07/05/2014 22:23

Alibaba “cập bến” nước Mỹ

“Gã khổng lồ” thương mại điện tử Alibaba đã chính thức “cập bến” thị trường đầu tư Mỹ bằng một đợt niêm yết cổ phiếu (IPO) kỷ lục

Sau một thời gian dài chuẩn bị, ngày 6-5, công ty thương mại điện tử khổng lồ Trung Quốc Alibaba cũng đã chính thức nhảy vào thị trường đầu tư Mỹ. Với giá trị ước tính hơn 100 tỉ USD, đây sẽ là đợt IPO lớn nhất từ trước đến nay mà Wall Street từng chứng kiến.

Sự trỗi dậy của gã khổng lồ

Cũng giống như các công ty start-up non trẻ tại thung lũng Silicon, Alibaba cũng có một khởi đầu khiêm tốn. Năm 1999 tại Hàng Châu, một giáo viên tiếng Anh có tên là Jack Ma cùng một số thành viên khác thành lập trang web Alibaba.com, một dịch vụ thương mại với mục đích kết nối các nhà sản xuất Trung Quốc với các khách hàng phương Tây. Chỉ trong vòng 1 năm, Alibaba đã quyên góp được nguồn vốn 25 triệu USD từ nhiều ngân hàng đầu tư lớn, trong đó có Softbank của Trung Quốc và Goldman Sachs của Mỹ.

Nhà sáng lập Jack Ma, người đứng đằng sau sự thành công của Alibaba Nguồn: QUAZ - REUTERS
Nhà sáng lập Jack Ma, người đứng đằng sau sự thành công của Alibaba Nguồn: QUAZ - REUTERS

Năm 2003 đánh dấu sự ra đời của Taobao, một dịch vụ cho phép người dùng tự bán các mặt hàng của mình. Taobao là một thành công lớn cho Alibaba vì nó qua mặt cả eBay Trung Quốc nhờ không thu phí người dùng khi họ rao bán các mặt hàng trên trang này. Một năm sau, Alibaba tung ra dịch vụ chi trả điện tử Alipay, một dịch vụ trở nên rất phổ biến tại Trung Quốc. Năm 2005, Yahoo! mua 40% Alibaba với giá 1 tỉ USD và giao lại hoạt động của Yahoo! Trung Quốc cho Alibaba quản lý. Sau này, số lượng 40% cổ phiếu đó được Alibaba mua lại, đem đến một khoản lãi lớn cho Yahoo!. Tmall ra đời vào 2008 với chức năng là một dịch vụ bán các mặt hàng danh tiếng cho người dùng Trung Quốc và nhanh chóng trở thành 1 trong 3 nguồn thu chính của Alibaba. Aliexpress được mở cửa vào 2010 để phục vụ cho người dùng quốc tế, cho phép Alibaba vươn ra thị trường nước ngoài. Jack Ma quyết định rời khỏi vị trí CEO của Alibaba vào 2013, nhường quyền lại cho Jonathan Lu. Cho đến thời điểm lên sàn chứng khoán tại Mỹ, Alibaba đã trở thành một trong những công ty mạng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất từ trước đến nay và là 1 trong 3 công ty công nghệ lớn nhất ở Trung Quốc.

Quá thuận lợi để thành công

Alibaba thành công vì phát triển trong một môi trường rất thuận lợi, được hỗ trợ của chính phủ Trung Quốc khi nước này luôn làm khó dễ với các công ty công nghệ nước ngoài. Alibaba chỉ chịu mức thuế 10% là rất ưu đãi. Với một thị trường khổng lồ như Trung Quốc, Alibaba có quá nhiều điều kiện thuận lợi để thành công.

Tuy nhiên, Alibaba cũng có chiến lược kinh doanh rất khôn ngoan. Doanh nghiệp này có thể đạt được mức lợi nhuận mà các công ty công nghệ tại Mỹ chỉ dám mơ tới nhờ vào việc chỉ đóng vai trò dịch vụ trung gian giữa người bán và người mua, chứ không trực tiếp sản xuất và phân phối sản phẩm. Điều này giúp chi phí hoạt động của Alibaba thấp nhưng tỉ suất lợi nhuận rất cao. Đối tượng người dùng của Alibaba lại vô cùng thích hợp với Trung Quốc, một nước không chỉ có lượng người tiêu dùng khổng lồ mà còn tự hào là “nhà máy sản xuất của thế giới”.

Giới hạn của Alibaba

Với quá nhiều thế mạnh như thế lại tạo ra nhiều khó khăn cho Alibaba trong hành trình đến với thị trường thế giới. Mặc dù hãng này đã “ra mắt” với các nhà đầu tư quốc tế nhưng khó có thể nói Alibaba đã sẵn sàng để phục vụ cho khách hàng bên ngoài Trung Quốc.

Trong sự kiện IPO này, Alibaba lại chỉ chú trọng quảng bá giá trị của họ tại thị trường Trung Quốc. Thậm chí, họ không liệt kê những eBay và Amazon là đối thủ chính mà lại nhắm đến các đối thủ Trung Quốc. Doanh thu từ khách hàng nước ngoài của Alibaba gần như chững lại hoàn toàn trong 2 năm 2012-2013 mặc cho đà tăng trưởng doanh thu trong nước. Nguyên nhân là do Alibaba có rất ít các dịch vụ thân thiện cho người dùng quốc tế, Aliexpress vẫn còn là một tên tuổi ít được biết đến. Những điểm yếu không làm ảnh hưởng đến thị trường trong nước như việc tôn trọng bản quyền, rào cản văn hóa lại là các vấn đề cực kỳ khó khăn khi tiếp cận thị trường thế giới.

Tuy nhiên, Alibaba đã  có được “tấm lưới an toàn” là thị trường khổng lồ trong nước khi vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển. Mức tiêu thụ của người dùng Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng mạnh mẽ cùng với sự phát triển kinh tế tại đây. Nghĩa là dù Alibaba yếu kém trên thị trường quốc tế trong những năm tiếp theo, họ cũng không phải lo bị giảm doanh thu. Số vốn tích tụ được sẽ tiếp tục giúp Alibaba thâu tóm hàng loạt các công ty dịch vụ lớn nhỏ, hỗ trợ hãng này thích ứng với thị trường quốc tế. Trước sau gì Alibaba cũng sẽ trở thành một đối thủ cạnh tranh đáng sợ đối với những hãng thương mại internet đa quốc gia như eBay và Amazon.

Sẽ vượt eBay và Amazon

Đợt IPO này hé lộ các con số niêm yết giá trị khổng lồ của Alibaba. Trong vòng quý IV năm 2013, Alibaba đạt lợi nhuận lên đến 1,33 tỉ USD, tăng đến 104% so với cùng kỳ năm trước. Khoảng 84% doanh thu của Alibaba đến từ kinh doanh thương mại tại Trung Quốc, thông qua các dịch vụ Taobao, Tmall và chỉ có 12% doanh thu là đến từ khách hàng quốc tế. Số khách hàng tại Trung Quốc của Alibaba lên đến 231 triệu (2013) và có giao dịch lên đến 248 tỉ USD trên 3 dịch vụ chính của Alibaba trong năm 2013. Con số khách hàng lớn khủng khiếp này biến Alibaba thành trung tâm thương mại điện tử lớn nhất thế giới, vượt xa eBay và Amazon. Trong tháng 4-2014, Alibaba ước tính giá trị 109 tỉ USD, sau đợt IPO này, có thể tăng lên từ 136 - 250 tỉ USD.

 

Xuân Hạo
từ khóa :

Viết bình luận

Công bố nguyên nhân vụ tai nạn khiến 7 người tử vong, 3 người bị thương

Công bố nguyên nhân vụ tai nạn khiến 7 người tử vong, 3 người bị thương

Thời sự 21:41

(NLĐO) - Chiều 26-4, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Yên Bái có kết quả điều tra ban đầu về vụ tai nạn lao động khiến 7 công nhân tử vong tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái

Sắc màu dân tộc tại Lễ hội ẩm thực “Non sông thống nhất”

Sắc màu dân tộc tại Lễ hội ẩm thực “Non sông thống nhất”

Video 21:36

(NLĐO) - Lễ hội ẩm thực “Non sông thống nhất” diễn ra tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn từ ngày 26-4 đến 1-5, quy tụ trên 50 gian hàng với 149 món bánh truyền thống ở 3 miền.

TP HCM: Bến xe, sân bay tấp nập trước kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5

TP HCM: Bến xe, sân bay tấp nập trước kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5

Video 21:35

(NLĐO) - Chiều tối 26-4, hàng loạt các phương tiện giao thông đổ dồn về cửa ngõ phía Tây; không xảy ra tình trạng "thất thủ" tại sân bay, bến xe ở TP HCM.

ĐHĐCĐ thường niên 2024: PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

ĐHĐCĐ thường niên 2024: PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

Sản xuất - Kinh doanh 21:05

Ngày 26-4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024. Đại hội được tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của các cổ đông đại diện cho 893.475.226 cổ phần, tương đương tỉ lệ 86,39% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của PVOIL.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư của EVN đến năm 2025 là 479.000 tỉ đồng

Tổng nhu cầu vốn đầu tư của EVN đến năm 2025 là 479.000 tỉ đồng

Kinh tế 20:41

(NLĐO)- Theo quyết định vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn EVN là 479.000 tỉ đồng

Mạo danh Công ty mua bán nợ Việt Nam để lừa đảo "thu hồi vốn"

Mạo danh Công ty mua bán nợ Việt Nam để lừa đảo "thu hồi vốn"

Thời sự 20:32

(NLĐO)- Ngày 26-4, Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (Bộ Tài chính) đã phát đi cảnh báo hành vi mạo danh doanh nghiệp này để lừa đảo

“Phù phép” nhiều giấy tờ đất giả, nguyên phó chủ tịch huyện ở Kiên Giang bị khởi tố

“Phù phép” nhiều giấy tờ đất giả, nguyên phó chủ tịch huyện ở Kiên Giang bị khởi tố

Thời sự 20:27

(NLĐO) - Nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang đã ký nhiều giấy tờ đất giả, đứng tên chuyển nhượng nhằm tiếp tay cho cấp dưới mang đi cầm cố, vay tiền để trả nợ.