăng (Lạng Sơn) ngày ngày vẫn leo 3-4 km đường núi để hái na. Công việc đòi hỏi sự dẻo dai, khéo léo, đặc biệt trong những khi thời tiết khắc nghiệt.