xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không để người dân thiếu nước sạch

NHÓM PHÓNG VIÊN

Tiền Giang là địa phương đầu tiên ở ĐBSCL công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt trên địa bàn một huyện

Những ngày qua, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị yêu cầu tăng cường thực hiện các biện pháp phòng chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn, các địa phương khu vực ĐBSCL đã gấp rút triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực.

Nhiều cách ứng phó

Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Cà Mau, cho biết hiện tượng thời tiết cực đoan đã khiến 2.620 hộ gia đình tại các huyện Trần Văn Thời, Thới Bình, U Minh thiếu nước, không chủ động được nguồn nước sinh hoạt. Khô hạn gay gắt dưới tác động của hiện tượng El Nino đã đặt 31.647 ha rừng ở Cà Mau vào nguy cơ xảy ra cháy…

"Thời gian tới, địa phương sẽ thực hiện theo các phương án ứng phó thiên tai đã được phê duyệt" - ông Vũ nhấn mạnh.

Theo ông Nguyễn Thanh Tùng - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Cà Mau, địa phương đã chuẩn bị kế hoạch, giải pháp ứng phó tình trạng thiếu nước ngọt và hạn hán đang diễn ra gay gắt. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã thống nhất sử dụng 10 tỉ đồng từ nguồn ngân sách địa phương để mua dụng cụ chứa nước hỗ trợ người dân khó khăn, nối dài đường ống và xây dựng các trạm cấp nước…

Những khu vực có trạm cấp nước thì cấp luân phiên cho người dân để bảo đảm tất cả đều có nước ngọt sinh hoạt. Những nơi không có trạm cấp nước thì bơm nước vào bồn rồi đặt tại các nhà văn hóa ấp, xã để người dân đến lấy về phục vụ sinh hoạt.

Về lâu dài, lãnh đạo Chi cục Thủy lợi tỉnh Cà Mau kiến nghị các bộ, ngành hỗ trợ địa phương xây dựng những ô thủy lợi có diện tích 500 - 1.000 m2; đầu tư hệ thống cống, trạm bơm để điều tiết nước nhằm hạn chế tiêu thoát ra biển. Chi cục còn kiến nghị Bộ NN-PTNT nghiên cứu, sớm có giải pháp cấp nước ngọt cho Cà Mau. Việc dẫn nước ngọt từ sông Hậu về Cà Mau là một vấn đề khó, rất cần sự nghiên cứu, đánh giá của các nhà khoa học cũng như chuyên gia đầu ngành.

Không để người dân thiếu nước sạch- Ảnh 1.

Công nhân Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Sóc Trăng làm việc hết công suất để đưa nước sinh hoạt đến các vùng quê. Ảnh: LÊ HOÀNG

Trước tình hình hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ngày càng gay gắt và diễn biến phức tạp, chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự các cấp, ngành, địa phương thường xuyên cập nhật chỉ đạo mới nhất của Trung ương và Chính phủ.

Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang giao Sở NN-PTNT chủ động phối hợp với cơ quan khí tượng thủy văn theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến thời tiết; kịp thời thông báo tình hình mặn, diễn biến mực nước cho các ngành, địa phương và người dân biết để chủ động trong sản xuất, sinh hoạt.

Ngoài ra, Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang được giao phối hợp với Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi miền Nam vận hành hệ thống thủy lợi Cái Lớn, Cái Bé, cống Xẻo Rô và hệ thống cống tuyến đê biển để ngăn mặn, giữ ngọt phù hợp với yêu cầu thực tế tại từng thời điểm sản xuất, từng khu vực. Sở NN-PTNT phối hợp với các địa phương thường xuyên kiểm tra, có giải pháp khắc phục ngay điểm xâm nhập mặn, thiếu nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt vùng nông thôn. Bên cạnh đó, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, duy tu, sửa chữa các công trình cấp nước vùng nông thôn, hải đảo để kịp thời phục vụ người dân; hướng dẫn sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, ưu tiên bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân và cơ sở y tế, giáo dục, kiên quyết không để thiếu nước sinh hoạt.

Thích ứng với hạn, mặn

Để giúp người dân có nước sạch sử dụng, tỉnh Sóc Trăng vừa xây dựng công trình dẫn nước sinh hoạt ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn cho các hộ dân ấp Bưng Chông, xã Tài Văn, huyện Trần Đề.

Bà Dương Kim Thúy, một trong những người dân được hưởng lợi từ công trình, cho biết trước đây, nguồn nước gia đình bà sử dụng chủ yếu lấy từ giếng khoan. Gần đây, do giếng hỏng nên gia đình bà phải lấy nước từ dưới sông lên, sau đó lắng phèn để dùng, nguy cơ ô nhiễm rất cao. "Mấy bữa nay, nguồn nước sạch dẫn đến tận nhà nên người dân địa phương rất vui mừng" - bà phấn khởi.

Theo ông Nguyễn Thành Được, Phó Giám đốc Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Sóc Trăng, trong bối cảnh hạn, mặn còn diễn biến phức tạp, trung tâm tiếp tục triển khai các công trình cấp nước tập trung nông thôn. Các công trình này thuộc dự án công trình trữ nước và hệ thống cung cấp nước sinh hoạt tại các vùng có nguồn nước ô nhiễm, khan hiếm nước hay vùng bị ảnh hưởng xâm nhập mặn.

Không để người dân thiếu nước sạch- Ảnh 2.

Nông dân Vĩnh Long xuống giống vụ hè thu tuân thủ lịch thời vụ để thích ứng với hạn, mặn. Ảnh: CA LINH

Tại Vĩnh Long, do độ mặn đang bước vào thời kỳ cao điểm nên các cống ở huyện Vũng Liêm đã được đóng lại để bảo vệ sản xuất. Sở NN-PTNT tỉnh Vĩnh Long dự kiến xuống giống vụ hè thu khoảng 35.000 ha, chia thành 3 đợt để thích ứng với tình hình hạn, mặn. Để vụ hè thu sản xuất thành công, ngành NN-PTNT tỉnh khuyến cáo người dân tuân thủ lịch thời vụ xuống giống, sử dụng các giống lúa phù hợp với điều kiện hạn, mặn và hệ thống thủy lợi nội đồng phải bảo đảm nguồn nước tưới tiêu.

Thực hiện chỉ thị nêu trên của Thủ tướng Chính phủ, ngày 2-4, UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành công văn yêu cầu khẩn trương triển khai các giải pháp cấp nước sinh hoạt cho người dân ở các huyện, thị phía Đông.

Theo đó, UBND tỉnh Tiền Giang yêu cầu chủ tịch UBND các huyện Gò Công Tây, Gò Công Đông, Tân Phú Đông và thị xã Gò Công tiếp tục tuyên truyền để người dân sử dụng nước tiết kiệm, đúng mục đích; phối hợp với Công ty TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang kiểm tra, xử lý nghiêm trường hợp hộ dân ở khu vực đầu tuyến có hành vi chuyển nhượng, bán lại nước cho tổ chức, cá nhân với giá cao để trục lợi, gây ra tình trạng thiếu nước ở cuối nguồn và gây bức xúc trong dư luận.

Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cũng vừa ký văn bản công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô năm 2024 trên địa bàn huyện Tân Phú Đông. Đây là địa phương đầu tiên ở ĐBSCL công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước.

Theo văn bản trên, UBND tỉnh Tiền Giang giao Sở NN-PTNT chủ trì, phối hợp với UBND huyện Tân Phú Đông và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức vận chuyển nước ngọt có độ mặn thấp hơn 100 mgCl/lít về các ao chứa nước tại huyện này để duy trì hoạt động sản xuất, phục vụ nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn. 

Hỗ trợ xe vận chuyển nước

Tỉnh Long An đã thực hiện nhiều dự án cấp nước tại các huyện vùng hạ là Cần Đước, Cần Giuộc và Tân Trụ để giải quyết nhu cầu nước sạch cho người dân.

Ông Đặng Văn Tây Lo, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Tân Trụ, cho biết để giúp người dân có nước sạch sử dụng trong thời điểm nắng nóng gay gắt, huyện đã làm việc với đơn vị cấp nước và chỉ giải quyết được theo phương án tạm thời là cấp nước luân phiên theo từng khu vực. Những khu vực xa đường ống dẫn, huyện phối hợp, hỗ trợ xe để vận chuyển nước sạch đến nơi cho người dân sử dụng, không để hộ nào thiếu nước sinh hoạt.

ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH

Không để người dân thiếu nước sạch- Ảnh 3.

Không để người dân thiếu nước sạch- Ảnh 4.

Không để người dân thiếu nước sạch- Ảnh 5.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo