Áo thun với phong cách "Wikipedia"
Trong một thập kỷ của mình, Wikipedia đã thay đổi cách chúng ta tiếp cận nguồn thông tin trên Internet và tham gia vào sự sáng tạo của riêng nó (Wikipedia). Hầu như với mỗi kết quả tìm kiếm từ Google chúng ta đều dễ dàng nhận ra những gợi ý chỉ đến những bài viết trên Wikipedia (có tổng cộng 17 triệu bài viết trên Wikipedia, và 3.5 triệu trong số chúng bằng tiếng Anh).
Wikiepdia là bộ bách khoa toàn thư mở, miễn phí và trực tuyến. Wikipedia phổ biến kiến thức và thông tin theo dạng mở, thu thập kiến thức từ cộng đồng: cho phép bất cứ ai với một tài khoản đăng ký có thể chỉnh sửa bất cứ bài viết nào. Tuy nhiên, Wikipedia cũng có một đội ngũ biên tập là các tình nguyện viên được chọn lọc, nhằm giữ cho các thông tin mang tính chính xác cao.
Được điều hành bởi Jimmy Wales, con người "bướng bỉnh" vì luôn kiên quyến từ chối mọi lời mời đặt bảng quảng cáo trên Wikipedia, thay vào đó ông nhận tài trợ từ những cá nhân và tổ chức thiện nguyện. Trong đợt quyên góp vào cuối năm 2010 vừa qua, số tiền đóng góp cho Wikipedia từ nhiều cá nhân và tổ chức đã lên đến 16 triệu USD.
Mặc dù tiêu chí của trang web là ai cũng có thể thay đổi nội dung bài viết mà họ muốn, nhưng với một số trang được xếp loại “đặc biệt nhạy cảm và dễ gây tranh cãi” thì tính năng này bị giới hạn rất nhiều thông qua nhiều tầng bảo mật, và chỉ một số người dùng được xác định có liên quan trực tiếp đến nội dung trong bài viết mới được phép tiến hành sửa đổi.
Những cú lừa đảo nổi tiếng nhất liên quan Wikipedia
Wikipedia “có thể” là nơi chốn lưu giữ tri thức nhân loại rộng lớn nhất, nhưng do nó là một bách khoa toàn thư mở nên đồng thời cũng chính vì lý do này mà nó cũng hay được giới "lừa đảo" chọn làm nơi để lưu giữ những câu chuyện "lá cải". Sau đây là các câu chuyện lừa đảo nổi tiếng nhất liên quan đến Wikipedia, do tờ Networkworld chọn lựa.
Sự kiện Essjay
Đình đám đến mức hiện có hẳn một trang… Wikipedia nói về sự kiện này. Tháng 2-2007, một quản trị viên của Wikipedia được biết đến với cái tên Essjay đã đưa ra những tuyên bố không có thật về trình độ học vấn cũng như kỹ năng chuyên môn của bản thân trên trang Wikipedia cá nhân mình, và qua mặt luôn cả phóng viên Stacy Schiff trong một buổi phỏng vấn với tờ The New Yorker.
Edward Owens
Một vụ lừa đảo khác cũng “vinh hạnh” được nhận riêng một trang Wikipedia, “Edward Owens” là một nhân vật hoàn toàn hư cấu, tạo ra bởi các sinh viên tại đại học George Mason vào tháng 12-2008, như một phần của dự án chuyên tạo ra các nhân vật lịch sử không có thật mang tên “Lying About The Past” (Nói dối quá khứ).
Chiến thuật của nhóm người này là tạo ra một bài viết trên Wikipedia về nhân vật “Owens” với một lý lịch trích ngang nghe “như thật”. Sau khi một loạt hãng thông tấn, gồm cả tờ USA Today bị gạt, giảng viên hướng dẫn lớp học của các sinh viên nghịch ngợm quyết định công bố sự thật.
Vụ Seigenthaler
Vào tháng 5-2005, một quản trị viên của Wikipedia tạo ra một bài viết có nội dung không thật, nhằm vào nhà báo lão thành 78 tuổi người Mỹ John Seigenthaler, quy ông này là nghi phạm trong vụ ám sát tổng thống John F. Kennedy và tổng chưởng lý Robert F.Kenndy. Điều đáng nói, những dòng tin sai lệnh trầm trọng đã tồn tại đến… 4 tháng mà không bị phát hiện.
Kỷ niệm 10 năm thành lập của bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sinh viên đại học lừa ngành truyền thông cả thế giới
Nếu bạn là một ký giả, Wikipedia là nơi có thể cung cấp rất nhiều thông tin. Nhưng tốt nhất bạn luôn phải kiểm tra chéo với một nguồn tin thứ hai, để đảm bảo thông tin bạn đang tìm kiếm tại Wikipedia có độ tin cậy cao. Nhưng cuộc thử nghiệm của một sinh viên đại học vào năm 2009 cho thấy rất nhiều người làm trong ngành truyền thông lại quên mất nguyên tắc cơ bản nêu trên.
Shane Fitzgerald, sinh viên thuộc đại học Dublin, Scotland, đã chèn một câu nói giả mạo vào danh mục “Quote” (trích dẫn) của nhà soạn nhạc lừng danh Maurice Jarre, sau khi ông này qua đời. Câu nói tuy không ảnh hưởng đến thanh danh của bản thân nhà soạn nhạc – nguyên văn: “Cuộc đời tôi là một khúc nhạc dài. Âm nhạc là đời tôi. Âm nhạc mang đến cho tôi sự sống, và âm nhạc là thứ sẽ khiến cho tôi được nhớ đến sau khi qua đời. Khi tôi nằm xuống, trong đầu tôi sẽ cất vang một khúc van mà chỉ có tôi nghe thấy…”. Nhưng nó lại ảnh hưởng trầm trọng đến uy tín của những hãng tin lớn, trong đó có cả The Guardian của Anh Quốc, khi các tờ báo này đồng loạt đăng tải câu nói không-phải-của-nhà-soạn-nhạc kia. Tệ hơn nữa, mọi chuyện chỉ vỡ lở một tháng sau đó, khi chính… Shane quyết định tiết lộ mọi chuyện.
Tổng thống Anh Tony Blair sùng bái… Hitler?
Bài viết về cựu thủ tướng Anh Tony Blair trên Wikipedia từng viết ông này treo những tấm poster khổ lớn của trùm phát xít Adolf Hitler trên tường trong suốt những năm tháng thơ ấu của mình… Một câu chuyện lá cải mang tính chất chính trị.