xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

66,7% lao động muốn nghỉ việc để rút BHXH một lần

Bài và ảnh: Hồng Đào

(NLĐO) - Nữ lao động di cư nhận BHXH một lần vì cho rằng nhận BHXH một lần có lợi hơn, cuộc sống bấp bênh khó trụ làm việc lâu dài, lo cho cuộc sống gia đình một phần…

Xếp hàng chờ rút BHXH tại cơ quan BHXH TP Thủ Đức, TP HCM, chị Nguyễn Thị Thu (40 tuổi) cho biết rất đắn đo và đã quyết định rút BHXH một lần

Trước đây chị làm công nhân (CN) cho một công ty ở TP Thủ Đức. Công ty có đóng BHXH cho chị hơn 10 năm. Công ty khó khăn, thiếu đơn hàng, sản xuất cầm chừng, chị Thu quyết định nghỉ việc, xin rút BHXH một lần.

66,7% lao động muốn nghỉ việc để rút BHXH một lần- Ảnh 1.

Người Lao Động chờ rút BHXH một lần tại TP Thủ Đức, TP HCM

Chị Thư bày tỏ: "Hiện nhà tôi có con nhỏ, lại không có việc làm ổn định nên tôi muốn rút BHXH một lần để có tiền trang trải cuộc sống. Dù biết số tiền rút được không nhiều nhưng giải quyết được phần nào khó khăn trước mắt".

Đó là một trong những lý do nữ CN rút BHXH một lần từ khảo sát đời sống, việc làm lao động nữ do Ban Nữ công, Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa công bố. Theo khảo sát 1.000 phiếu tại 30 doanh nghiệp (DN) ở 10 tỉnh, thành thì tỉ lệ lao động nữ di cư có khoảng thời gian cư trú 5-10 năm và từ 10 năm trở lên chiếm 67,9% số lao động được khảo sát. Theo đơn vị này, những lao động được khảo sát có thời gian gắn bó với nơi làm việc khá dài.

66,7% lao động muốn nghỉ việc để rút BHXH một lần- Ảnh 2.

Nữ lao động di cư muốn rút BHXH một lần do cuộc sống bấp bênh, khó bám trụ công việc lâu dài

Kết quả khảo sát cho thấy, chỉ có 6,5% DN có nhiều đơn hàng; 51,6% DN không đủ đơn hàng nên có phương án cắt giảm lao động hoặc cố duy trì lao động, giảm giờ làm hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động. Trong số người lao động (NLĐ) được khảo sát, một nửa lao động được trả tiền lương 5-7 triệu/tháng. Họ chủ yếu là lao động trực tiếp, lao động phục vụ. Chỉ 11% lao động được trả lương từ 9 triệu đồng trở lên, đa phần là cán bộ lãnh đạo phòng, quản lý phân xưởng.

Ngoài lương, lao động có các khoản thu nhập khác như tiền thưởng, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ giữ trẻ, nuôi con nhỏ dao động từ 600.000 đồng/tháng đến 1 triệu/tháng.

Bên cạnh 55,3% lao động muốn làm việc đến tuổi nghỉ hưu theo quy định, thì rất nhiều lao động muốn nhận BHXH một lần. Lý do nữ lao động di cư nhận BHXH một lần vì cho rằng nhận BHXH một lần có lợi hơn, cuộc sống bấp bênh khó trụ làm việc lâu dài, lo cho cuộc sống gia đình một phần...

Theo kết quả khảo sát trong DN, có 66,7% cho biết tại DN có tình trạng lao động muốn nghỉ việc để rút BHXH một lần. Lý do DN đưa ra về tình trạng NLĐ rút BHXH một lần là do suy giảm khả năng lao động, muốn về quê sinh sống, do xa con, xa gia đình, thu nhập quá thấp không có tích lũy.

Ngoài những lý do trên, một số người còn cho rằng, do điều kiện sống quá thấp, chưa hiểu rõ về chính sách bảo hiểm, CN cho rằng tuổi đời còn trẻ nên không thể chờ thời gian được hưởng BHXH quá lâu...

Theo PGS.TS Nguyễn Đức Đức Lộc, Viện trưởng Viện Đời sống Xã hội (Social Life), trong bối cảnh lịch phát triển các KCN tại vùng kinh tế trong điểm, đa số lao động Việt Nam xuất phát từ nông thôn vào đô thị kiếm sống nên ít nhiều mang theo nhận thức và tập quán truyền thống mô hình kinh tế nông nghiệp theo nguyên tắc chung những người trong gia đình "chăm sóc cho nhau" những lúc khó khăn hay khi đến tuổi già.
66,7% lao động muốn nghỉ việc để rút BHXH một lần- Ảnh 3.

Theo PGS.TS Nguyễn Đức Lộc trong lúc này, Việt Nam cần thêm các thực hành theo phương châm "bù đắp nhiều hơn, thu ít hoặc vừa đủ" để làm sống động lại thị trường lao động

Chính vì vậy, kết quả khảo sát xã hội gần đây của Social Life cho thấy nhiều NLĐ xem việc tham gia BHXH lại xem như một phần tiền tiết kiệm, tích lũy tài chính như thể một hình thức chơi hụi vốn khá phổ biến trong dân gian… Điều này cho thấy những thách thức trong việc triển khai các chính sách an sinh xã hội hướng tới mô hình nhà nước phúc lợi. Bởi từ trong nhận thức chung, nhiều người cho rằng đối tượng nhận được lương hưu là cán bộ công chức, làm ở các cơ quan Nhà nước chứ không nghĩ CN nhà máy được lãnh lương hưu.

"Theo tôi, trong lúc này, Việt Nam cần thực hành theo phương châm "bù đắp nhiều hơn, thu ít hoặc vừa đủ" để làm sống động lại thị trường lao động. Bởi NLĐ trở lại thị trường làm việc, tiếp tục tạo ra của cải vật chất, đóng thuế, Quỹ BHXH thì sẽ tốt hơn tình trang hàng triệu NLĐ nghỉ việc chờ rút BHXH một lần với điều kiện phải nghỉ việc ít nhất 12 tháng như hiện nay" - PGS.TS Nguyễn Đức Lộc đề xuất.

Bên cạnh đó, Việt Nam có Quỹ BHTN với kết dư lớn, có thời điểm lên đến gần 90.000 tỉ đồng. Mục tiêu của quỹ là nâng đỡ, hỗ trợ thị trường lao động, Do đó, lúc này, quỹ BHTN cần phát huy đúng vai trò, có chính sách rõ ràng hơn cho nhóm lao động trên 40 tuổi, giúp họ quay lại thị trường.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo