xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cấp thiết bảo tồn cua đá Cù lao Chàm

Bài và ảnh: Trần Thường

Cua đá ở đảo Cù lao Chàm đang dần bị suy kiệt đến mức đáng báo động, cần có giải pháp quản lý, khai thác một cách bền vững

Cua đá ở đảo Cù lao Chàm (xã Tân Hiệp, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) được mệnh danh là vua của các loài hải sản, với hàm lượng dinh dưỡng cao, bổ dưỡng chỉ xếp sau món yến sào. Đây là món ăn ưa thích của du khách khi đến tham quan Cù lao Chàm. Dù giá bán khá cao, khoảng 1 - 1,8 triệu đồng/kg, nhưng lượng cua đá khai thác được chưa bao giờ đáp ứng đủ nhu cầu của thực khách.

Nguy cơ tuyệt chủng

Những năm qua, chính quyền địa phương và người dân đã có nhiều nỗ lực để bảo vệ loài hải sản này - như việc dán nhãn đối với những con cua đủ lớn mới được khai thác, cho bán ra thị trường. Tuy vậy, theo khảo sát của các chuyên gia, số lượng cua đá ở Cù lao Chàm đang giảm đến mức đáng báo động - nếu không có giải pháp quản lý kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng trong thời gian tới.

Cụ thể, số liệu khảo sát của một đơn vị chuyên môn do UBND TP Hội An thuê thực hiện từ năm 2021 đến nay cho thấy số lượng tức thời cua đá năm 2023 giảm 33% so với năm 2021. Hiện nay, số lượng cá thể cua đá ước tính còn lại ở Cù lao Chàm khoảng 19.628 con, trong đó khu vực Hòn Dài giảm nhiều nhất (72,4%). Cùng với thực tế quan trắc và tham vấn cộng đồng, các chuyên gia cho rằng mô hình quản lý cua đá tại Cù lao Chàm đang gặp phải nhiều thiếu sót dẫn đến chưa thể kiểm soát việc khai thác một cách đồng bộ và chặt chẽ.

Theo ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP Hội An, trước đây, mô hình "Tổ cộng đồng bảo tồn và khai thác bền vững cua đá Cù lao Chàm" tự quản lý khai thác theo công cụ "dán nhãn sinh thái" đã mang đến hiệu quả trong công tác quản lý, bảo tồn cua đá. Theo quy chế này, cua đá được khai thác đêm hôm trước phải được mang đi nhận diện, đo, cân và dán nhãn sinh thái vào sáng hôm sau. Những con cua đá không đúng quy định sẽ bị trả lại rừng. Đội dân quân của xã sẽ phạt và thu hồi những trường hợp cua đá bán tại chợ hoặc nhà hàng không có nhãn sinh thái. Tại Cù lao Chàm, cua đá chỉ được khai thác từ ngày 1-3 đến 31-7 hằng năm. Từ ngày 1-8 đến 28-2 là mùa cua sinh sản nên bị cấm đánh bắt.

Cua đá Cù lao Chàm đang trong tình trạng bị khai thác đến suy kiệt

Cua đá Cù lao Chàm đang trong tình trạng bị khai thác đến suy kiệt

Tuy nhiên, kể từ khi Hợp tác xã khai thác, bảo tồn cua đá Cù lao Chàm ra đời từ năm 2018 đến nay, công tác quản lý, khai thác và bảo tồn cua đá gặp một số bất cập, khiến lượng cua đá bị suy giảm mạnh. "Hợp tác xã cua đá ra đời liên quan đến hoạt động, trách nhiệm sản xuất - kinh doanh nên công tác quản lý, khai thác có sự thay đổi, chưa được đồng bộ, chặt chẽ" - ông Hùng nói và cho biết tình trạng sạt lở ở khu vực phía Đông đảo Cù lao Chàm làm mất sinh cảnh cũng là một nguyên nhân khiến cua đá bị suy kiệt.

Cấp thiết bảo tồn cua đá Cù lao Chàm- Ảnh 2.

Cấp thiết bảo tồn cua đá Cù lao Chàm- Ảnh 3.

Cua đá tại Cù lao Chàm được dán nhãn mới cho bán ra thị trường

Tổ chức lại khâu quản lý

Vừa qua, UBND TP Hội An đã tổ chức cuộc họp về kết quả điều tra, nghiên cứu và kiến nghị các giải pháp thực hiện đối với công tác bảo tồn, quản lý loài cua đá tại đảo Cù lao Chàm. Cuộc họp được xem là một trong những bước đi đầu tiên nhằm tổ chức lại khâu quản lý, phục hồi hiện trạng cua đá đang rất đáng báo động những năm gần đây. Hiện UBND TP Hội An đang giao cho Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển Cù lao Chàm làm việc với tổ cộng đồng bảo tồn và khai thác bền vững cua đá và Hợp tác xã cua đá Cù lao Chàm, nhằm phân công trách nhiệm giữa các bên liên quan, củng cố lại mô hình hoạt động, xây dựng quy chế, phương án quản lý và khai thác một cách chặt chẽ hơn.

Ông Nguyễn Thế Hùng cho rằng hiện trạng cua đá tại Cù lao Chàm dù đang trong tình thế báo động nhưng vẫn có thể phục hồi được nếu các cơ quan, đơn vị và cộng đồng cùng chung tay góp sức. UBND TP Hội An cũng đang chỉ đạo Ban Quản lý khu bảo tồn biển tiếp tục khảo sát, xác định các khu vực có số lượng cua đá giảm mạnh sẽ cấm khai thác trong thời gian nhất định. "Loài cua đá sinh sản rất nhanh, nếu có giải pháp quản lý phù hợp thì sẽ rất nhanh tái đàn" - ông Hùng tin tưởng. 

Cua đá Cù lao Chàm có tên khoa học là Gecarcoidea lalandii, sống chủ yếu trong hóc hang đá, di chuyển leo trèo rất linh hoạt so với các giống cua khác. Rừng Cù lao Chàm có đến 200 loài cây dược liệu quý và lá các loài cây này trở thành thức ăn chính của cua đá, vì vậy cua đá ở đây có hương vị rất khác lạ so với những vùng khác. Vào mùa sinh sản, cua đá thường di chuyển xuống mép biển để đẻ trứng. Vì thế, cua đá nơi đây là "cầu nối" giữa sinh thái biển và rừng, ở khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù lao Chàm - Hội An.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo