18/04/2019 06:54

Đừng để xảy ra tai nạn mới tiếc nuối...

Mới đây, trong lúc ra biển tắm, 2 học sinh (HS) của Trường Tiểu học Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa bị dòng nước xoáy cuốn trô

i. Từ đầu năm đến nay có nhiều cái chết do đuối nước liên quan đến trẻ em, như vụ 6 HS tử vong tại bãi biển xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam vào ngày 8-2. Đến ngày 10-2 lại xảy ra 2 trường hợp khác cũng trên địa bàn huyện này. Ngày 16-3, 3 trẻ chết đuối trên một kênh thủy lợi thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Ngày 21-3, 8 HS chết đuối sau khi rủ nhau ra sông Đà, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình chơi.

Thực tế cho thấy, tai nạn do đuối nước có thể xảy ra bất cứ địa bàn nào và ở mọi địa hình. Trong đó, không ít vụ xảy ra chính từ sự chủ quan của trẻ em lẫn sự thiếu quan tâm của người lớn. Theo thống kê chưa đầy đủ, hằng năm trên cả nước có hơn 2.000 trẻ em bị tử vong do đuối nước. Được biết tỉ lệ này so với giai đoạn 2001-2010 đã giảm một nửa nhưng đây vẫn là con số đáng báo động.

Vấn đề phổ cập bơi cho HS các cấp đã được đưa vào nội dung chính khóa của các trường từ nhiều năm nay nhưng hiệu quả chưa được như mong đợi. Khó khăn lớn nhất vẫn là cơ sở vật chất chưa thể đáp ứng hết cho toàn bộ HS trong độ tuổi cần phổ cập, đặc biệt là tại các vùng nông thôn. Không ít HS dù đã học xong, được xem là đã hoàn thành khóa phổ cập nhưng vẫn không biết bơi.

Mới đây, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kết hợp cùng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông qua ấn phẩm "Hướng dẫn toàn cầu về phòng, chống đuối nước", đề ra 6 biện pháp can thiệp và 4 chiến lược hỗ trợ công tác phòng, chống đuối nước đối với trẻ em. Tuy nhiên điều cốt lõi vẫn là cần trang bị cho trẻ em ở độ tuổi tiểu học trở lên biết bơi và kỹ năng an toàn trong môi trường nước chứ không chỉ dừng lại ở chuyện hô hào, phát động phong trào rầm rộ rồi sau đó lại bỏ ngỏ từ năm này qua tháng nọ.

Trước tình hình đuối nước diễn ra liên tục gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có công văn gửi các sở Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm về việc tăng cường các giải pháp phòng chống tai nạn đuối nước HS, sinh viên dịp hè 2019.

Dù vậy, chủ động phòng tránh từ gia đình luôn là điều cần thiết. Phụ huynh cần phải nâng cao trách nhiệm quản lý, không để con em mình tự do tắm ao hồ, kênh rạch, sông suối... mà không có sự trông nom của người lớn. Đuối nước là "dịch" thầm lặng cướp hơn 2.000 trẻ em Việt Nam mỗi năm. Tuy nhiên, "dịch" này có thể phòng ngừa. Xin đừng để xảy ra những tai nạn rồi mới đau xót tiếc nuối… 

Chung Thanh Huy

Tin liên quan

Viết bình luận

TP HCM: Đường Đặng Thúc Vịnh nguy cơ trở thành "tuyến đường đen"?
29/5/2023 548 1k
(NLĐO)- Phóng viên Báo Người Lao Động đã ghi nhận thực tế những bất cập trên tuyến đường Đặng Thúc Vịnh
LẮNG NGHE NGƯỜI DÂN HIẾN KẾ: Tháo điểm nghẽn cơ chế để TP HCM vượt trội
29/5/2023 548 1k
Nguyên nhân của những tồn tại, thách thức ảnh hưởng đến quá trình phát triển chung của TP HCM một phần bởi diễn biến của dịch COVID-19 nhưng phần quan trọng khác do còn nhiều điểm nghẽn trong thể chế, hạ tầng, thiếu vốn, thiếu nguồn lực...
Xót xa hoàn cảnh 2 chị em tử vong dưới ao khi cha mẹ đi làm ăn xa
28/5/2023 548 1k
(NLĐO) - Trong lúc trời mưa to, 2 chị em ở Bạc Liêu trốn bà nội ra ao nước phía sau nhà để tắm thì không may đuối nước dẫn đến tử vong.
Yêu quê hương từ những lá cờ
28/5/2023 548 1k
Lá cờ Tổ quốc được treo ở những nơi linh thiêng, trang trọng; đồng hành với cán bộ, chiến sĩ và người dân trong việc xây dựng đất nước, bảo vệ cuộc sống bình yên hôm nay.
Khiếp sợ với hình ảnh kim tiêm "giăng bẫy" trên cầu bộ hành

Khiếp sợ với hình ảnh kim tiêm "giăng bẫy" trên cầu bộ hành

(NLĐO)- Nhiều cầu bộ hành tại TP HCM xuất hiện bơm kim tiêm trên bồn trồng hoa, thậm chí ngay lối đi bộ.