21/07/2022 09:26

Khủng hoảng Sri Lanka: Mỹ đổ một phần lỗi cho Trung Quốc

(NLĐO) – Những người biểu tình đã trở lại đường phố thủ đô Sri Lanka, bất chấp quốc hội đã bỏ phiếu bầu ông Ranil Wickremesinghe làm tân tổng thống.

Hàng trăm người biểu tình hôm 20-7 tụ tập tại địa điểm GotaGoGama ở thủ đô Colombo, nơi họ đã tổ chức lễ hội ăn mừng cựu Tổng thống Gotabaya Rajapaksa từ chức hồi tuần trước.

Phát biểu trước đám đông, lãnh đạo phong trào biểu tình phản đối ông Ranil Wickremesinghe, người 6 lần làm thủ tướng Sri Lanka, lên làm tân tổng thống vì cho rằng ông phải chịu một phần trách nhiệm về cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị chưa từng có của đất nước hiện nay.

Khủng hoảng Sri Lanka: Mỹ đổ một phần lỗi cho Trung Quốc - Ảnh 1.

Những người biểu tình đã trở lại đường phố thủ đô Sri Lanka khi cho rằng họ sẽ tiếp tục cuộc phản đối kéo dài nhiều tuần. Ảnh: Reuters

Theo kênh Al Jazeera, những người biểu tình cũng cáo buộc ông Wickremesinghe, 73 tuổi, có các giao dịch với gia đình ông Rajapaksa để vượt mặt những đối thủ chính trị. Việc ông Rajapaksa bổ nhiệm ông Wickremesinghe làm thủ tướng vào tháng 5 và sau đó, ông Wickremesinghe làm tổng thống càng khiến những người biểu tình tức giận.

Trong khi đó, Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Bill Burns hôm 20-7 đã đổ lỗi cho khoản đầu tư "bẫy nợ cao" của Trung Quốc là một yếu tố dẫn đến sự sụp đổ kinh tế của Sri Lanka, đồng thời cho rằng đây là lời cảnh báo cho các quốc gia khác.

Ông Burns cho rằng Trung Quốc tận dụng ảnh hưởng của mình và đưa ra đề nghị rất hấp dẫn cho các khoản đầu tư. Theo giám đốc CIA, các quốc gia nên nhìn vào trường hợp của Sri Lanka lúc này - mắc nợ Trung Quốc rất nhiều - để tránh "đặt cược thiếu thận trọng" về tương lai kinh tế.

Khủng hoảng Sri Lanka: Mỹ đổ một phần lỗi cho Trung Quốc - Ảnh 2.

Nhiều xe xếp hàng dài chờ mua xăng trong cuộc khủng hoảng kinh tế. Ảnh: Reuters

Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào Sri Lanka, nơi có vị trí chiến lược ở Ấn Độ Dương và ngoài khơi Ấn Độ - quốc gia được xem là đối thủ của Trung Quốc - và hợp tác chặt chẽ với cựu Tổng thống Gotabaya Rajapaksa. Vào năm 2017, Sri Lanka không thể trả khoản vay 1,4 tỉ USD xây dựng cảng ở miền Nam và buộc phải cho một công ty Trung Quốc thuê cơ sở này trong 99 năm.

Gần cảng này là sân bay Rajapaksa, được xây dựng bằng khoản vay 200 triệu USD từ Trung Quốc. Sân bay này được sử dụng ít đến mức có thời điểm không thể chi trả hóa đơn tiền điện.

Xuân Mai

Tin liên quan

Viết bình luận

Người “Xì Trum” ngoài đời thực
2 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Người “Xì Trum” thường xuất hiện trong các bộ phim hoạt hình của Mỹ, nhưng đâu ai ngờ rằng ngoài đời thực cũng có một “Xì Trum” như thế. Ông Paul Karason người gốc Washington – Mỹ, sở hữu một làn da xanh da trời, được mọi người đặt cho biệt danh là "Papa Xì Trum".
CLIP: Giải cứu bạch tuộc khổng lồ Thái Bình Dương
4 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Một con bạch tuộc Thái Bình Dương khổng lồ mắc cạn trên bãi biển tại Hạt Skagit (Mỹ) vừa được cứu bởi một cô bé và một nhóm các nhà bảo vệ động vật.
Thư từ Pháp: Căng thẳng vì cải cách chế độ hưu bổng
5 giờ trước 548 1k
Nước Pháp đang đối mặt làn sóng biểu tình mới nhằm phản đối cải cách chế độ hưu bổng.
Tổng thống Nga - Ukraine cùng lên tiếng về xung đột
6 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thừa nhận tình hình miền Đông "không tốt" và nước này chỉ có thể phản công khi các đồng minh phương Tây gửi thêm hỗ trợ quân sự.
Quyết định đáng chú ý của Tổng thống Putin

Quyết định đáng chú ý của Tổng thống Putin

(NLĐO) – Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 25-3 cho biết Nga sẽ bố trí vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus. Động thái này đánh dấu lần đầu tiên Moscow đưa vũ khí hạt nhân ra bên ngoài đất...