16/04/2016 16:36

‘Chà đồ nhôm’ trên ‘phây’

Riết rồi “phây” của L. Anh trở thành nơi tập trung, phân phối đồ cũ. Thu nhập bình quân của chị khoảng 8 triệu một tháng. Cộng vào mức lương văn phòng thành 12 triệu. L. Anh nói: “Nhờ vậy sống khoẻ”.

“Thất nghiệp, ‘chà đồ nhôm chôm đồ nhà’ đi bán. Bà con cô bác nào có nhu cầu, em biếu công hái ạ!”, lời rao trên Facebook của T. Hồng, một người hoạt động truyền thông, ngụ Hóc Môn, TP HCM, đã thành quen thuộc với bạn bè từ ít nhất sáu tháng qua.

“Chà đồ nhôm, chôm đồ nhà” là cách nói vui của những người bán hàng trên Facbook. Ảnh: TL
“Chà đồ nhôm, chôm đồ nhà” là cách nói vui của những người bán hàng trên Facbook. Ảnh: TL

Đồ nhà lên mạng

Sở dĩ T. Hồng dùng cụm từ “chà đồ nhôm, chôm đồ nhà” là vì nhà T.Hồng có sẵn vườn rau sạch.

Ban đầu, trồng ăn không hết, đem biếu bạn bè. Biếu hoài bạn bè ngại, một hai đòi mua. Người này chỉ người kia, rồi bạn bè than phiền “giới thiệu cho số mày mệt quá”, sao không bán trên “phây”, đỡ mất công giới thiệu.

Từ đó trang Facebook của T. Hồng ngoài cập nhật thông tin bạn bè, gia đình còn có thêm phần giới thiệu rau sạch.

“Không ngờ việc bán nông sản sạch thu hút được nhiều người mua đến thế. Mới rao sáng, chiều đã đầy đơn đặt hàng. Nhờ vậy có tiền phụ vào chi tiêu gia đình” - T. Hồng chia sẻ.

Cũng “chà đồ nhôm” đem bán trên mạng, chị L. Anh gần như chuyên nghiệp. Tiếc cả tủ đồ thời con gái nên chị chụp hình post lên “phây” để bạn bè nào thấy hợp thì cứ tự ý vào xin.

Và bất ngờ đã xảy ra, bạn bè ở lứa tuổi U của chị cũng như chị ngày càng phát tướng nên đâu có ai bận vừa mà xin.

Thay vào đó, toàn là những lời khen của các teen “chị ơi đồ đẹp quá, thay vì cho thì bán rẻ em đi”.

“Chỉ trong chưa đầy hai tuần, một tủ quần áo cũ thời con gái gần 300 cái bay vèo, số tiền thu vô không nhỏ” - chị L.Anh nói.

Thấy tường “phây” của mình thành “điểm mua bán” tấp nập, L. Anh đã quyết định dùng nó để thanh lý bớt đống đồ của hai nhóc nhỏ (một trai, một gái). Và số hàng đó nhanh chóng sang tay cho các mẹ khác.

Riết rồi “phây” của L. Anh trở thành nơi tập trung, phân phối đồ cũ. Thu nhập bình quân của chị khoảng 8 triệu một tháng. Cộng vào mức lương văn phòng thành 12 triệu. L. Anh nói: “Nhờ vậy sống khoẻ”.

Chỉ cần lên Google gõ từ khoá “hải sản online”, gần 4 triệu kết quả hiển hiện. Ở những trang đầu tiên, hầu hết là website bán hải sản online xôm tụ không kém những chợ cá.

“Vậy mà những người ‘bán quê’ trên phây dù không rầm rộ nhưng lại sống khoẻ, ít biến động” - anh Nguyễn Hữu Danh, một tay kinh doanh hải sản có tiếng ở khu vực quận Bình Tân, cho biết.

Danh gốc Kiên Giang, nhà ở khu vực cầu số 1, Rạch Giá, chuyên nghề ghe cào. Lên Sài Gòn lập nghiệp suốt mười năm với nghề lái xe chuyến.

Khó vẫn hoàn khó. Để rồi, khi trên những chuyến xe từ Rạch Giá lên Sài Gòn do anh lái, khách nào cũng than lên Sài Gòn sợ nhất là ăn đồ bẩn từ rau củ cho đến thịt thà, hải sản.

Nghe riết, anh chợt nảy ra ý định “sao mình không lấy hàng hải sản từ quê lên cho khách quê”.

Nghĩ là làm.

Lên kế hoạch tiếp tục làm nghề lái xe thêm một tháng để “rải” số điện thoại hẹn ngày khai trương hải sản sạch Kiên Giang, để nhờ anh em đồng nghiệp, đồng hương “ráng” chuyển hàng giúp khi cần; để nhờ đứa em dâu chuyên nghề chạy chợ khi hải sản về tìm giúp nguồn hàng.

Mọi thứ xong xuôi, anh Danh thành lập cửa hàng bán hải sản tươi sống Kiên Giang và lập trang “phây” để giới thiệu.

Đó là năm 2012. Giờ, năm 2016, từ một người ở trọ, Danh mua được miếng đất gần 100m2 ở Bình Hưng Hoà, dựng cái nhà một trệt, một lầu cho năm con người ra vào thoải mái.

Còn chị Thuỷ không bán hải sản mà bán gà, măng Ninh Thuận trên “phây”. Là một người chuyên viết lách, nhưng cuộc sống luôn chật vật, Thuỷ chuyển qua bán hàng quê trên mạng lại sống khoẻ, khỏi nghĩ ngợi.

“Vốn ít, tiền về thật, không trả giá, không mích lòng. Vậy hỏi sao không khoẻ”, chị Thủy tâm sự.

Muốn phất thì phải đàng hoàng

Danh kể, nói dễ nhưng làm không dễ, bởi việc buôn bán “hàng sạch”, hải sản tươi sống đòi hỏi uy tín rất cao. Để có nguồn hàng chuẩn, em dâu anh Danh phải săn hàng rất sớm, rất kỹ từ nhà ghe, chợ cá dưới quê.

“Khi bán phải kiên quyết cam kết chất lượng, nếu hàng không ngon mình sẵn sàng đổi hoặc trả lại tiền cho khách” - anh Danh cho hay.

Còn chị T. Hồng thì luôn đảm bảo, hàng nông sản của mình được trồng theo quy trình sạch, không thuốc trừ sâu.

“Hàng khan thì bán giá cao xíu, ai cũng thông cảm nhưng xài thuốc này nọ thì khó có thể thông cảm được. Như vậy là bất nhân với bạn bè, người quen” - chị Hồng khẳng định phương châm kinh doanh.

“Thà mắc mà sạch còn hơn rẻ mà dơ”.

Thời buổi có quá nhiều người trồng rau, kẻ giết mổ, tắm tưới hải sản bằng hoá chất theo kiểu “tham tiền hơn mạng sống” thì anh Danh, chị Hồng đã dần thắng thế.

Theo Giang Thanh – Đằng Giang (Thế Giới Tiếp Thị)

Viết bình luận

Thương nhân Trung Quốc giảm giá, tồn đọng hàng trăm ngàn tấn lúa nếp
18/8/2017 548
Năm 2016, xuất khẩu (XK) gạo nếp tăng mạnh, giá lúa nếp ở ĐBSCL lên cao. Bởi vậy, bất chấp khuyến cáo của ngành nông nghiệp, nông dân nhiều địa phương vẫn đua nhau mở rộng diện tích trong 2 vụ đông xuân 2016-2017 và hè thu 2017
Xuất khẩu cá tra trước thách thức lớn
17/8/2017 548
Phải tổ chức lại sản xuất để đáp ứng yêu cầu của thị trường, nếu không thì ngành cá tra sẽ bị thiệt hại lớn
Công ty "ma" nhập khẩu 2 container hàng lậu
17/8/2017 548
(NLĐO) - Ngày 17-8, Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 1 phối hợp với Đội Kiểm soát Hải quan, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về buôn lậu (C74 Bộ Công an) khám xét 2 container hàng nhập khẩu từ Nhật Bản về Cảng Cát Lái (TP HCM)
Độc chiếm thủy đạo Điệp Sơn vì lãi "khủng"
15/8/2017 548
Nhiều du khách bị ngăn cản không được tham quan con đường giữa biển ở Điệp Sơn vì không thuê canô của doanh nghiệp
Nhọc nhằn trồng na trên núi đá

Nhọc nhằn trồng na trên núi đá

Hàng trăm hộ dân ở Chi Lăng (Lạng Sơn) ngày ngày vẫn leo 3-4 km đường núi để hái na. Công việc đòi hỏi sự dẻo dai, khéo léo, đặc biệt trong những khi thời tiết khắc nghiệt.