VnMoney
04/05/2020 10:37

Nguồn lực hỗ trợ của ngân hàng trong đại dịch Covid-19 đến đâu?

(NLĐO) - Giảm lãi suất không hẳn quan trọng nhất và có giới hạn. Có những giá trị hỗ trợ mở rộng hơn mà các ngân hàng Việt Nam đã sớm đi trước để hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó khăn từ dịch bệnh Covid-19.

Ưu tiên hàng đầu là thanh khoản, chứ không hẳn là lãi suất

"Rủi ro từ trên trời rơi xuống" - TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright, nói về tác động tiêu cực của dịch Covid-19 tại buổi hội thảo trực tuyến gần đây. Chuyên gia Vũ Thành Tự Anh nêu quan điểm, về chính sách tiền tệ, để hỗ trợ nền kinh tế và các doanh nghiệp lúc này, quan trọng nhất là đảm bảo tính thanh khoản cho hệ thống ngân hàng thương mại, qua đó hỗ trợ thanh khoản cho doanh nghiệp chịu tác động bởi dịch.

"Rất nhiều khuyến nghị nói chúng ta phải giảm lãi suất. Đề xuất này không sai. Vấn đề là chúng ta đã nói đến chuyện giảm lãi suất cả mấy năm nay mà không làm được. Bây giờ muốn giảm lãi suất, Ngân hàng Nhà nước buộc phải dùng biện pháp hành chính và không phải là giải pháp bền vững. Hơn nữa, nếu giảm lãi suất mà doanh nghiệp không tiếp cận được tín dụng thì thà để họ tiếp cận được tín dụng với lãi suất cao hơn. Bởi vậy, ưu tiên hàng đầu là hỗ trợ thanh khoản chứ không phải giảm mặt bằng lãi suất" - TS. Vũ Thành Tự Anh nhìn nhận.

Đến thời điểm này, thị trường ghi nhận ít nhất đã có hai đợt giảm lãi suất cho vay mở rộng từ các ngân hàng thương mại. Nhưng, như ý kiến trên, hướng giải pháp này không dễ mở rộng thêm và có giới hạn.

Tính đến tháng 1-2020, thời điểm Việt Nam ghi nhận ca nhiễm Covid-19 đầu tiên và bắt đầu chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh này, toàn hệ thống ngân hàng có số dư hơn 8,7 triệu tỉ đồng tiền gửi. Nguồn vốn đầu vào này gắn với lãi suất huy động đã ký ở mặt bằng trước khi có dịch. Để giảm lãi suất cho vay đầu ra, chi phí đầu vào này không và chưa thể giảm để cân đối ngay như bình thông đáy được.

Thay vào đó, giải pháp chung hệ thống ngân hàng đang quyết liệt triển khai là cắt giảm tối đa chi phí hoạt động, "hy sinh" lợi nhuận, sử dụng nguồn lực vốn chủ sở hữu với những ngân hàng mạnh…, qua đó tạo điều kiện để giảm được lãi suất cho vay.

Nhưng, như các ngành khách, hệ thống ngân hàng cũng không miễn nhiễm với Covid-19. Những ảnh hưởng và thiệt hại đang bộc lộ. Đơn cử như, chỉ sau khoảng một tháng, tổng lượng dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh đã tăng hơn gấp đôi, từ gần 1 triệu tỉ đồng lên tới khoảng 2 triệu tỉ đồng, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước. Và đây cũng là một trong những cản trở điển hình về điều kiện để giảm lãi suất.

Những giá trị cộng hưởng

Trên thế giới, ưu tiên bảo đảm thanh khoản trở nên cấp bách trong hỗ trợ qua chính sách tiền tệ. Điển hình như trục kết nối mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa triển khai với 6 ngân hàng trung ương lớn trên thế giới: mở rộng kết nối tạo nguồn USD "không giới hạn" phối hợp với các ngân hàng trung ương lớn khác.

Vì vậy, như phân tích của TS. Vũ Thành Tự Anh, bảo đảm thanh khoản hệ thống ngân hàng, qua đó hỗ trợ thanh khoản doanh nghiệp mới là ưu tiên hàng đầu. Mặt khác, hỗ trợ thanh khoản cũng chính là gián tiếp bình ổn và hỗ trợ lãi suất, chi phí sản xuất kinh doanh. Ở một hướng khác, việc cơ cấu lại nợ, giãn tiến độ hoặc hoãn nợ mà không đưa vào nhóm nợ xấu cũng là trực tiếp hỗ trợ thanh khoản doanh nghiệp.

