VnMoney
20/11/2018 15:00

VPBank tiếp vốn cho doanh nghiệp ngành thực phẩm

Với vai trò là một trong số ít đơn vị đồng hành chương trình, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã mang tới Hội nghị Quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam những chính sách hỗ trợ tài chính dành riêng cho các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm và xuất nhập khẩu.

Vừa qua, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương phối hợp với các đối tác trong và ngoài nước, trong đó có Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), tổ chức Hội nghị Quốc tế Công nghiệp thực phẩm Việt Nam (Vietnam Food Forum 2018) với chủ đề "Ứng dụng công nghệ trong thương mại nông sản, thực phẩm".

Đây là sự kiện quốc tế quan trọng nhất trong ngành thực phẩm Việt Nam, kết hợp với Chương trình Giao dịch thương mại được tổ chức bên lề Triển lãm Quốc tế Công nghiệp thực phẩm Việt Nam (Vietnam Foodexpo 2018) hằng năm.

Hội nghị thu hút trên 400 đại biểu là lãnh đạo Bộ, ngành và các địa phương; các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề; các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp; đến các lãnh đạo cấp cao của các tập đoàn, tổ chức kinh tế lớn, nhỏ cùng các cơ quan thông tấn, truyền thông tại Việt Nam và quốc tế.

Điểm nhấn rất quan trọng của hội nghị năm nay là chương trình Giao dịch thương mại giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các nhà nhập khẩu nước ngoài, các tập đoàn thu mua, đại siêu thị hàng đầu trong và ngoài nước như: Walmart (Mỹ), CJ, LOTTE (Hàn Quốc), AEON (Nhật Bản), Central Group (Thái Lan), MM Mega Market, Vinmart, Saigon Co.op, HAPRO, SATRA...

Hàng trăm doanh nghiệp trong nước đã được kết nối giao thương tại chỗ, mở ra cơ hội cung cấp hàng hóa cho các nhà phân phối thực phẩm lớn trong và ngoài nước, từ đó, mở rộng các chuỗi cung ứng về lương thực, thực phẩm.

VPBank tiếp vốn cho doanh nghiệp ngành thực phẩm - Ảnh 1.

Hàng trăm lượt giao dịch trực tiếp đã diễn ra sôi nổi giữa doanh nghiệp với các đối tác thu mua và VPBank

Phát biểu tại phiên tọa đàm Vietfood, ông Trương Thái Dương, đại diện VPBank, chia sẻ: VPBank không chỉ tiếp sức cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) về mặt tài chính mà còn cung cấp các giá trị phi tài chính như tổ chức các buổi kết nối giao thương trực tiếp giữa các SME.

"Việc tổ chức kết nối trực tiếp thông qua hình thức tọa đàm chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu các bên. Hiện VPBank đang đầu tư xây dựng một cổng kết nối trực tuyến dành cho các SME. Mục đích của nền tảng này là giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, dịch vụ, kết nối kinh doanh với nhau mà không mất các chi phí trung gian. Cổng kết nối dự kiến sẽ chính thức ra mắt năm 2019 với mạng lưới ban đầu là 70.000 doanh nghiệp"  ông Dương nói.

VPBank tiếp vốn cho doanh nghiệp ngành thực phẩm - Ảnh 2.

Ông Trương Thái Dương - Giám đốc miền Nam khối SME của VPBank (thứ 2 từ phải sang) - chia sẻ giải pháp tài chính dành cho doanh nghiệp ngành thực phẩm

Đối với các giải pháp tài chính, VPBank có 3 nhóm giải pháp cụ thể cho 3 nhóm doanh nghiệp. Nhóm giải pháp thứ nhất dành hỗ trợ các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ. Đây là nhóm doanh nghiệp thiếu hoặc không có đủ tài sản đảm bảo để vay ngân hàng. Vì vậy, VPBank mang tới giải pháp vay tín chấp, dựa trên năng lực của doanh nghiệp để cho vay với hạn mức đa dạng, lên đến 3 tỉ đồng.

Giải pháp thứ hai dành cho nhóm doanh nghiệp hoạt động trong mảng cung ứng nội địa. Các doanh nghiệp này thường gặp vấn đề chung là tình trạng công nợ bị kéo dài từ 3- 6 tháng. Nếu không đủ tài chính hoặc phải chờ bên mua thanh toán, thì không kịp gom vốn để chuẩn bị cho lượt sản xuất tiếp theo dẫn đến gặp nhiều khó khăn, cản trở.

"VPBank đưa ra giải pháp tài trợ hóa đơn. Ngân hàng chấp nhận hình thức doanh nghiệp dùng hóa đơn VAT đầu ra để thế chấp, giúp xoay vốn kịp thời. Bên bán linh động sản xuất, bên mua cũng yên tâm mua hàng" - ông Dương cho biết.

