Chứng khoán
20/03/2015 11:37

Cơ hội vàng để nới room

Sáng nay, 20-3, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) tổ chức hội thảo lấy ý kiến công luận về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 58/2012/NĐ-CP.

Trao đổi với ĐTCK về văn bản mới này, Phó tổng giám đốc CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) cho biết, BSC đã làm một báo cáo phân tích và kiến nghị liên quan đến dự thảo Nghị định, trong đó điều ông cũng như Công ty muốn kiến nghị nhất là loại bỏ hẳn quy định về hạn chế tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty đại chúng mà ngành nghề kinh doanh không thuộc danh mục cấm hoặc bị hạn chế bởi pháp luật chuyên ngành.

Trăn trở về room

Nói về room - tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài tại DN Việt, 2 năm gần đây đã có rất nhiều kiến nghị, góp ý được các thành viên thị trường bày tỏ với nhà quản lý, với Chính phủ trong mong muốn cần một sự thay đổi để rộng cửa cho DN gọi vốn, tăng sức hấp dẫn với nhà đầu tư ngoại.

Cần nắm lấy không gian mới mà Luật Đầu tư đặt ra để xử lý dứt điểm việc nới room trong công ty đại chúng

Cần nắm lấy không gian mới mà Luật Đầu tư đặt ra để xử lý dứt điểm việc nới room trong công ty đại chúng

Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, văn bản pháp lý cao nhất quy định về room là Quyết định 55/2009/QĐ-TTg, trong đó có quy định rõ: nhà đầu tư nước ngoài được nắm giữ tối đa 49% tổng số cổ phiếu của công ty cổ phần đại chúng. Theo đó, không chỉ có các DN niêm yết chịu giới hạn 49% là mức đầu tư tối đa của khối ngoại, mà các công ty đại chúng chưa niêm yết (công ty có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên, có trên 100 cổ đông), cũng chịu chung ràng buộc này.

Nếu những năm trước, Nhà nước có lý do xác đáng để giữ quyền sở hữu quá bán (51%) cho nhà đầu tư nội tại công ty đại chúng, thì với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, quy định này ngày càng trở nên bó buộc, thậm chí cản trở sự phát triển của DN. Để thu hút được nhiều hơn cái ngưỡng 49% dòng vốn ngoại vào DN, không ít DN, kể cả DN lớn như FPT, Kinh Đô, CII… đã xử lý bằng cách lập nên các công ty con với tổ chức của khối công ty này không phải dạng đại chúng và mời gọi cổ đông chiến lược nước ngoài vào sở hữu lớn, để cùng chung sức phát triển DN.

Từ đây, ngoại trừ những DN thuộc ngành nghề cấm đầu tư và ngành nghề đầu tư có điều kiện, xuất hiện một bất hợp lý rất lớn trong cách quản lý dòng vốn ngoại: ranh giới được đầu tư đến 49% và đầu tư không hạn chế vào DN tại Việt Nam chỉ ở việc có phải công ty đại chúng hay không. Trong khi đó, quy định về công ty đại chúng chỉ mang tính quy ước (công ty có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên, có trên 100 cổ đông) để phân định ranh giới quản lý Nhà nước giữa Luật Chứng khoán và Luật Đầu tư. Quy định này hoàn toàn không có tác dụng tạo động lực để thúc đẩy, hỗ trợ hay tạo môi trường kinh doanh thông thoáng hơn cho các DN Việt Nam phát triển.

Trước những bất cập từ trong lòng DN, trong lòng thị trường, năm 2013, 2014, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã đặt bài toán đề xuất Chính phủ sửa quy định về room trong một văn bản dự thảo thay thế Quyết định 55/2009/QĐ-TTg nói trên. Tỷ lệ room cho công ty đại chúng được các cơ quan này đề xuất nới lên mức 60%, nhưng cuối cùng, ý tưởng này đã không thành hiện thực. Lý do chính, theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà chia sẻ là vì ý kiến từ các bộ, ngành còn khác nhau.

"Năm 2015, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp mới sẽ có hiệu lực, cùng với đó, Việt Nam phải tuân thủ các cam kết quốc tế trong hội nhập, là những yếu tố pháp lý mới phải xem xét tổng thể trong việc xây dựng đề xuất mở rộng không gian đầu tư”, ông Hà nói.

