22/03/2014 22:49

Chia rẽ con thơ

Con trẻ chịu tổn thương nặng nề khi cha mẹ ly hôn. Vì thế, cha mẹ đừng khoét sâu sự tổn thương ấy khi tách trẻ ra khỏi anh chị em của mình

Gần một năm nay, chị Huệ - ngụ tại quận 8, TP HCM - hầu như không ăn, không ngủ, người gầy xọp đi vì lo nghĩ về kết quả phiên xử phúc thẩm giành quyền nuôi con sắp tới. Mỗi lần nhìn 2 con thơ chơi đùa bên nhau, chị lại ứa nước mắt: Liệu sau phiên tòa phúc thẩm, các con có còn được quấn quýt bên nhau hay phải chia lìa?

Chỉ muốn tốt cho con?

Vợ chồng chị Huệ ly hôn năm 2010 khi đã có 2 con. Khi ly hôn, chị được quyền nuôi 2 con. Anh Hùng - chồng chị - có trách nhiệm cấp dưỡng 2 triệu đồng/tháng.

Đừng cướp đi quyền được chung sống với anh chị em của trẻ chỉ vì suy nghĩ ích kỷ của người lớn
Đừng cướp đi quyền được chung sống với anh chị em của trẻ chỉ vì suy nghĩ ích kỷ của người lớn

Tháng 11-2012, chị Huệ quyết định đưa 2 con từ Hà Nội vào TP HCM sinh sống. Ba tháng sau, anh Hùng phát đơn khởi kiện giành quyền nuôi cô con gái út tên Dương (5 tuổi). Tháng 3-2013, TAND quận 8 tuyên bé Dương về với cha, còn bé Thịnh (9 tuổi) ở với mẹ. Trong thời gian nộp đơn kháng cáo, chị Huệ đưa các con về Hà Nội thăm cha và ông bà nội vào dịp hè. Dịp này, anh Hùng đã giữ lại bé Dương.

“Khi chúng tôi chia tay, 2 con quấn quýt hơn hẳn, có lẽ vì thiếu thốn tình cảm. Chính vì vậy, sau một thời gian dài không được gặp mẹ và anh, tâm lý Dương bị ảnh hưởng nghiêm trọng” - chị Huệ bày tỏ.

Tại phiên tòa phúc thẩm mới đây, Hùng cho rằng anh giành quyền nuôi con vì có điều kiện hơn về chỗ ở và kinh tế. Anh đã thuê hẳn 2 người giúp việc để chăm sóc con. Trong khi đó, chị Huệ mới chân ướt chân ráo vào TP HCM, công việc, nhà cửa chưa ổn định...

Tuy nhiên, tin chị Huệ đã có “người mới” chính là điều làm Hùng lo lắng nhất. “Tôi sợ điều không hay sẽ xảy ra với con gái khi sống với cha dượng” - anh phân trần.

Trước những lý do của anh Hùng, vị chủ tọa phiên tòa chất vấn: “Biết rõ bà Huệ một nách 2 con nhỏ, một thân một mình vào thành phố sẽ gặp rất nhiều khó khăn, vậy ông đã có hành động gì để giúp đỡ cho mẹ con bà ấy?”. Anh Hùng lắc đầu. Vị chủ tọa tiếp: “Lẽ ra, thấy người mẹ gặp khó khăn, ông nên giúp đỡ để chăm sóc con tốt hơn. Đằng này, ông còn gây khó khăn thêm khi nộp đơn kiện. Việc ông làm liệu có phải vì muốn tốt cho con?”.

Tranh cho bõ ghét

Bà N.T.T - thẩm phán TAND TP HCM, chuyên tham gia xét xử các vụ án hôn nhân gia đình - cho biết: Cuộc chiến giành quyền nuôi con trong các phiên tòa ly hôn đôi khi cũng quyết liệt không kém khi tranh giành tài sản. Có người tranh chấp quyền được nuôi con vì thực sự thương yêu chúng song cũng có những trường hợp chỉ giành cho bõ ghét.

Bà T. nhận định: “Khi vợ chồng chia tay nhau, nếu muốn tốt cho con thì phải tạo điều kiện để trẻ phát triển tốt nhất chứ không phải thay đổi quyền nuôi con chỉ vì những lý do ích kỷ nào đó của cá nhân họ. Bên cạnh đó, người không nuôi con nên hỗ trợ để việc nuôi con của người kia tốt hơn”.

