xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngân vang như Khánh

HỒ TRUNG TÚ

Gần 20 năm nay Bùi Công Khánh hầu như năm nào cũng được nhận lời mời mang tác phẩm đi dự triển lãm hoặc trại sáng tác mỹ thuật (chủ yếu là các chủ đề về mỹ thuật đương đại) từ khắp nơi trên thế giới và anh đã để lại những tiếng vang tốt.

Bạn bè bảo anh tên Khánh nhưng mang chuông đi đánh xứ người, tiếng ngân vang như khánh, dù nhỏ thôi nhưng cũng đủ cho thế giới biết về độ nhạy cảm nhận, tầm sâu tâm hồn của một họa sĩ Việt trước mọi vấn đề từ lịch sử, văn hóa cho đến những câu chuyện thời sự nóng hổi của từng vùng đất khắp thế giới mà anh đến.

Năm 2017, Bùi Công Khánh có hai tác phẩm sắp đặt tốt, một ở Israel và một ở Trung Quốc.

Một tác phẩm sắp đặt phải tạo nên được tương tác với khán giả. Khi bước vào không gian của tác phẩm sắp đặt mà người xem không tìm thấy mối quan hệ nào giữa tác phẩm với mình thì coi như đó là tác phẩm thất bại. Những tác phẩm sắp đặt của Khánh còn hơn thế nữa, không còn là tác phẩm của riêng tác giả mà đã thực sự là "ngôi đền thiêng" ở Myanmar, là "bức tường than khóc" ở Jerusalem mà người đã gửi vào đó lời cầu nguyện của họ.

Ngân vang như Khánh - Ảnh 1.

LỜI CẦU NGUYỆN TRONG GIÓ. - Được lấy cảm hứng từ những ngôi đền xây bằng gạch đất nung ở Bagan - Myanmar, nghệ sĩ Bùi Công Khánh đã cắt những tấm áo thầy tu cũ mà anh thu thập được ở những ngôi chùa tại Myanmar và những tấm vải quân đội theo hình chữ nhật của viên gạch xây đền rồi khâu chúng lại với nhau thành một ngôi tháp. Khán giả có thể bước vào và nằm xuống bên trong ngôi tháp để nhìn ngắm hiệu ứng ánh sáng chiếu xuyên qua những ô vải được sắp xếp khéo léo gợi nghĩ lên rất nhiều điều. Những mảnh đời, những số phận, những mơ ước và cả những khổ đau, bất hạnh, chết chóc; những lời cầu nguyện, những than khóc cầu xin với thần linh… như qua từng mụn vá mà hiện lên trong hiệu ứng ánh sáng vô cùng mạnh mẽ bủa vây lấy người xem.

Ngân vang như Khánh - Ảnh 2.

Vào tháng 10-2017, tác phẩm "Lời cầu nguyện trong gió" và nghệ sĩ Bùi Công Khánh được mời đến Israel để tham gia trại sáng tác và triển lãm tại Wilfrid Israel Museum. Và "Lời cầu nguyện trong gió" đã có version Israel, đó là cảm hứng từ câu chuyện về bức tường than khóc (hay còn gọi là Western Wall hoặc HaKotel trong tiếng Hebrew) ở Jerusalem, đây là địa điểm linh thiêng nhất của người theo Do Thái giáo - nơi mà người ta đến để viết lời cầu nguyện của mình vào mảnh giấy và bỏ vào khe đá nào đó trên bức tường. Bỏ ra 6 tháng ròng, Bùi Công Khánh may nên tác phẩm "Lời cầu nguyện trong gió" với phiên bản Israel và được đặt tên mới cho phiên bản này là "Seam Line", mô phỏng một phần của Bức tường than khóc có kích thước: 6 m x 2 m x 2 m. Và "Seam Line" đã tạo nên những ấn tượng đẹp của chàng họa sĩ quê Hội An này với các bạn Israel xa xôi.

Ngân vang như Khánh - Ảnh 3.

ĐẾM ĐẦU NGƯỜI. - Tác phẩm mới nhất của Bùi Công Khánh sẽ khiến chúng ta "nổi gai ốc từng luồng" (một cảm tưởng ghi trong sổ) nếu một lần chạm vào chúng. Head Count, dịch sang nghĩa đen là "Đếm đầu người được Bùi Công Khánh hoàn thành ở lò gốm Cảnh Đức Trấn để tham gia một trại sáng tác quốc tế ở đó theo lời mời của Towyi Cutural Development Co. và Taoxichuan Ceramic Art Avenue.

Cái bàn tính là vật không xa lạ với người Trung Quốc, cũng như gốm sứ đó là những thứ thuộc tinh hoa văn hóa Trung Hoa. Bùi Công Khánh đã biến nó thành một tác phẩm không thể nhân văn hơn. Những viên bi bàn tính được Khánh "cho" mang hình đầu người bằng sứ rất trong, rất đẹp bỗng chợt khiến người ta sợ hãi khi chạm tay vào gảy thử một phép tính nào đó. Mỗi tiếng va chạm như chực vỡ của sứ, như mỗi số phận con người vang lên rối tan vào thinh không! Ở những viên bi - đầu vào vị trí của cột hàng vạn, hàng triệu khi dịch chuyển là người ta cũng biết hàng vạn, hàng triệu số phận con người ta đã bị gạt ra một bên của phép tính lời lãi, được thua của một ai đó. Ngày xưa Tần Thủy Hoàng có dùng bàn tính này để tính bao nhiêu người cho đủ xây Vạn Lý Trường Thành? Tào Tháo có gảy các viên bi trên bàn tính để tính số quân đã mất sau trận Xích Bích? Và đâu đợi phải thế, những nhà buôn trong mỗi phép tính lãi lỗ đã gảy lên biết bao số phận con người bỏ mạng nơi rừng thiêng, biển xa để tìm về trầm hương, sừng, hay đồi mồi, ngọc trai, san hô đỏ?

Những liên tưởng đó không cần gợi cũng sẽ hiện rất rõ với bất cứ ai chạm vào bàn tính này. Và cũng rõ ràng nó khiến ta sẽ cảnh giác hơn với mọi điều ác, phi nhân tính đang xảy ra ở quanh mình.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo