Chứng khoán
25/12/2014 15:50

Phác họa chân dung “nhà cái”

Cá mập, đội lái, nhà cái là những biệt hiệu dành cho lực lượng đầu cơ chủ chốt trên thị trường chứng khoán. Đây là một đội quân rất đông đảo, không thua kém gì lực lượng chính quy.

Khi thị trường chứng khoán (TTCK) phát triển thì hoạt động đầu cơ cũng có sự tiến hóa để theo kịp, thậm chí là đi trước thị trường. Và đó chính là cơ hội làm ăn lớn cho nhóm người chuyên đầu cơ chứng khoán, gọi nôm na là “nhà cái”.

Xưa: cá mập, đội lái

Thời điểm hoạt động mạnh mẽ nhất của “cá mập” là khoảng 8 năm trước, cũng là thời kỳ bùng nổ nhất trong lịch sử TTCK Việt Nam. Hiện nay, sau khi nhà đầu tư (NĐT) mua vào, cổ phiếu tăng trần được 2-3 phiên đã có thể xem là thành công vì mức lãi dao động khoảng 15-20%, hiếm hoi lắm mới tăng trần được chục phiên. Nhưng những năm 2006-2007 thì chuyện cổ phiếu tăng trần… vài chục phiên liền không phải là chuyện lạ. Một mặt do TTCK bùng nổ, nhưng mặt khác là do có “cá mập” đằng sau!

Chẳng hạn một công ty có vốn điều lệ thấp, tương ứng với số lượng cổ phiếu lưu hành thấp, chỉ cần một bên chủ động nguồn “hàng” (tức cổ phiếu), trong phiên bán ra một ít cổ phiếu giá trần, bên mua thì đặt lệnh với khối lượng khủng thì giá cổ phiếu cứ thế mà tăng vù vù.

Đến năm 2008, đầu 2009, thị trường điều chỉnh giảm mạnh. Một cổ phiếu được cá mập đẩy giá lên trước đây gần như không có đỉnh thì giờ đây cũng có thể… không có đáy. Đặc biệt là tính thanh khoản, giá cổ phiếu không những giảm không phanh mà khi cần bán ra thì không thể thực hiện được. Lúc này người đau khổ vì “ôm hàng” không ai khác là NĐT.

Chính vào lúc này, mô hình “đội lái” ra đời như một sự khắc phục những khuyết điểm của cá mập và nâng cấp thêm những năng lực khác. Lúc cao điểm, người ta ước đoán trung bình mỗi công ty chứng khoán (CTCK) tập trung khoảng vài ba đội lái. Cả thị trường có vài trăm đội. Có trường hợp chỉ một cổ phiếu, nhưng có đến mấy nhóm nhận mình là lái.

Một nguyên tắc hoạt động của đội lái là tạo ra niềm tin. Cứ một nhóm các tay đầu cơ mua cổ phiếu vào, làm thanh khoản, rỉ tai nhau thông tin này nọ và đẩy giá lên rồi… xả hàng. Nghe nói có thời các đội lái còn hẹn gặp nhau theo kiểu đại hội võ lâm để giao lưu trao đổi kinh nghiệm. Sau giai đoạn đầu, chính các đội lái cũng bắt đầu có sự phân chia ngôi thứ, vai vế. Mô hình này nở rộ trong khoảng năm 2009-2010.

Nay: Nhà cái tung chiêu

Một ngày cuối tháng 11-2010, sự kiện ông Lê Văn Dũng, Tổng giám đốc Công ty Dược Viễn Đông (DVD) bị bắt vì hành vi thao túng (hay làm giá) chứng khoán như hồi chuông đánh động giới đầu cơ. Cộng với việc năm 2011, TTCK diễn biến không thuận lợi, đến khoảng giữa năm 2012, các đội lái lần lượt tan rã.

Từ nửa cuối 2013 đến nay, khi TTCK tăng trở lại thì một mô hình đầu cơ mới xuất hiện với cái tên “nhà cái”. Nếu như đối tượng cổ phiếu của đội lái là rất rộng thì nhà cái chọn lọc hơn, chỉ tập trung vào hàng hóa chất lượng cao. Một giám đốc quỹ đầu tư từng nói nửa đùa nửa thật rằng nhà cái chọn cổ phiếu bài bản không thua gì các tổ chức chuyên nghiệp.

Nếu nhà cái “ôm” một cổ phiếu có chất lượng thì dù thị trường không thuận lợi, giá cổ phiếu có giảm cũng không đáng kể và khi chưa triển khai được kế hoạch gì thì cũng được hưởng cổ tức. Do chọn lựa kĩ nên việc bơm hàng, ghim hàng hay xả hàng của nhà cái cũng không mấy khó khăn.

Khác với đội lái hay “cá mập” thường can thiệp một cách lộ liễu vào giá cổ phiếu, tác động của nhà cái thường “tự nhiên” hơn rất nhiều. Thông thường, các nhà cái cũng sẽ ra tay “gom” cổ phiếu, thậm chí làm thanh khoản. Tuy nhiên, do cổ phiếu có chất lượng nên các hoạt động này thường được hiểu theo nghĩa là đầu tư giá trị, cổ phiếu tốt thì mua. Mặt khác, cách làm của nhà cái cũng nhẹ nhàng, kín đáo. Điểm bùng phát của giá cổ phiếu, từ đó cũng sẽ xuất hiện một cách tự nhiên.

Đầu tiên, cổ phiếu tăng giá thường gắn với một thông tin hay biến cố phù hợp. Chẳng hạn, cổ phiếu tăng khi thị trường chung tăng, như vậy nhìn bề ngoài là rất hợp lý, vì nước lên, thuyền lên. Tuy nhiên, cổ phiếu nào có “nhà cái” thì có thể tăng hơn mức chung. Chẳng hạn VN-Index tăng 5%, nhưng giá cổ phiếu có thể tăng 20%. Ngược lại, khi thị trường giảm, nhà cái cũng chấp nhận để cổ phiếu giảm giá, chứ không tìm cách “bơm hàng” lộ liễu.

Bên cạnh đó, những thông tin như kết quả kinh doanh đột biến, công ty thoát lỗ, bán tài sản lãi lớn… cũng là lực đẩy đối với giá cổ phiếu. Chỉ khác là nếu cổ phiếu không có “nhà cái” thì những thông tin này có thể tác động không đáng kể và ngược lại. Nói cách khác, nhà cái đang “nương theo” sự đi lên của doanh nghiệp nên tính an toàn cao hơn.

Cũng nên nói thêm một “chiêu” của nhà cái, đó là việc có thể không “đánh”, “đẩy” hay “đè” cổ phiếu, nhưng lại có thể “nuôi thanh khoản”. Thường khi thị trường lên, các cổ phiếu cũng được hưởng lợi nên giá cũng có xu hướng lên theo. Kế tiếp, NĐT hiện cũng có xu hướng chọn lựa cổ phiếu có thanh khoản cao để nâng tính an toàn, nghĩa là có thể không có lãi, nhưng khi cần sẽ bán được ngay để thu hồi vốn nên cổ phiếu thanh khoản càng lớn càng dễ đưa vào danh mục.

Mặt khác, với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các quỹ ngoại nói chung, ETF nói riêng, thanh khoản trở thành tiêu chí quan trọng để lựa chọn cổ phiếu. Như vậy, cổ phiếu thanh khoản càng lớn, đi kèm với vốn lớn sẽ càng có lợi.

Công việc của nhà cái, nói đơn giản chỉ là tìm cách gia tăng vốn, thanh khoản và “nuôi dưỡng” nó thì tất nhiên sẽ tới ngày thu được quả ngọt. Rủi ro thoạt nhìn có vẻ thấp hơn, vì nhà cái hiện cũng không “dám” để cho giá cổ phiếu tăng hay giảm quá mạnh. Tuy nhiên, nếu “trật sóng” một vài lần, việc NĐT bị “bay” mất vài chục phần trăm giá trị tài sản là rất bình thường.

Sự tinh vi của nhà cái nằm ở chỗ, họ luôn hòa mình với xu hướng chung của thị trường chứng khoán thay vì tách biệt. Sự tác động của nhà cái vào thanh khoản cũng không dễ để NĐT bình thường phát hiện, bởi những cổ phiếu nằm trong tay nhà cái thường có nền tảng cơ bản tương đối tốt. Vậy nên khi cổ phiếu có thanh khoản gia tăng thì sự giả tạo sẽ được khỏa lấp bởi nhận định kiểu như “cổ phiếu tốt nên được thị trường chú ý”.

Vấn đề nằm ở chỗ vì đó là tính thanh khoản giả tạo, nên khả năng duy trì đến đâu luôn là câu hỏi lớn. Cụ thể hơn là dòng tiền của nhà cái lớn đến đâu, tiền lời thu về từ việc mua vào bán ra có đủ lợi nhuận để tái đầu tư cho thanh khoản và trả lãi margin hay không.

Cũng cần phải nói đến margin, bởi lẽ muốn giao dịch nhiều, thanh khoản cao thì việc dùng đến đòn bẩy là điều tất yếu cho nên khả năng nhà cái có sử dụng margin là rất cao. Theo lời một nhà cái kỳ cựu, margin càng lớn, thanh khoản càng cao, nhưng khi margin bị rút thì tính thanh khoản cũng sẽ giảm khiến cho giá giảm rất “thảm khốc”.

Theo Bằng Hữu (Doanh nhân)
PVcomBank ra mắt nền tảng số dành cho doanh nghiệp

PVcomBank ra mắt nền tảng số dành cho doanh nghiệp

Tài chính - Ngân hàng 10:38

Ngày 26-11-2024, PVcomBank ra mắt nền tảng ngân hàng số PVConnect Biz, mang đến những giải pháp tài chính số toàn diện dành cho các khách hàng tổ chức.

BIDV QR - Siêu trợ lý thu hộ trên ezCloud

BIDV QR - Siêu trợ lý thu hộ trên ezCloud

Ngân hàng 18:58

Dịch vụ Thu hộ qua QR định danh của BIDV đã chính thức có mặt trên nền tảng ezCloud - phần mềm Quản lý khách sạn số 1 tại Việt Nam. Nhân dịp này, BIDV và ezCloud dành tặng khách hàng sử dụng phần mềm ezCloudHotel, ezFolio, ezTicket và ezGolf chương trình khuyến mãi với các ưu đãi lớn nhất từ trước tới nay.


VIETBANK TRIỂN KHAI COMBO PHÍ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ CHO DOANH NGHIỆP

VIETBANK TRIỂN KHAI COMBO PHÍ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ CHO DOANH NGHIỆP

VnMoney 09:33

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) ưu đãi phí thanh toán quốc tế, tư vấn thủ tục chuyển tiền và nhiều ưu đãi khác nhằm tạo thêm các giá trị gia tăng cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh quốc tế.

Fintech và AI đưa tài chính số tới mọi người

Fintech và AI đưa tài chính số tới mọi người

Tài chính - Ngân hàng 14:44

Với niềm tin trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ là yếu tố thay đổi "cuộc chơi", MoMo đã đầu tư mạnh mẽ, và hiện đội ngũ chuyên gia AI chiếm tới 1/3 nhân sự công nghệ, đem lại nhiều "quả ngọt" cho Fintech Việt này

VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững

VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững

Tài chính - Ngân hàng 18:01

Tiếp nối chuỗi hoạt động thúc đẩy tài chính bền vững sau COP28, VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP với lãi suất và phí ưu đãi dành cho các phương án, dự án mang lại lợi ích về môi trường và xã hội.

VPBank – hành trình từ thấu hiểu đến cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

VPBank – hành trình từ thấu hiểu đến cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

Tài chính - Ngân hàng 18:46

Sự gắn bó và niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu không chỉ đến từ chất lượng sản phẩm, dịch vụ, mà còn xuất phát từ cách doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng, xây dựng hành trình trải nghiệm để mang lại những giá trị tích cực.

VPBank và FE CREDIT hợp tác chiến lược với FPT Shop

VPBank và FE CREDIT hợp tác chiến lược với FPT Shop

Tài chính - Ngân hàng 19:01

Ngày 8-12-2023, VPBank và FE CREDIT đã cùng ký kết thỏa thuận hợp tác với FPT Shop - Chuỗi cửa hàng bán lẻ trực thuộc Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT nhằm đem đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm các thiết bị công nghệ, điện máy gia dụng dễ dàng, nhanh chóng với nhiều ưu đãi hơn.