Bà Lê Thị Thùy Trang, Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn tâm lý Những Người Bạn, cho rằng khi ly hôn, các bậc cha mẹ hãy nghĩ đến những đứa trẻ - vốn chịu thiệt thòi và tổn thương nhiều nhất. Nếu cha mẹ không tạo được mái ấm cho con thì cũng đừng khoét sâu sự tổn thương ở trẻ, đừng cướp đi quyền được chung sống, yêu thương, chơi đùa bên cạnh anh chị em ruột của chúng.

Bà Hoàng Thị Mỹ Vân, chuyên viên tư vấn tâm lý Trung tâm tư vấn tâm lý T&K TP HCM:

Cần sự hợp tác của cha lẫn mẹ

Khi ly hôn, để giảm thiểu tổn thương cho con, cả cha lẫn mẹ cần tạo được niềm tin với trẻ rằng họ vẫn là cha mẹ, vẫn luôn yêu thương, là chỗ dựa vững chắc và có trách nhiệm chăm sóc các con đến khi trưởng thành.

Để làm tốt việc này, cả cha và mẹ đều phải bắt tay cộng tác với nhau, vì nếu chỉ một người cố gắng giúp con an tâm thì tỉ lệ thành công là rất nhỏ.

 

Bài và ảnh: Mai Chi

Viết bình luận

Nhóm 9 người bị sóng cuốn trôi khi tắm biển Đà Nẵng

Nhóm 9 người bị sóng cuốn trôi khi tắm biển Đà Nẵng

Thời sự 09:44

(NLĐO) - Nhóm 9 thanh thiếu niên tắm biển Đà Nẵng thì bị sóng cuốn trôi, khiến 2 người tử vong, 1 người hiện đang mất tích.

Điểm hẹn thân quen của giới trẻ

Điểm hẹn thân quen của giới trẻ

Giáo dục 09:40

"Đổi sách lấy cây" là hành trình chứa đựng sức trẻ, nỗ lực sáng tạo và tinh thần phụng sự cộng đồng

Công nhân tăng ca để mua nhà ở xã hội nhưng bị ràng buộc bởi thuế thu nhập

Công nhân tăng ca để mua nhà ở xã hội nhưng bị ràng buộc bởi thuế thu nhập

Lao động 09:36

(NLĐO) - Nhiều người lao động khó khăn không có điều kiện tiếp cận nhà ở xã hội do phát sinh thuế thu nhập cá nhân dù thuế chỉ 70.000 đồng.

Chưa phê chuẩn hoặc miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Công an tại kỳ họp thứ 7

Chưa phê chuẩn hoặc miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Công an tại kỳ họp thứ 7

Chính trị 09:35

(NLĐO) - Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV sẽ bầu Chủ tịch Quốc hội, bầu Chủ tịch nước, nhưng chưa có nội dung phê chuẩn, miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Bộ Công an

Rút BHXH một lần: Số đông công nhân chọn phương án 1

Rút BHXH một lần: Số đông công nhân chọn phương án 1

Lao động 09:34

(NLĐO)- Người lao động muốn được tự quyết đối với thời gian đã tham gia BHXH trước khi Luật BHXH (sửa đổi) được thông qua và có hiệu lực

Đội bóng của Messi thắng ở phút bù giờ, trở lại ngôi đầu

Đội bóng của Messi thắng ở phút bù giờ, trở lại ngôi đầu

Thể thao 09:32

(NLĐO) - Inter Miami trong 90 phút chính thức bị cầm hòa khiến họ tạm rơi xuống vị trí nhì bảng xếp hạng. Bước vào những phút bù giờ, cầu thủ vào sân từ băng ghế dự bị đã mang về 3 điểm cho đội bóng của Messi.

Tìm ra “đường cao tốc’’ lao thẳng vào vết rách không - thời gian

Tìm ra “đường cao tốc’’ lao thẳng vào vết rách không - thời gian

Khoa học 09:25

(NLĐO) - Cấu trúc giả thuyết được nhà bác học Einstein đề cập năm 1915 đã được xác thực bên một vết rách không - thời gian cách chúng ta 10.000 năm ánh sáng.