Chợ - Siêu thị
23/09/2016 10:05

Thế Giới Di động rời Big C: Mối lo hàng Việt

Doanh nghiệp sản xuất hàng Việt rất dễ bị tổn thương trong các cuộc cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ nước ngoài.

Đại gia Thế Giới Di động (TGDĐ) vừa phải rút 22 cửa hàng ra khỏi hệ thống siêu thị Big C Việt Nam sau khi hệ thống siêu thị này lọt vào tay người Thái. Tương tự, trang thương mại điện tử Cdiscount thuộc sở hữu của Big C cũng vừa tuyên bố phải ngưng hoạt động từ ngày 31-12.

Trước đó, nhiều doanh nghiệp (DN) Việt cho biết đã phải ngậm ngùi rút bớt hàng khỏi hệ thống siêu thị Big C Việt Nam vì không chịu nổi mức chiết khấu cao và nhiều đòi hỏi khắt khe khác.

Lận đận hàng Việt

Thông tin từ đại diện truyền thông của TGDĐ cho hay việc 22 cửa hàng rút khỏi hệ thống siêu thị Big C là bình thường, nằm trong thỏa thuận giữa hai bên.

“Dĩ nhiên vị trí kinh doanh trong các Siêu thị Big C mang lại hiệu quả kinh doanh cho TGDĐ nhưng nó chiếm tỉ trọng nhỏ, chỉ khoảng 0,3% trong tổng doanh thu. Do đó việc rời khỏi hệ thống này không tác động nhiều đến hoạt động kinh doanh của chúng tôi. Hiện tại mô hình kinh doanh điện thoại trong siêu thị đang được chúng tôi triển khai ở Aeon Tân Phú” - ông Đặng Thanh Phong, Giám đốc truyền thông TGDĐ, giải thích.

Tương tự, trang thương mại điện tử Cdiscount.vn cũng thông báo ngừng hoạt động là theo thỏa thuận giữa hai bên.

Dù các DN trên nói rằng việc chia tay Big C Việt Nam là bình thường nhưng giới kinh doanh và chuyên gia không nghĩ như vậy. Bởi từ khi hàng loạt hệ thống bán sỉ, bán lẻ Việt Nam có chủ sở hữu mới là người Thái, hàng Việt gặp rất nhiều lận đận. Ngay cả TGDĐ, một trong những đại gia trong lĩnh vực kinh doanh điện thoại, thiết bị số và điện tử tiêu dùng cũng chung số phận.

Hàng Thái đang tràn ngập thị trường Việt. Ảnh: TÚ UYÊN
Hàng Thái đang tràn ngập thị trường Việt. Ảnh: TÚ UYÊN

“Không loại trừ khả năng đại gia Thái muốn đẩy TGDĐ ra khỏi hệ thống siêu thị để đưa mặt hàng điện máy, điện thoại của Thái vào. Đáng báo động hơn là 75% hàng điện máy ở Việt Nam là xuất xứ từ Thái” - đại diện một công ty bình luận.

Ông Trương Văn Quý, Giám đốc Trường Đào tạo marketing EQVN, nhìn nhận TGDĐ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Nguyễn Kim. Bởi ngoài Big C, Tập đoàn bán lẻ Thái Lan Central Group còn sở hữu 49% hệ thống siêu thị điện máy Nguyễn Kim. Hơn nữa, tốc độ phát triển nhanh của chuỗi điện máy xanh thuộc TGDĐ đã trở thành đối thủ đáng gờm với hàng Thái. Cho nên chắc chắn họ phải giành vị trí đẹp, thuận tiện nhất cho thành viên cũng như hàng hóa của Thái.

Sự khốc liệt đang ở phía trước

Không riêng gì hàng điện tử, điện máy, điện thoại mà nhiều ngành hàng tiêu dùng khác như may mặc, mỹ phẩm, nông thủy sản… cũng sẽ gặp sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ hàng Thái.

“Sự cạnh tranh gay gắt nhất vẫn còn nằm ở phía trước, nhất là khi người Thái xác định Việt Nam là một trong những thị trường trọng điểm cần đánh chiếm. Điều này có nghĩa là nhiều DN Việt, nhiều mặt hàng Việt sẽ bị hất văng khỏi siêu thị nói riêng và thị trường nói chung nếu sức đề kháng yếu” - một chuyên gia cảnh báo.

Trong khi đó, theo ông Quý, DN Việt lại có nhiều điểm yếu như năng lực tài chính, hệ thống quản lý và ứng dụng công nghệ. Điều này khiến DN Việt rất dễ bị tổn thương trong các cuộc cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ nước ngoài.

“Để khắc phục điểm yếu này thì cần mở rộng hợp tác, tìm kiếm nhà đầu tư nước ngoài để tận dụng vốn, kinh nghiệm quản lý và công nghệ. Qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của mình” - ông Quý khuyến cáo.

Bên cạnh đó, các DN Việt cần khai thác tốt lợi thế về am hiểu địa phương, am hiểu khách hàng nội địa. Chẳng hạn nếu biết đầu tư vào dịch vụ chăm sóc khách hàng, phát triển mối quan hệ khách hàng như TGDĐ, Saigon Co.op… thì có thể lôi kéo được người tiêu dùng.

Ông Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội DN TP.HCM, nhấn mạnh: “Mỗi DN cần xây dựng chiến lược mở rộng thị trường phù hợp. Trong chiến lược này phải xác định rõ từng phân khúc cụ thể cho từng thị trường và từ đó xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm. Đặc biệt cần có sự liên kết giữa các DN để tạo nên sức mạnh. Có như vậy mới có thể cạnh tranh trực diện với DN ngoại, nhất là với các đại gia Thái”.

Người Thái nói gì?

Ông Naronk Summat, Chủ tịch Hiệp hội DN Thái tại Việt Nam, cho hay hiện nay các thương nhân Thái thâm nhập đầu tư vào Việt Nam chủ yếu vào ngành bán lẻ.

“Qua các lần tổ chức hội chợ cho thấy nhiều thương nhân lớn của chúng tôi đã tìm được các nhà phân phối ở Việt Nam và những thương nhân mới đang tiếp tục tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Riêng tại mỗi lần tham gia hội chợ có khoảng 20% thương nhân Thái tìm được nhà phân phối Việt Nam” - ông Naronk Summat cho biết.

Trước câu hỏi gần đây các DN Việt than phiền rằng muốn đưa hàng vào siêu thị Metro, Big C… rất khó, ông Naronk Summat nói “điều này không đúng”. Ông cho rằng hàng Việt vô siêu thị Thái không khó vì tương đồng về sở thích và hai nước có quan hệ thương mại từ lâu. Nếu thương nhân muốn đưa hàng vào siêu thị Thái thì có thể liên hệ với Hiệp hội DN Thái để hiệp hội làm việc với các chủ siêu thị, qua đó các DN Việt có thể giới thiệu sản phẩm của mình.

Bên cạnh đó, nếu thương nhân muốn đưa hàng từ Việt Nam qua Thái thì nên liên hệ với thương vụ Thái Lan. “Hồi tháng 4 vừa qua có một hội chợ được tổ chức ở Bangkok nhưng có ít DN Việt tham gia, có lẽ do thông tin chưa sâu rộng. Tôi hy vọng nếu Việt Nam tổ chức liên tục các hội chợ bên Thái như Thái Lan đang làm tại Việt Nam thì bảo đảm hàng Việt sẽ qua Thái Lan dễ dàng” - ông Naronk Summat thông tin.

“Hàng Việt muốn vào Thái phải tìm hiểu nhu cầu, khẩu vị”

Theo tôi, đa số hàng nông sản dạng thô của Việt Nam và hàng chế biến đều có tiềm năng xuất khẩu sang Thái. Bởi nhờ có máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại, Thái Lan nhập khẩu hàng từ Việt Nam về rồi chế biến xuất đi các nước và có thể xuất ngược trở lại Việt Nam. Chẳng hạn Thái Lan mua cà phê Việt Nam về chế biến lại, đóng nhãn hiệu khác đưa về Việt Nam bán. Một số mặt hàng trái cây cũng tương tự.

Nói chung hàng hóa muốn vào quốc gia nào thì phải tìm hiểu nhu cầu, khẩu vị… của nước đó thì người tiêu dùng mới chuộng. Ví dụ, món Thái qua Việt Nam mà khẩu vị chua quá hoặc cay quá thì DN điều chỉnh cho cay dịu xuống, chua ít lại mới phù hợp. Nếu thực phẩm Việt muốn vô Thái Lan thì cũng phải biết người Thái có thói quen ăn cay, ăn chua ra sao. Tức DN Việt phải tính toán tương tự DN Thái để có điều chỉnh như đừng cay quá, cay “hỗn” thì người ta không dùng mà cay vừa phải thôi.

