23/10/2010 08:36

Thời của mạng xã hội

(TG@) - Người lướt web ở Malaysia có đông bạn trên mạng xã hội nhất trong khi Nhật Bản có ít bạn nhất. Đó là một trong những kết quả của cuộc nghiên cứu Digital Life do Công ty TNS (Anh) mới tiến hành thông qua 50.000 cuộc phỏng vấn tại 46 nước, trong đó có Việt Nam. Theo TNS, những thị trường này chiếm gần 90% số lượng người sử dụng internet toàn cầu.

Bạn bè trực tuyến

Giám đốc phát triển TNS Matthew Froggatt cho biết: “Đây là nghiên cứu mang tính toàn cầu thật sự đầu tiên đối với các hoạt động trực tuyến. Internet là một phần quan trọng của cuộc sống trong thế kỷ 21. Nhưng việc nó ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống mỗi người còn tùy thuộc chúng ta sống ở đâu trên thế giới”.

Theo cuộc nghiên cứu, người sử dụng Internet tại những thị trường tăng trưởng nhanh nhìn chung đã vượt qua những thị trường trưởng thành trong việc đón nhận và tham gia các hoạt động số (viết blog, kết nối mạng xã hội...), cho dù thua kém về mặt hạ tầng Internet. Chẳng hạn 88% người sử dụng Internet Trung Quốc và 51% người Brazil thường xuyên viết blog hoặc tham gia các diễn đàn. Tỉ lệ này ở Mỹ chỉ là 32%.

Ngoài ra, Internet đã qua mặt những phương tiện truyền thông truyền thống để trở thành kênh truyền thông số 1 của người có kết nối Internet. Theo thống kê, 61% người sử dụng Internet lên mạng mỗi ngày, so với 54% người xem truyền hình, 36% người nghe đài và 32% người đọc báo. Ông Matthew Froggatt nhận định: “Tại những thị trường tăng trưởng nhanh, người sử dụng đón nhận những kênh mới nói trên theo những cách thức tích cực hơn nhiều. Thế giới số đang biến đổi cách thức họ sinh sống, phát triển và tương tác”.

Trang web trình bày những kết quả nghiên cứu của Digital Life tại Việt Nam

Ảnh: Discoverdigitallife.com

Nhiều chi tiết thú vị về hoạt động sử dụng Internet tại các nước tham gia cuộc nghiên cứu đã được hé lộ. Chẳng hạn mỗi người lướt web ở Malaysia có trung bình 223 bạn trên mạng xã hội, theo sau là Brazil (231 người) và Na Uy (217 người). Ngoài việc có nhiều “bạn trực tuyến” nhất, người Malaysia cũng sử dụng mạng xã hội nhiều nhất, với trung bình 9 giờ mỗi tuần. Đứng sau người Malaysia là người Nga (8,1 giờ / tuần), và người Thổ Nhĩ Kỳ (7,7 giờ / tuần).

Trái lại, người Nhật Bản tỏ ra khá khắt khe trong việc kết bạn trên mạng xã hội khi mỗi người chỉ có trung bình 29 người bạn. Đáng ngạc nhiên là người lướt web ở Trung Quốc chỉ có trung bình 68 “bạn trực tuyến” dù mạng xã hội rất phổ biến ở nước này. Trong khi đó, người sử dụng Internet Việt Nam có trung bình 86 “bạn trực tuyến”.

Mạng xã hội lấn át email

Ông James Fergusson, giám đốc toàn cầu phụ trách những thị trường đang tăng trưởng và mới nổi của TNS, cho biết: “Người Malaysia rất cởi mở trong việc thiết lập tình bạn trên mạng. Trong khi đó, người Nhật có khuynh hướng kén chọn trong việc chọn bạn trực tuyến cho mình”. Có thể người lướt web tại một số nước chọn việc có ít bạn trên mạng hơn để có được những mối quan hệ thân thiết hơn, ông Froggatt nhận định.

Trong khi đó, việc chia sẻ ảnh trực tuyến cũng đang phổ biến trong người sử dụng Internet ở những thị trường tăng trưởng nhanh, nhất là tại châu Á. Tại Thái Lan, Malaysia và Việt Nam, tỉ lệ người lướt web có tải ảnh lên mạng xã hội và các website chia sẻ hình ảnh lần lượt là 92%, 88% và 87%. Ngược lại, người lướt web tại những thị trường trưởng thành tỏ ra bảo thủ hơn - chỉ có 28% ở Nhật Bản và 48% ở Đức tải ảnh lên những loại website nói trên.

