xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sang Úc làm việc sẽ khó hơn?

Nguyễn Duy

Những thay đổi về chính sách nhập cư của Úc khiến nhiều người không được cấp visa, tuy nhiên không ảnh hưởng đến các doanh nghiệp XKLĐ của VN

Trong vài ngày qua, nhiều bạn đọc liên hệ Báo Người Lao Động thắc mắc: Có hay không việc chính phủ Úc dừng cấp visa cho lao động VN sang Úc làm việc? Một bạn đọc ở TPHCM cho biết có hai đồng nghiệp làm ở bộ phận bánh của một công ty dự tuyển nghề bánh ở Úc. Mọi thủ tục đều hoàn tất nhưng giờ chót thì bị từ chối cấp visa.

img

Lao động học nghề hàn chuẩn bị sang Úc làm việc. Ảnh: C.T.V

 

20.000 trường hợp bị từ chối


Thắc mắc của bạn đọc xuất phát từ những thay đổi về chính sách nhập cư của Úc. Ngày 8-2-2010, thượng nghị sĩ Chris Evans, Bộ trưởng Bộ Di trú và Công dân vụ, đã ra thông báo về những thay đổi này, đặc biệt tập trung vào đối tượng nhập cư diện tay nghề. Theo đó, kể từ ngày 8-2, danh sách 106 ngành nghề được ưu tiên cấp visa định cư diện tay nghề ở Úc  (MODL) bị hủy bỏ và dự kiến sẽ thay đổi bằng một MODL mới từ giữa năm 2010.


Trong danh sách MODL bị hủy bỏ, một số ngành nghề như thợ uốn tóc, đầu bếp, thợ làm bánh, thợ sửa xe, kể cả kế toán... không còn được ưu tiên cấp visa như trước. Việc hủy bỏ danh sách những ngành nghề này do quy định cũ có nhiều kẽ hở để người nước ngoài lách luật và không còn phù hợp với tình hình.

Trước nay, phần lớn du học sinh nước ngoài chọn học các ngành nghề ưu tiên nói trên nhằm để được nhập cư và sau khi đã được hưởng quy chế thường trú, họ lập tức rời khỏi ngành nghề đã học. Do vậy, chính phủ Úc sẽ đưa ra một danh sách MOLD ít hơn nhưng đòi hỏi cao hơn về kỹ năng và tay nghề.


Sự thay đổi này đã tác động trực tiếp đến rất nhiều du học sinh nước ngoài ở Úc, bởi hiện có hàng chục ngàn sinh viên theo học các ngành nấu ăn, làm tóc hay kế toán với mục đích chính là được hưởng quy chế thường trú. Hiện toàn nước Úc có 150 cơ sở giáo dục và 120.000 du học sinh nước ngoài; sự thay đổi này đồng nghĩa với việc họ sẽ không được bảo đảm xem xét định cư. Hiện tại, chính phủ Úc đã thông báo từ chối 20.000 hồ sơ xin cấp quy chế thường trú theo dạng nhập cư tay nghề. Những hồ sơ này nộp trước thời điểm 1-9-2007.


6 DN được đưa
lao động sang Úc


Những thay đổi về chính sách nhập cư diện tay nghề đã tác động đến việc người nước ngoài dự tuyển sang Úc trong một số trường hợp. Cụ thể, đó là những trường hợp người nước ngoài tự làm thủ tục dự tuyển để được xin cấp visa theo diện cá nhân mà không qua bảo lãnh của doanh nghiệp (DN). Ngược lại, một số khác đăng ký ở những ngành nghề có bảo lãnh của DN nhưng visa đã bị từ chối mà họ không biết trước.
 
Một chuyên gia về xuất khẩu lao động (XKLĐ) sang Úc cho rằng rất có thể trường hợp của hai lao động đề cập đầu bài viết đăng ký theo chương trình visa 457. Loại visa này hiện chỉ áp dụng đối với đầu bếp, còn đối với thợ làm bánh đã bị từ chối từ 4-5 năm nay. Trong số hơn 170.000 hồ sơ xin cấp visa sang Úc, khoảng 70.000 trường hợp không đáp ứng các yêu cầu, trong đó nhiều trường hợp tự đứng đơn dự tuyển.


Tuy nhiên, XKLĐ của VN sang Úc không bị ảnh hưởng từ việc thay đổi chính sách nhập cư diện tay nghề. Ông Phạm Ngọc Minh, Phó Giám đốc Công ty Lasec thuộc Tổng Công ty Xây dựng thủy lợi 4 (HYCO 4), giải thích: Lao động VN sang Úc thông qua bảo lãnh của DN, một hình thức ưu tiên, nên việc xin visa vẫn bình thường.

Hiện các DN XKLĐ đang tiến hành thủ tục xin visa cho lao động VN sang Úc theo các loại visa 457 dành cho đầu bếp (thợ làm bánh bị từ chối), visa 121 (dành cho khu vực thành thị) và visa 119 (khu vực ngoài thành thị). Theo cách này, Lasec đã đưa được trên 100 lao động sang Úc; hiện còn 30 lao động đang chuẩn bị xuất cảnh và 20 người khác đang xin visa.


XKLĐ của VN sang Úc được thí điểm triển khai từ tháng 10-2005, với 6 DN được phép phái cử lao động gồm HYCO 4, Tổng Công ty Công nghiệp Ô tô VN (Vinamotor), Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu chuyên gia lao động và kỹ thuật (IMS), Công ty Cổ phần Hợp tác lao động quốc tế (LOD), Công ty Du lịch - Dịch vụ dầu khí VN (OSC) và Công ty TNHH một thành viên Cung ứng lao động quốc tế (LATUCO). Các DN này được phép thí điểm đưa lao động sang Úc, chủ yếu là thợ làm bánh, đầu bếp và thợ hàn. Đến nay, có khoảng 200 người xuất cảnh sang Úc thông qua các DN trên.

Điều kiện tuyển dụng khắt khe


Hợp đồng sang Úc làm việc của lao động VN thường là 2 năm, nếu làm tốt sẽ được gia hạn 2 năm với thu nhập khoảng 41.000 AUD/năm (1 AUD hơn 17.000 đồng) đối với khu vực ngoài thành thị và 45.000 AUD/năm đối với khu vực thành thị. Người lao động được điều chỉnh lương 2 lần vào tháng 1 và 7 hằng năm.


Việc tuyển dụng lao động sang Úc không dễ dàng. Lý do là do chi phí XKLĐ khá cao, khoảng 200 triệu đồng/người, cùng với những điều kiện tuyển dụng rất khắt khe. Theo ông Phạm Ngọc Minh, người được tuyển đòi hỏi phải có tay nghề cao, tối thiểu 5 năm kinh nghiệm, giỏi tiếng Anh (diện visa 457 yêu cầu trình độ IELTS 5.0; visa 119, 121 yêu cầu trình độ IELTS 4.5). Sau khi được tuyển chọn, người lao động phải trải qua một kỳ sát hạch tay nghề để được cấp chứng chỉ theo quy định của Úc trước khi tiến hành thủ tục xin cấp visa.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo