05/04/2012 08:40

Tạ từ là hết người ơi!

Đâu đó trong dòng đời vẫn hiện hữu nụ cười chân thành và tấm lòng cởi mở của ông - người nhạc sĩ đã cống hiến cả đời cho âm nhạc và cho những sáng tác ngợi ca quê hương, dân tộc

Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn

Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương...

Tác giả của ca khúc đi vào lòng nhiều thế hệ học sinh Nỗi buồn hoa phượng đã vĩnh viễn ra đi vào lúc 14 giờ 30 phút ngày 4-4, thọ 74 tuổi, để lại nỗi tiếc thương trong lòng người thân, bạn bè đồng nghiệp, ca sĩ và khán giả. Trái tim của người con vùng đất Sóc Trăng đã ngưng đập nhưng những giai điệu da diết mà ông để lại cho đời vẫn còn sống mãi theo thời gian.

Khởi nghiệp từ nghề ca sĩ

Nhạc sĩ Thanh Sơn tên thật Lê Văn Thiện, là con thứ 10 trong một gia đình có 12 anh chị em. Lớn lên với niềm đam mê ca hát và đặc biệt thích thơ, văn, ông có duyên may gặp người thầy dạy tiểu học Võ Đức Phấn (em ruột nhạc sĩ Võ Đức Thu). Hằng ngày đi học về, cậu bé Thiện vẫn theo chân thầy về nhà để làm một công việc hết sức đơn giản, đó là kẽ dòng nhạc lên giấy trắng để nhạc sĩ Võ Đức Thu viết nhạc. Vì ham thích mà ông nhiệt tâm với công việc này. Nhưng rồi công việc chẳng kéo dài được bao lâu, vì gia đình ông bấy giờ che giấu cán bộ Việt Minh nên bị chính quyền thực dân ruồng bố gắt gao, ông phải theo gia đình sống rày đây mai đó.


Nhạc sĩ Thanh Sơn. Ảnh do gia đình cung cấp

Năm 1955, thầy Phấn qua đời, cậu bé Thiện lúc này đã lớn, lên Sài Gòn học nhạc với thầy nhạc đầu tiên là nhạc sĩ Lê Thương (tác giả của ca khúc nổi tiếng Hòn vọng phu và nhiều tác phẩm khác). Từ lớp học nhạc này, cậu đã nuôi ước mơ trở thành ca sĩ. Đến năm  1959, qua sự hướng dẫn của thầy Lê Thương, Lê Văn Thiện đăng ký tham dự cuộc thi tuyển lựa ca sĩ của Đài Phát thanh Sài Gòn và đoạt giải nhất. Sau khi đoạt giải, nhạc sĩ Thanh Sơn được mời hát trong ban Tiếng tơ đồng của nhạc sĩ Hoàng Trọng. Từ môi trường biểu diễn này, ông đã có dịp gặp gỡ rất nhiều nhạc sĩ đàn anh, mày mò học sáng tác.

Tuổi học trò, nguồn cảm hứng sáng tác

Một lần khi nghe ông hát, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã tặng ông quyển sách Để sáng tác một ca khúc do chính Hoàng Thi Thơ biên soạn. Lúc sinh thời, ông đã từng tâm sự: “Những người giúp đỡ tôi trong giai đoạn đầu đến với nghề sáng tác, chính là các nhạc sĩ Hoàng Trọng, Nguyễn Hiền, Văn Phụng.
Ca khúc đầu tiên tôi viết mang tên Tình học sinh, ra đời năm 1962, tuy nhiên nó chìm vào quên lãng. Đến năm sau, tôi viết bài Nỗi buồn hoa phượng và qua tiếng hát của ca sĩ Thanh Tuyền, ca khúc trở thành một trong những bài nổi tiếng viết về tuổi học trò thời đó. Tôi yêu thời áo trắng lắm, vì bản thân tôi khi theo gia đình dọn nhà đi tứ xứ, mùa hè với tôi có phần dài hơn khi mơ mặc áo trắng, nghe tiếng trống trường, và được thầy giáo xoa đầu khen.
Ở đó, cũng có những ánh mắt lưu luyến, những mối tình học trò vụng dại, hồn nhiên. Và tôi chọn đề tài học trò để viết. Tiếp theo Nỗi buồn hoa phượng là những ca khúc: Ba tháng tạ từ, Màu áo hoa phượng, Lưu bút ngày xanh, Hạ buồn, Ve sầu mùa phượng… Sau đó tôi mạnh dạn viết những ca khúc trữ tình: Nhật ký đời tôi, Trả lại thời gian, Màu hoa anh đào... Những ca khúc này được nhiều tầng lớp khán giả đón nhận và tôi đã sống trong niềm hạnh phúc của một nhạc sĩ được yêu mến”.

Ngợi ca dân tộc, quê hương

Năm 1963, nhạc sĩ Thanh Sơn bỏ hẳn nghề ca sĩ để chuyên tâm sáng tác. Từ  1973, nhạc của ông bắt đầu chuyển hướng sang đề tài quê hương. Ông vẫn thường kể vui: “Tôi là dân quê mùa cục mịch lắm. Gặp bà xã tôi thời đó, bả đâu có biết tôi là nhạc sĩ. Một lần chở đi uống nước mía, nghe trong nhà người bán nước bật radio bài Nỗi buồn hoa phượng, tự dưng bả ca theo, tôi hỏi: “Mình hát bài đó có biết ai viết không?”. Bả cười: “Hổng biết cha nội nào mới bây lớn, đang còn đi học mà đã yêu rồi, lại còn viết nhạc làm ai nghe cũng buồn”. Sau này bà xã tôi biết chồng mình là “cha nội” đã viết ca khúc này bả cứ nhìn tôi cười, rồi hễ đến mùa ve sầu gọi hè, hoa phượng nở, bà ấy lại muốn nghe Nỗi buồn hoa phượng”.

Bắt đầu từ thập niên 1990, những ca khúc mang âm hưởng dân ca của ông được đón nhận, gợi mở cho ông một hướng sáng tác mới là tiếp tục khai thác chất liệu dân ca Nam Bộ. Nhạc của ông lúc này chú trọng về ca từ, trong bài có nhiều âm sắc, phương ngữ đặc trưng Nam Bộ. Nhiều bài hát trong giai đoạn này được nhiều người thích, như: Hình bóng quê nhà, Hành trình trên đất phù sa, Bạc Liêu hoài cổ, Sóc Sờ Bay Sóc Trăng... Ông cho biết nhờ sự yêu thích giai điệu ngũ cung của đờn ca tài tử và sân khấu cải lương mà ông đã có được những chất liệu quý để viết. Cộng với sự đam mê văn, thơ và yêu hình ảnh quê nhà với lũy tre, bờ đê, dòng sông, con đò, bến nước, ông đã đưa vào ca khúc những bức tranh rất đẹp của quê hương…

Vĩnh biệt nhạc sĩ Thanh Sơn, đâu đó trong dòng đời vẫn hiện hữu nụ cười chân thành và tấm lòng cởi mở của ông - người nhạc sĩ đã cống hiến cả đời cho âm nhạc và cho những sáng tác ngợi ca quê hương, dân tộc. Và dù ông có viết "tạ từ là hết người ơi" (ca từ của bài Nỗi buồn hoa phượng), công chúng âm nhạc vẫn nghĩ rằng thật khó quên một nhạc sĩ tài hoa, chân chất.

Để lại cho đời trên 500 tác phẩm

Cho đến nay, qua nhiều giai đoạn sáng tác, nhạc sĩ Thanh Sơn đã viết trên 500 tác phẩm với nhiều ca khúc đã trở nên rất quen thuộc với nhiều thế hệ khán giả: Nỗi buồn hoa phượng, Nhật ký đời tôi, Lưu bút ngày xanh, Màu hoa anh đào, Gởi cố nhân đôi lời, Gót phiêu du, Phượng buồn, Hát nữa đi em, Đoản xuân ca, Thương ca mùa hạ, Vầng trán suy tư, Bài ngợi ca quê hương, Hình bóng quê nhà, Thương về cố đô, Gợi nhớ quê hương, Bạc Liêu hoài cổ, Áo trắng Gò Công, Non nước hữu tình, Hương tóc mạ non, Hồn quê, Hành trình trên đất phù sa…

Khác với các nhạc sĩ đương thời khác, ông viết ca khúc dường như không dành riêng cho một ai, nhưng ai cũng thấy bóng dáng mình trong đó. Từ những ca sĩ thập niên 1960 như: Phương Dung, Thanh Tuyền, Giao Linh, Hương Lan,… đến sau này, như: Bảo Yến, Thanh Lan, Nhã Phương, Ngọc Sơn, Cẩm Ly, Quốc Đại, Chế Thanh,… đều hát nhạc của ông và trong số đó có nhiều người nổi tiếng nhờ hát các ca khúc của nhạc sĩ Thanh Sơn.

Linh cữu của nhạc sĩ Thanh Sơn được quàn tại nhà riêng: 100/40/14 Đinh Tiên Hoàng, phường 1, quận Bình Thạnh - TPHCM. Lễ động quan lúc 6 giờ 30 phút ngày 9-4, sau đó đưa đi an táng tại Công viên Nghĩa trang Bình Dương.

kienqui
từ khóa :
50 giao lộ ở TP HCM "bật đèn xanh" cho rẽ phải khi đèn đỏ

50 giao lộ ở TP HCM "bật đèn xanh" cho rẽ phải khi đèn đỏ

Thời sự 15:09

(NLĐO) - TP HCM lắp 50 mũi tên xanh cho phép rẽ phải khi đèn đỏ, giảm ùn tắc giao thông và tạo thuận lợi cho người dân.

Kết quả kiểm nghiệm giá đỗ ở TP HCM và Bách Hóa Xanh ra sao?

Kết quả kiểm nghiệm giá đỗ ở TP HCM và Bách Hóa Xanh ra sao?

Kinh tế 15:07

(NLĐO) – TP HCM sẽ “âm thầm” kiểm nghiệm lại giá đỗ, tăng cường kiểm tra các sản phẩm có nguy cơ cao như: nước đá, nước uống đóng chai

Nhiều người vô tư không đội nón bảo hiểm, chiếm dụng lòng đường ở TP HCM

Nhiều người vô tư không đội nón bảo hiểm, chiếm dụng lòng đường ở TP HCM

Bạn đọc 14:54

(NLĐO) - Không đội nón bảo hiểm, vô tư chiếm dụng lòng đường để bán hàng là một số vấn đề khiến người tham gia giao thông ở TP HCM bức xúc

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tặng quà Tết tại tỉnh Bình Dương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tặng quà Tết tại tỉnh Bình Dương

Chính trị 14:41

(NLĐO) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và các lãnh đạo đã trao 700 phần quà cho những gia đình chính sách, hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn...

LĐLĐ Quảng Nam thực hiện đạt và vượt 16/16 chỉ tiêu

LĐLĐ Quảng Nam thực hiện đạt và vượt 16/16 chỉ tiêu

Lao động 14:22

(NLĐO) – Trong năm 2024, LĐLĐ tỉnh Quảng Nam đã thực hiện đạt và vượt toàn bộ 16/16 chỉ tiêu do Tổng LĐLĐ Việt Nam giao.

Bắt một trưởng ban quản lý rừng phòng hộ

Bắt một trưởng ban quản lý rừng phòng hộ

Pháp luật 14:18

(NLĐO)- Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, một trưởng ban quản lý rừng phòng hộ bị bắt giữ

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Chính trị 14:16

(NLĐO)- Ngày 10-1, Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.