Theo đó, để được cấp chứng nhận "Dâu tây Đà Lạt", tổ chức, cá nhân phải có hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm dâu tây trên địa bàn TP Đà Lạt và vùng phụ cận như Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà… tuân thủ các quy định nghiêm ngặt trong suốt quy trình từ sản xuất đến lưu thông, nhằm đảm bảo sản phẩm có đặc tính, chất lượng để tạo nên uy tín, thương hiệu bền vững.
Hiện nay tại TP Đà Lạt có 8 sản phẩm được mang nhãn hiệu chứng nhận "Dâu tây Đà Lạt" khi thỏa mãn các đặc tính, hình thái đạt tiêu chuẩn chất lượng VietGAP.
Dâu tây Đà Lạt phải thỏa mãn các đặc tính, hình thái đạt tiêu chuẩn chất luợng VietGAP mới được gắn nhãn.
Cụ thể, các loại dâu tây giống Mỹ Đá, Mỹ Hương với trái hình tim, thịt đỏ tươi, chiều dài từ 25 – 30 mm, cân nặng từ 10 – 15 g, vị chua, thơm và vỏ cứng; 2 sản phẩm giống dâu tây New Zealand và Langbiang, trái hình bầu dục và hình tim dài, đỏ đậm, chiều dài từ 30 – 35 mm, cân nặng 15 – 20 g, vị ngọt, thơm ngon, ít chua. Và 4 giống còn lại gồm Mara des Bois, Đài Loan, Nhật (Toyohaka), Ssanta (Hàn Quốc), trái hình tim, phần đài mỏng, ngắn, trái mềm, thơm ngon, ngọt thanh…
Theo ông Nguyễn Đức Máy, Kỹ thuật viên trang trại rau siêu sạch Cầu Đất Farm, nhận xét: "Ngoài gắn nhãn mác cho khoai tây "made in Đà Lạt" vừa qua đã tạo được uy tín trên thị trường, nay việc ban hành quy chế sẽ tập hợp được các cá nhân, tổ chức cùng nhau xây dựng, quản lý nhãn hiệu "Dâu tây Đà Lạt" thành thương hiệu có uy tín, góp phần tránh tình trạng dâu tây không rõ xuất xứ của Trung Quốc trà trộn, đội lốt dâu tây Đà Lạt làm mất đi thương hiệu uy tín địa phương".
Nhiều diện tích rau, hoa tại TP Đà Lạt phát bệnh lạ khiến nông dân lo lắng.
Cũng liên quan đến các loại nông sản Đà Lạt, gần đây phần lớn các diện tích rau, hoa Đà Lạt bị bệnh héo vàng lá, thối rễ, úng cây phổ biến tại phường 8, 9, 11, 12, xã Xuân Thọ… khiến nhà vườn lo lắng.
Để tránh trường hợp dịch bệnh lây lan, ông Lại Thế Hưng, Chi cục trưởng chi Cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, khuyến cáo bệnh gây hại các giai đoạn sinh trưởng của cây từ lúc mới trồng đến khi thu hoạch và có xu hướng ngày càng tăng. Người trồng cần nhổ bỏ và tiêu hủy toàn diện tích nhiễm bệnh để cắt đứt nguồn lây lan bệnh, không ươm giống cúc trên các khu vực đã bị nhiễm bệnh. Các vườn ươm chưa phát hiện triệu chứng bệnh cần theo dõi, nếu xuất hiện cây bị bệnh phải nhổ bỏ, tiêu hủy sớm…".
"Riêng loại bệnh mới xuất hiện trên rau cô rôn, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng đang xuống địa phương lấy mẫu bệnh đi phân tích, nhằm xác định nguyên nhân và sớm đưa các các biện pháp phòng trừ cho người dân" – ông Hưng, cho biết thêm.