Tôi cũng có lời khuyên cho hàng Việt là phải cải thiện về mẫu mã. Nếu cải thiện một chút nữa về mẫu mã sẽ được người Thái đón nhận vì chất lượng hàng Việt không thua gì hàng Thái!

Ông NARONK SUMMAT,

Chủ tịch Hiệp hội DN Thái tại Việt Nam

Miếng bánh chục ngàn tỉ đồng

Theo công ty nghiên cứu thị trường và bán lẻ GFK, thị trường điện máy Việt Nam là một miếng bánh lớn, chưa khai thác hết. Đặc biệt mức độ tiêu thụ sản phẩm điện tử, điện lạnh Việt Nam vẫn trên đà tăng trưởng, từ mức 37.000 tỉ đồng vào quý I-2015 lên mức 45.000 tỉ đồng vào quý III-2016.

Theo Tú Uyên (Pháp luật TP HCM)
PVcomBank ra mắt nền tảng số dành cho doanh nghiệp

PVcomBank ra mắt nền tảng số dành cho doanh nghiệp

Tài chính - Ngân hàng 10:38

Ngày 26-11-2024, PVcomBank ra mắt nền tảng ngân hàng số PVConnect Biz, mang đến những giải pháp tài chính số toàn diện dành cho các khách hàng tổ chức.

BIDV QR - Siêu trợ lý thu hộ trên ezCloud

BIDV QR - Siêu trợ lý thu hộ trên ezCloud

Ngân hàng 18:58

Dịch vụ Thu hộ qua QR định danh của BIDV đã chính thức có mặt trên nền tảng ezCloud - phần mềm Quản lý khách sạn số 1 tại Việt Nam. Nhân dịp này, BIDV và ezCloud dành tặng khách hàng sử dụng phần mềm ezCloudHotel, ezFolio, ezTicket và ezGolf chương trình khuyến mãi với các ưu đãi lớn nhất từ trước tới nay.


VIETBANK TRIỂN KHAI COMBO PHÍ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ CHO DOANH NGHIỆP

VIETBANK TRIỂN KHAI COMBO PHÍ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ CHO DOANH NGHIỆP

VnMoney 09:33

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) ưu đãi phí thanh toán quốc tế, tư vấn thủ tục chuyển tiền và nhiều ưu đãi khác nhằm tạo thêm các giá trị gia tăng cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh quốc tế.

Fintech và AI đưa tài chính số tới mọi người

Fintech và AI đưa tài chính số tới mọi người

Tài chính - Ngân hàng 14:44

Với niềm tin trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ là yếu tố thay đổi "cuộc chơi", MoMo đã đầu tư mạnh mẽ, và hiện đội ngũ chuyên gia AI chiếm tới 1/3 nhân sự công nghệ, đem lại nhiều "quả ngọt" cho Fintech Việt này

VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững

VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững

Tài chính - Ngân hàng 18:01

Tiếp nối chuỗi hoạt động thúc đẩy tài chính bền vững sau COP28, VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP với lãi suất và phí ưu đãi dành cho các phương án, dự án mang lại lợi ích về môi trường và xã hội.

VPBank – hành trình từ thấu hiểu đến cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

VPBank – hành trình từ thấu hiểu đến cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

Tài chính - Ngân hàng 18:46

Sự gắn bó và niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu không chỉ đến từ chất lượng sản phẩm, dịch vụ, mà còn xuất phát từ cách doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng, xây dựng hành trình trải nghiệm để mang lại những giá trị tích cực.

VPBank và FE CREDIT hợp tác chiến lược với FPT Shop

VPBank và FE CREDIT hợp tác chiến lược với FPT Shop

Tài chính - Ngân hàng 19:01

Ngày 8-12-2023, VPBank và FE CREDIT đã cùng ký kết thỏa thuận hợp tác với FPT Shop - Chuỗi cửa hàng bán lẻ trực thuộc Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT nhằm đem đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm các thiết bị công nghệ, điện máy gia dụng dễ dàng, nhanh chóng với nhiều ưu đãi hơn.