Giải pháp thứ 3 dành cho nhóm doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa. Hiện VPBank vẫn đang áp dụng giải pháp truyền thống là tài trợ xuất khẩu trước giao hàng và tài trợ xuất khẩu sau giao hàng (chiết khấu). Với các doanh nghiệp nhập khẩu, hình thức tài trợ khá đa dạng bao gồm phát hành LC, cho vay để thanh toán Bộ chứng từ LC, DP, DA, TTR… Đặc biệt, LC UPAS là giải pháp phát hành LC trả chậm cho doanh nghiệp, theo đó phía đối tác vẫn có thể nhận được tiền ngay khi xuất trình Bộ chứng từ, còn phía doanh nghiệp nhập khẩu vẫn được trả chậm theo thời hạn LC trả chậm. Đây là một hình thức LC rất ưu việt mà doanh nghiệp nhập khẩu khá ưa thích.

Gần 100 doanh nghiệp được VPBank tư vấn

Kết thúc hội nghị, VPBank đã tư vấn giải pháp tài chính tại chỗ cho gần 100 doanh nghiệp. Hàng trăm doanh nghiệp khác cũng đã tiếp cận, tìm hiểu về dịch vụ của VPBank tại khu vực triển lãm Vietnam Foodexpo 2018. Với những giải pháp tài chính phù hợp nhất của VPBank dành cho doanh nghiệp ngành thực phẩm, VPBank hy vọng các doanh nghiệp sẽ thêm cơ hội mở rộng sản xuất, kinh doanh đặc biệt là xuất khẩu được ngày càng nhiều sản phẩm Made in Vietnam ra thế giới.


Hoàng Tuấn
từ khóa :

Viết bình luận

Vedan Việt Nam được trao tặng chứng nhận “hàng Việt Nam chất lượng cao” năm 2024

Vedan Việt Nam được trao tặng chứng nhận “hàng Việt Nam chất lượng cao” năm 2024

Doanh nghiệp 13:32

Vào ngày 14/3/2024, tại hội trường Thống Nhất Tp HCM, Công ty CPHH Vedan Việt Nam đã vinh dự được trao tặng chứng nhận “hàng Việt Nam chất lượng cao” cho hai sản phẩm bột ngọt và hạt nêm. Đây là chuỗi thành tích được Vedan Việt Nam duy trì từ năm 2016 đến nay.

Lãi suất tiết kiệm thấp “chạm sàn”, dòng tiền đầu tư chảy vào đâu?

Lãi suất tiết kiệm thấp “chạm sàn”, dòng tiền đầu tư chảy vào đâu?

Cơ hội an cư 09:45

Luôn được đánh giá là một trong những kênh đầu tư sinh lời tốt nhất, bất động sản càng cho thấy sức hút khi lãi suất tiết kiệm liên tục rơi tự do, thiết lập nhiều “đáy” mới. Để đón sóng, một số chủ đầu tư lớn đã nhanh chóng tung ra các chính sách hỗ trợ đột phá.

Thúc đẩy tín dụng sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, khách hàng hưởng lãi suất ưu đãi

Thúc đẩy tín dụng sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, khách hàng hưởng lãi suất ưu đãi

Ngân hàng 09:43

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, hệ thống ngân hàng thương mại đang tích cực thúc đẩy tín dụng lãi suất thấp, hướng dòng vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế.

SAWACO chú trọng triển khai các dự án trọng điểm

SAWACO chú trọng triển khai các dự án trọng điểm

Doanh nghiệp 07:44

SAWACO luôn chú trọng triển khai các dự án trọng điểm, bảo đảm đấu thầu cạnh tranh, công bằng… cấp nước an toàn, liên tục cho người dân TP HCM

Thay vì ổn định với đồng lương, nhiều người trẻ chọn đầu tư sinh lời

Thay vì ổn định với đồng lương, nhiều người trẻ chọn đầu tư sinh lời

Chứng khoán 11:07

Làn sóng sa thải và khủng hoảng kinh tế đã thay đổi tư duy về tiền bạc của nhiều người trẻ. Nghề tay trái hay nguồn thu nhập phụ trở thành điều không thể thiếu để tạo ra sự an toàn tài chính.

Đại diện Meyer Sound: Nhà hát Hồ Gươm hội tụ đủ yếu tố của một nhà hát tầm cỡ

Đại diện Meyer Sound: Nhà hát Hồ Gươm hội tụ đủ yếu tố của một nhà hát tầm cỡ

Văn hóa – Giải trí 10:45

Giám đốc Dự án - ông John Pellower, đại diện hãng Meyer Sound Laboratories (Mỹ) - nhà cung cấp thiết bị âm thanh cho các sân khấu Broadway và nhà hát trên khắp thế giới đã có những chia sẻ về Nhà hát Hồ Gươm trong chuyến thăm Hà Nội gần đây.

Công đoàn Sawaco tổ chức Hội nghị về công tác thương lượng, ký kết, chấm điểm Thỏa ước lao động tập thể

Công đoàn Sawaco tổ chức Hội nghị về công tác thương lượng, ký kết, chấm điểm Thỏa ước lao động tập thể

Sản xuất - Kinh doanh 10:44

Nhằm nâng cao chất lượng công tác thương lượng, ký kết, chấm điểm Thỏa ước lao động tập thể tại Công đoàn Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco), ngày 15-3-2024 Ban Thường vụ Công đoàn Tổng Công ty đã tổ chức Hội nghị trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác thương lượng, ký kết, chấm điểm Thỏa ước lao động tập thể.