Một số người cho rằng iPhone SE là một trong những sản phẩm ít ấn tượng nhất của Apple với công nghệ không có gì là mới trong một thiết kế lỗi thời. Nhưng điều ấn tượng nhất ở đây là mức giá của dòng sản phẩm mới nhất này lại chỉ ở mức khoảng 500 USD. Giới lãnh đạo Apple đang hy vọng mức giá này sẽ mở ra cánh cửa tài lộc cho Apple tại Trung Quốc .
5 năm gần đây, thu nhập của lao động nông thôn Trung Quốc tăng nhanh hơn lao động thành phố. Thu nhập bình quân đầu người tại nông thôn hiện nay đạt đỉnh ở mức 6.000 USD/năm – ngưỡng cửa quan trọng phản ánh năng lực tiêu dùng của người dân, cho thấy một số người đã có khả năng mua một chiếc iPhone “đập hộp” đời cũ. Số liệu thống kê nhân khẩu tại Trung Quốc cho thấy dân số nông thôn chiếm ½ tổng số dân Trung Quốc. Đó là con số mà Apple và các công ty hàng tiêu dùng phải thuộc lòng nếu muốn tiếp tục tăng trưởng tại Trung Quốc.
Tuy nhiên, mặc dù thu nhập tăng nhưng người dân vùng nông thôn sẽ không chịu móc hầu bao nhiều hơn đáng kể do giá hàng hóa trung bình ở nông thôn tương đối rẻ. Trong khi đó, kỳ vọng về chất lượng của họ đang ngày càng tăng cao, sánh ngang những người sống trong thành thị. Do đó các thương hiệu toàn cầu tại Trung Quốc một là chấp nhận mất thị phần, hai là bán hàng giá rẻ nhưng cần phải học cách nâng cao chất lượng dịch vụ bán hàng mà không tăng giá quá nhiều.
Sự thất bại của P&G là một ví dụ điển hình. Khoảng những năm 2000, hãng này phổ biến hàng hóa tại Trung Quốc bằng cách giảm giá xuống còn tương đương 0,1 USD/miếng tã lót. Tã lót của P&G nhanh chóng trở thành thương hiệu phổ biến nhất Trung Quốc và giữ thế thượng phong cho đến tận đầu thế kỷ 21. Khoảng thời gian đó, thu nhập của người dân nông thôn bắt đầu tăng mạnh. Thay vì mua tã lót giá 10 cent, họ tìm mua những sản phẩm chất lượng cao hơn nhập khẩu từ Nhật Bản.
Doanh thu tá lót P&G sụt giảm nghiêm trọng do đã không kịp thời thay đổi chiến thuật. Tháng 2, CEO P&G - Dave Taylor chia sẻ về thiếu sót của hãng do đã không đánh giá đúng thị trường Trung Quốc. Hiện nay, công ty đang trong tiến trình thúc đẩy dòng sản phẩm cao cấp với giá khoảng 0,5 USD/miếng – cao hơn mức giá của dòng sản phẩm hàng đầu tại thị trường Mỹ.
Thu nhập tăng là lý do thúc đẩy tiến trình “cao cấp hóa” trong tiêu dùng của người dân Trung Quốc. Người tiêu dùng Trung Quốc đã trở nên thông minh hơn cả sau khi một chuỗi các vụ bê bối thực phẩm và thuốc được gắn mác cao cấp bị lật tẩy. Lo lắng về chất lượng cũng như trách nhiệm của nhà cung cấp hàng giả đã đẩy dư luận lên đến cao trào. Thực phẩm và hàng tiêu dùng cá nhân như dầu gội là nhóm đầu tiên bị chỉ mặt điểm tên. Theo khảo sát hàng năm của McKinsey được công bố hồi tháng 3, trong số 10.000 người tiêu dùng Trung Quốc có 46% người có xu hướng dành nhiều tiền hơn để mua các mặt hàng thực phẩm chủ yếu chất lượng cao cấp như gạo, sữa.
“Cao cấp hóa” không chỉ phản ánh nỗi lo sợ thực phẩm kém chất lượng, mà còn là tiếng nói cho sự trỗi dậy của một bộ phận người nông thôn Trung Quốc đang ngày càng giàu lên. Cũng theo McKinsey, 50% người tiêu dùng Trung Quốc hiện nay tìm mua sản phẩm tốt nhất và đắt nhất cho dù đó là dụng cụ giã đông hay sản phẩm chăm sóc tóc. Xu hướng đó có thể được nhận ra rõ ràng tại các cửa hàng miễn thuế tại các sân bay châu Á. Hầu hết những người bay từ thị trấn Hà Bắc mua hàng tại của hàng miễn thuế đều chất đầy túi mỹ phẩm cao cấp, rượu và hàng điện tử thời thượng.
Điện thoại di động nằm trong dòng sản phẩm có tốc độ tiêu dùng nhanh nhất từ những người có thu nhập ít hơn 800 USD/ tháng. Một cách bản năng, các nhà sản xuất Trung Quốc đã nhận ra thực tế này, một số đang bán điện thoại na ná với iPhonenhưng giá chỉ vài chăm USD. Quý trước, Oppo và Vivo – hai thương hiệu di động hàng đầu Trung Quốc chứng kiến mức doanh thu tăng trưởng theo thứ tự 67% và 56% nhờ phân khúc hàng cao cấp.
Dòng iPhone SE tung ra cuối tháng 3 cũng nhắm đến phân khúc khách hàng này nhưng hy vọng khách hàng Trung Quốc sẽ không thiết tha gì với dòng Apple công nghệ ưu việt. Mặc dù báo cáo doanh thu vẫn còn bỏ ngỏ, số lượng đơn đặt hàng tại Trung Quốc đã tăng 3,4 triệu chiếc. Apple cho biết đã cắt giảm sản lượng do sự xuất hiện của đối thủ mới.
Trong dài hạn, tất cả các yếu tố cạnh tranh về cơ bản sẽ cân bằng, iPhone SE sẽ có cơ hội để cạnh tranh. Vấn đề của Apple là duy trì và đáp ứng nhu cầu với mọi đối tượng khách hàng tại Trung Quốc. Với giá cả và chất lượng hợp lý, Trung Quốc sẽ mãi là thị trường lớn nhất trên thế giới.