Một trong những giá trị lớn mà các ngân hàng đem lại cho khách hàng chính là nâng tầm nền tảng số để giúp khách hàng thực hiện hiệu quả chi tiêu hằng ngày, mà vẫn đảm bảo "giãn cách xã hội". Đơn cử như, số liệu từ Công ty Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas), từ Tết Nguyên đán đến giữa tháng 3-2020, quãng thời gian nền kinh tế chịu ảnh hưởng tiêu cực khi dịch Covid-19 bùng phát, nhu cầu giao dịch trực tuyến đã tăng đột biến; tổng số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt qua Napas tăng tới 76%, tổng giá trị giao dịch tăng tới 124% so với cùng kỳ 2019. Dịch vụ ngân hàng số, tiện ích công nghệ đã hỗ trợ khách hàng quản lý dòng tiền hiệu quả hơn, tiết giảm nguồn lực và chi phí, tối ưu hóa vận hành… Đây là những giá trị âm thầm và mở rộng, có tính lâu dài, càng giá trị hơn trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19.

Vì vậy, nhiều ngân hàng đã bắt nhịp công bố miễn phí chuyển khoản giao dịch điện tử cho khách hàng trong bối cảnh Covid-19. Ngược dòng lịch sử, Techcombank đã tiên phong thực hiện chương trình Zero Fee, miễn phí hoàn toàn cho các giao dịch trực tuyến bắt đầu từ khách hàng cá nhân vào tháng 9-2016, rồi mở rộng sang khách hàng doanh nghiệp từ tháng 8-2018. Tính đến hết năm 2019, Techcombank đã không thu phí giao dịch chuyển khoản qua ngân hàng điện tử đến hơn 2.000 tỉ đồng. Hay như dự án số hóa quy trình vay mua nhà (M+) của Techcombank, giúp khách hàng chỉ cần ở nhà, tìm hiểu tự án, xử lý các thủ tục qua thiết bị điện tử. 

Nguồn lực hỗ trợ của ngân hàng trong đại dịch Covid-19 đến đâu? - Ảnh 1.

Ở ví dụ trên, đẩy nhanh quy trình, giảm thiểu thời gian và công sức của khách hàng cũng là giảm chi phí. Và "tình cờ", đây trở thành sản phẩm, kênh hỗ trợ điển hình từ ngân hàng trong mùa dịch Covid-19.

Nguồn lực hỗ trợ của ngân hàng đến đâu?

Như vậy, hỗ trợ xử lý thanh khoản, cơ cấu lại nợ, miễn giảm phí dịch vụ, vừa giảm lãi suất cho vay… các ngân hàng thương mại đang hỗ trợ khách hàng một cách toàn diện. Nhưng, ngược lại, ngân hàng cũng là doanh nghiệp, cũng chịu ảnh hưởng từ Covid-19, nguồn lực hỗ trợ của họ đến đâu?

Điểm thuận lợi là hệ thống ngân hàng Việt Nam vừa có quãng tích lũy tốt giá trị nguồn lực cũng như tạo được dịch chuyển cần thiết trước khi đại dịch xảy ra. Trước hết, những năm gần đây, nhiều ngân hàng đã chủ động gia tăng tỉ trọng nguồn thu phí tín dụng, kiến tạo nền tảng tài sản vững vàng và thanh khoản dồi dào. Trong nguồn lực đó, nhiều thành viên như BIDV, Vietcombank, Techcombank… đã lần lượt thực hiện các đợt gọi vốn đầu tư nước ngoài thành công giai đoạn vừa qua, với thặng dư lớn để tích lũy sức mạnh vốn chủ sở hữu. Cùng với nhóm này, nhiều thành viên khác cũng đã đáp ứng được chuẩn mực Basel II trước hạn, đặc biệt là những ngân hàng đã xây dựng được khung quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế với hệ số an toàn vốn (CAR) cao. Chưa kể đến nền tảng huy động vốn tốt sẽ tạo ra nguồn thanh khoản tốt để hỗ trợ đảm bảo dòng tiền cho việc ổn định sản xuất và phát triển kinh doanh.

Báo cáo mới nhất từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng nhận định, tấm đệm vốn mà các ngân hàng xây đắp từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 đến nay đã "dày thêm", sẽ giúp ngân hàng ít bị thiệt hại hơn trước đại dịch Covid-19. Và hiện các ngân hàng cũng đang nắm giữ nhiều tài sản thanh khoản tốt hơn so với trước đây.