Một kết quả đáng chú ý khác là thời gian bình quân người lướt web dành cho mạng xã hội, như Facebook và LinkedIn, nhiều hơn email cho dù mạng xã hội chỉ mới phổ biến tại nhiều thị trường trong vài năm trở lại đây. Tại những thị trường tăng trưởng nhanh, như châu Mỹ La tinh, Trung Đông và Trung Quốc, người lướt web dành trung bình 5,2 giờ / tuần cho mạng xã hội, so với 4 giờ / tuần cho email. Ngược lại, người sử dụng Internet tại những thị trường trưởng thành dùng email nhiều hơn mạng xã hội – 5,1 giờ / tuần so với 3,8 giờ / tuần. Sự phát triển của mạng xã hội được thúc đẩy bởi sự chuyển đổi từ máy tính cá nhân (PC) sang điện thoại di động. Theo thống kê, người sử dụng điện thoại di động truy cập mạng xã hội khoảng 3,1 giờ / tuần trong khi chỉ dành 2,2 giờ / tuần cho email.

Việt Nam: Email, mạng xã hội phổ biến

Tại Việt Nam, 27% người sử dụng Internet xem email là hoạt động trực tuyến quan trọng nhất trong khi 25% người xếp mạng xã hội vào vị trí số 1. Tỉ lệ này đối với hoạt động giải trí đa truyền thông, đọc tin tức và mua sắm lần lượt là 9%, 6% và 2%. Mặt khác, đa số người Việt Nam vẫn dùng PC cho các hoạt động trực tuyến, nhưng tỉ lệ người sử dụng điện thoại di động cũng chiếm một tỉ lệ đáng kể - 41% người sử dụng email, 33% người truy cập mạng xã hội và 25% người xem tin tức thông qua thiết bị này.

 

admin
từ khóa :
55% doanh nghiệp công nghệ "than" chất lượng nhân lực

55% doanh nghiệp công nghệ "than" chất lượng nhân lực

Lao động 08:10

(NLĐO) - Phần lớn doanh nghiệp cho rằng nguồn cung nhân lực công nghệ thôn tin không hạn chế nhưng thiếu hụt nhân lực kỹ năng cao

Mỹ tổ chức quốc tang cho cố Tổng thống Jimmy Carter

Mỹ tổ chức quốc tang cho cố Tổng thống Jimmy Carter

Quốc tế 08:01

(NLĐO) - Quốc tang dành cho cố Tổng thống Jimmy Carter đã diễn ra tại Nhà thờ Quốc gia Washington hôm 9-1.

CHUYỆN HÀ THÀNH: Đào đường cuối năm, làm sao "trị"?

Hà Nội 08:00

Việc đào xới lòng đường, vỉa hè ở Hà Nội cứ như một "điệp khúc", lặp đi lặp lại vào dịp cuối năm.

Giải Mai Vàng lần thứ 30-2024: Nghệ sĩ cả nước hội ngộ

Giải Mai Vàng lần thứ 30-2024: Nghệ sĩ cả nước hội ngộ

Văn hóa - Văn nghệ 07:59

Nhiều mạng xã hội được "phủ sóng" bởi các từ khóa "Giải Mai Vàng", "Giải Mai Vàng lần thứ 30-2024", "Ai chiến thắng Giải Mai Vàng lần thứ 30-2024"...

Hợp đồng đặc biệt của Hamburg

Hợp đồng đặc biệt của Hamburg

Môi trường 07:59

Ông Fritz Schumacher là giám đốc xây dựng của Hamburg - Đức vào đầu thế kỷ XX

Hành xử văn minh - chìa khóa giảm bạo lực: Bình tĩnh, nhường nhịn khi va chạm giao thông

Hành xử văn minh - chìa khóa giảm bạo lực: Bình tĩnh, nhường nhịn khi va chạm giao thông

Bạn đọc 07:59

Nên kiềm chế cảm xúc hoặc nhờ cơ quan chức năng can thiệp... khi xảy ra va chạm giao thông để tránh xô xát, bạo lực

Tạo động lực để người lao động gắn bó

Tạo động lực để người lao động gắn bó

Lao động 07:56

Bảo đảm việc làm, thu nhập của người lao động là yếu tố quan trọng để thu hút, giữ chân họ, giúp doanh nghiệp phát triển ổn định