… và cơ hội vàng để thay đổi

Từ ngày 1/7/2015, hai văn bản luật do Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo sẽ có hiệu lực thi hành. Hai văn bản này ghi dấu ấn đẹp trong cộng đồng doanh nghiệp khi Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp thay đổi hoàn toàn tư duy quản lý DN từ "chọn cho" sang "chọn bỏ", đặt mục tiêu cao nhất là đảm bảo quyền tự do kinh doanh của DN.

Cùng với đó, Luật Đầu tư đã cải cách mạnh mẽ quy định về cấm đầu tư kinh doanh và đầu tư kinh doanh có điều kiện, thống nhất ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh, ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Theo đó, có 6 ngành nghề thuộc diện cấm đầu tư, kinh doanh (ma túy, mại dâm, mua bán người…) và định danh 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện với điều kiện bao trùm với các DN hoạt động trong 267 ngành nghề này (quy định tại Điều 7, Luật Đầu tư) là: hoạt động kinh doanh phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Không có điều kiện nào về giới hạn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài đối với 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện được định danh trong Luật Đầu tư. Tuy nhiên, khi Báo ĐTCK đặt câu hỏi, vậy có thể hiểu là nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư không hạn chế vào cả 267 DN thuộc những ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không, ông Quách Ngọc Tuấn, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Luật định danh các ngành nghề hạn chế đầu tư và quy định mục tiêu bao trùm (tại Điều 7), còn điều kiện cụ thể đối với từng ngành nghề trong 267 ngành nghề này được quy đinh tại các luật, pháp lệnh, nghị định và các điều ước quốc tế.

Điều kiện cụ thể với từng ngành nghề, theo ông Tuấn, có thể được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau, như quy định về giấy phép, về vốn pháp định, giấy chứng nhận hoạt động hoặc tỷ lệ sở hữu… Ông Quách Ngọc Tuấn cho biết, để minh bạch điều kiện kinh doanh với 267 ngành nghề này, Luật Đầu tư buộc thông tin về điều kiện đầu tư đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Đó là với 6 ngành nghề cấm đầu tư và 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Còn với các DN hoạt động ngoài những ngành nghề này thì sao? Ông Tuấn cho biết, Luật Đầu tư ghi rõ: "Nhà nước đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư" và “nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm" (Điều 5). Như vậy, tinh thần của Luật Đầu tư là thúc đẩy quyền tự do kinh doanh của DN và Nhà nước chỉ cấm 6 ngành nghề, đặt ra điều kiện kinh doanh với 267 ngành nghề vì lý do quốc phòng, an ninh, đạo đức xã hội..., chứ không tư duy theo hướng DN lớn thì phải hạn chế đầu tư nước ngoài.

Một cải cách căn bản khác của Luật Đầu tư là việc bỏ hoàn toàn quy định/khái niệm về đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp và phân định rõ phạm vi điều chỉnh giữa Luật Chứng khoán với Luật Đầu tư.

Theo đó, Luật Đầu tư quy định rõ: pháp luật về chứng khoán quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán (*). Luật Đầu tư cho phép nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong các tổ chức kinh tế, trừ khoản (*) - được quy định riêng theo pháp luật về chứng khoán, trừ DNNN cổ phần hóa - được quy định theo pháp luật về cổ phần hóa.

Vậy lần sửa đổi Nghị định 58 này, Bộ Tài chính, UBCK sao không nắm lấy không gian mới mà Luật Đầu tư đặt ra, để xử lý dứt điểm việc nới room trong công ty đại chúng?

Theo BSC, chỉ cần dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 58 (tại điểm d, Điều 2a) bỏ đi đúng 18 từ: "nhưng tối đa không vượt quá tỷ lệ sở hữu theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ" thì câu chuyện nới room cho công ty đại chúng sẽ được xử lý trọn vẹn, vừa phù hợp với Luật Đầu tư 2014, vừa tạo quyền tự chủ cho các công ty đại chúng được tự quy định room của mình.

UBCK đang nỗ lực lấy ý kiến công chúng để hoàn thiện dự thảo Nghị định trình Bộ Tài chính, trình Chính phủ. Trong lúc này đây, cần thật nhiều góc nhìn từ thị trường, từ các chuyên gia, các nhà quản lý về việc có cần thiết hay không quy định về room cho công ty đại chúng? Ở các TTCK phát triển, họ có quy định về loại hình công ty đại chúng không, có hạn chế sở hữu nước ngoài tại DN loại này không?

Hy vọng, câu chuyện dài và đầy trăn trở về room sẽ sớm khép lại bằng một quy định chuẩn mực và khoa học, tạo động lực cho các DN và TTCK phát triển mạnh mẽ và bền vững.

Điều 2A: Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư có vốn nước ngoài trên TTCK Việt Nam

A) Nhà đầu tư có vốn nước ngoài không được sử hữu cổ phiếu có quyền biểu quyết trong ngành nghề, lĩnh vực cấm đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đầu tư ;

B) Đối với công ty đại chúng hoạt động trong ngành nghề, lĩnh vực mà pháp luật chuyên ngành hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định về sở hữu nước ngoài thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài thực hiện theo Điều lệ công ty (nếu có), nhưng tối đa không vượt quá các tỷ lệ sở hữu nước ngoài theo quy định của pháp luật chuyên ngành hoặc điều ước quốc tế đó;

C) Đối với công ty đại chúng hoạt động đa ngành nghề thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty (nếu có), nhưng tối đa không vượt quá mức của ngành nghề, lĩnh vực có quy định tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài thấp nhất;

D) Đối với công ty đại chúng không hoạt động trong ngành nghề, lĩnh vực quy định tại điểm a, b, c khoản này, tỷ lệ sở hữu nước ngoài thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty (nếu có), nhưng tối đa không vượt quá tỷ lệ sở hữu theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

(Trích dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 58/2012/NĐ-CP)

 

Theo Tường Vi (Đầu tư Chứng khoán)

Viết bình luận


VIETBANK TRIỂN KHAI COMBO PHÍ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ CHO DOANH NGHIỆP

VIETBANK TRIỂN KHAI COMBO PHÍ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ CHO DOANH NGHIỆP

VnMoney 09:33

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) ưu đãi phí thanh toán quốc tế, tư vấn thủ tục chuyển tiền và nhiều ưu đãi khác nhằm tạo thêm các giá trị gia tăng cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh quốc tế.

Fintech và AI đưa tài chính số tới mọi người

Fintech và AI đưa tài chính số tới mọi người

Tài chính - Ngân hàng 14:44

Với niềm tin trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ là yếu tố thay đổi "cuộc chơi", MoMo đã đầu tư mạnh mẽ, và hiện đội ngũ chuyên gia AI chiếm tới 1/3 nhân sự công nghệ, đem lại nhiều "quả ngọt" cho Fintech Việt này

VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững

VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững

Tài chính - Ngân hàng 18:01

Tiếp nối chuỗi hoạt động thúc đẩy tài chính bền vững sau COP28, VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP với lãi suất và phí ưu đãi dành cho các phương án, dự án mang lại lợi ích về môi trường và xã hội.

VPBank – hành trình từ thấu hiểu đến cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

VPBank – hành trình từ thấu hiểu đến cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

Tài chính - Ngân hàng 18:46

Sự gắn bó và niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu không chỉ đến từ chất lượng sản phẩm, dịch vụ, mà còn xuất phát từ cách doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng, xây dựng hành trình trải nghiệm để mang lại những giá trị tích cực.

VPBank và FE CREDIT hợp tác chiến lược với FPT Shop

VPBank và FE CREDIT hợp tác chiến lược với FPT Shop

Tài chính - Ngân hàng 19:01

Ngày 8-12-2023, VPBank và FE CREDIT đã cùng ký kết thỏa thuận hợp tác với FPT Shop - Chuỗi cửa hàng bán lẻ trực thuộc Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT nhằm đem đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm các thiết bị công nghệ, điện máy gia dụng dễ dàng, nhanh chóng với nhiều ưu đãi hơn.

VietinBank tiếp tục khẳng định vị thế “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam”

VietinBank tiếp tục khẳng định vị thế “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam”

Tài chính - Ngân hàng 10:50

Global Finance - Tạp chí uy tín hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tài chính lần thứ 6 liên tiếp gọi tên VietinBank ở hạng mục “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam” năm 2023. VietinBank đã xuất sắc vượt qua các ngân hàng trong nước để có mặt trong danh sách 88 ngân hàng tốt nhất quốc gia trên lĩnh vực này.

VIETBANK DIGITAL bổ sung thêm nhiều tính năng mới cho người dùng

VIETBANK DIGITAL bổ sung thêm nhiều tính năng mới cho người dùng

Tài chính - Ngân hàng 15:07

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) hợp tác cùng Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPAY) triển khai hai tính năng mới là "Đặt sân Golf" và "Thể thao - Giải trí" trên ứng dụng Vietbank Digital nhằm giúp tiết kiệm thời gian và đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của khách hàng với nhiều ưu đãi đặc quyền.