Tuy nhiên, cũng theo IMF, trong trường hợp dịch Covid-19 diễn biến nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an toàn vốn của các ngân hàng, các cơ quan chức năng có thể hỗ trợ tài chính cho các ngân hàng, hoặc hỗ trợ người vay (trợ cấp trực tiếp hoặc giảm thuế) để giúp người vay trả nợ, hoặc bảo lãnh tín dụng cho ngân hàng. Trước rủi ro, chính hệ thống ngân hàng cũng cần được tăng cường hỗ trợ để gia cố an toàn hoạt động, qua đó có điều kiện để tăng sức hỗ trợ khách hàng, bởi khó khăn từ Covid-19 dự báo có thể kéo dài.

Bích Ngọc
từ khóa :
Mondelez Kinh Đô tiếp tục lan tỏa tinh thần chia sẻ

Mondelez Kinh Đô tiếp tục lan tỏa tinh thần chia sẻ

Nhịp sống 17:38

Mondelez Kinh Đô tiếp tục mang Trung thu đến với hàng nghìn trẻ em và hỗ trợ thực phẩm cho đồng bào vùng bão lũ

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu đồng trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu đồng trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào

Hoạt động cộng đồng 17:38

Chiều 17-9, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) phối hợp cùng Quỹ Chí Viễn và Nortfolio tổ chức thành công lễ phát động chương trình ‘Mùa gắn kết - Ngân hàng Việt, vì người Việt’ ủng hộ người dân các tỉnh khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.

Manulife quyên góp hơn 2,6 tỉ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Manulife quyên góp hơn 2,6 tỉ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Hoạt động cộng đồng 11:32

Với mong muốn san sẻ phần nào những khó khăn sau bão Yagi, ngày 12-9, Manulife Việt Nam đã phát động chiến dịch quyên góp, kêu gọi cán bộ nhân viên và đội ngũ đại lý các kênh phân phối chung tay đồng hành hỗ trợ bà con bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

MB ủng hộ hơn 14 tỉ đồng cho đồng bào ảnh hưởng bởi bão lũ

MB ủng hộ hơn 14 tỉ đồng cho đồng bào ảnh hưởng bởi bão lũ

Ngân hàng 10:54

Ngoài số tiền đóng góp trực tiếp đến các địa phương vùng bão, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) tiếp tục kêu gọi cán bộ nhân viên ủng hộ đồng bào qua tài khoản thiện nguyện của Công đoàn cơ sở MB. Đồng thời, ngân hàng triển khai gói vay 2.000 tỉ đồng hỗ trợ tái thiết cuộc sống cho khách hàng ảnh hưởng bởi bão số 3.

Ấm lòng Tết đoàn viên của gần 50 trẻ em mồ côi do đại dịch Covid-19 tại TP HCM

Ấm lòng Tết đoàn viên của gần 50 trẻ em mồ côi do đại dịch Covid-19 tại TP HCM

Hoạt động cộng đồng 17:43

Sự quan tâm đúng lúc cùng tình thương trong nỗ lực đồng hành của nhà hảo tâm không chỉ giúp ấm lòng những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt mà còn tiếp thêm động lực để các hoàn cảnh khó khăn thêm vững tin vào cuốc sống.

Proparco nâng mức tài trợ cho HDBank lên 100 triệu USD, củng cố mục tiêu phát triển bền vững

Proparco nâng mức tài trợ cho HDBank lên 100 triệu USD, củng cố mục tiêu phát triển bền vững

Ngân hàng 17:27

Ngày 16-9-2024, Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank - mã chứng khoán: HDB) và Proparco (Tổ chức Tài chính Phát triển của Pháp) ký kết Hợp đồng tín dụng trị giá 50 triệu USD.

Góp quỹ dễ dàng, sao kê rõ ràng qua tính năng Quỹ nhóm của HDBank

Góp quỹ dễ dàng, sao kê rõ ràng qua tính năng Quỹ nhóm của HDBank

Ngân hàng 17:26

Tập hợp những tiện ích tối ưu như góp và rút quỹ, lịch sử thu chi, thông báo khi có biến động số dư, mời và xóa thành viên tham gia tiện lợi, tính năng Quỹ nhóm của App HDBank là lựa chọn của nhiều khách hàng khi mở quỹ nhóm.