xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xét xử vụ 9 nạn nhân chạy thận tử vong: Bộ Y tế nhận trách nhiệm

Bài và ảnh: Minh Chiến

Tại tòa, đại diện Bộ Y tế thừa nhận trách nhiệm quản lý nhà nước trong sự cố chạy thận ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, cao nhất là Bộ Y tế, mà người đứng đầu là bộ trưởng

Ngày 22-5, HĐXX TAND TP Hòa Bình tiếp tục phiên tòa xét xử vụ án xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình khiến 9 bệnh nhân chạy thận tử vong. Cùng ngày, đại diện Bộ Y tế đã có mặt tại tòa để trả lời một số nội dung liên quan đến quy trình, kỹ thuật và công tác quản lý nhà nước.

Trả lời HĐXX, ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Y tế, cho biết bộ ban hành 52 quy trình chạy lọc thận, trong đó có 7 quy trình liên quan lọc nước RO vào tháng 4-2018 - sau khi xảy ra sự cố y khoa ở BVĐK tỉnh Hòa Bình. Trước đó, theo lời ông Quang, toàn bộ vấn đề liên quan hệ thống nước RO áp dụng theo 2 tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Đây là tiêu chuẩn mang tính chất tự nguyện áp dụng, các nhà sản xuất cũng phải công bố tiêu chuẩn cơ sở đáp ứng tối thiểu tiêu chuẩn Việt Nam quy định.

Về chủ trương xã hội hóa trang thiết bị y tế, ông Quang cho biết đã quy định rõ trong Thông tư 15 do Bộ Y tế ban hành. Chủ trương này cho phép xã hội hóa, liên doanh liên kết trong các cơ sở công lập. Theo quy định, Sở Y tế có thẩm quyền cấp phép hoạt động chạy thận nhân tạo đối với BV tỉnh. Thế nhưng, đến thời điểm xảy ra sự cố, bộ chưa nhận được báo cáo chính thức về việc này. Bộ Y tế không nhận được thông tin liên doanh liên kết tại BVĐK tỉnh Hòa Bình.

Xét xử vụ 9 nạn nhân chạy thận tử vong: Bộ Y tế nhận trách nhiệm - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Y tế, trả lời hội đồng xét xử

Trước câu hỏi của HĐXX về trách nhiệm của Bộ Y tế trong vụ tai biến y khoa ở BVĐK tỉnh Hòa Bình, ông Nguyễn Huy Quang khẳng định đây là sự cố y khoa đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng không chỉ uy tín BV mà cả ngành y tế Hòa Bình và cả nước. Bộ Y tế phải nhìn nhận trách nhiệm của mình, thấy hệ thống quy định liên quan đến chạy thận nhân tạo không cập nhật đầy đủ, thường xuyên.

Chủ tọa phiên tòa truy vấn: "Trách nhiệm quản lý nhà nước trong vụ việc thuộc về ai?". Vụ trưởng Vụ pháp chế cho biết theo Luật Tổ chức Chính phủ thì trách nhiệm quản lý nhà nước cao nhất là Bộ Y tế, mà người đứng đầu là bộ trưởng, bên cạnh đó là các cơ quan tham mưu, giúp việc. Tại tòa, luật sư Nguyễn Văn Chiến - bào chữa cho bác sĩ Hoàng Công Lương, đề nghị được hỏi đại diện Bộ Y tế nhưng HĐXX không chấp thuận với lý do Bộ Y tế đến tòa chỉ để trả lời các nội dung liên quan đến "công tác quản lý nhà nước".

Cũng trong quá trình xét hỏi, đại diện Công ty CP Dược phẩm Thiên Sơn khẳng định không có trách nhiệm trong vụ tai biến y khoa chạy thận. Đại diện công ty này cho rằng không phải bồi thường cho gia đình các nạn nhân. Số tiền 370 triệu đồng mà công ty này chuyển cho BVĐK tỉnh Hòa Bình chỉ nhằm mục đích "nhờ BV hỗ trợ tận tay gia đình các nạn nhân".

Đại diện công ty này đã trình bày quá trình thỏa thuận, ký kết hợp tác xã hội hóa đặt 13 máy chạy thận tại BVĐK tỉnh Hòa Bình. Theo đó, công ty hưởng 90% lợi nhuận, 10% còn lại thuộc về BV.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo