09/05/2013 23:09

Hà Nội: Phòng trà ca nhạc ế ẩm

Dù đã xoay trở đủ cách nhưng các phòng trà ở Hà Nội vẫn lần lượt đóng cửa vì không có khách

Là một trong những người tiên phong trong việc mở phòng trà ca nhạc ở Hà Nội, duy trì được phòng trà Aladin ở ngõ Hàng Bột, sau đó là Aladin II (tại khách sạn Thắng Lợi) trong vòng 14 năm là cố gắng lớn của NSND Thanh Hoa. Nhưng rồi cũng đến lúc không thể cầm cự được khi có những đêm diễn ca sĩ đông hơn khách. Đóng cửa Aladin là điều mà NSND Thanh Hoa chẳng muốn nhưng hết cách.

“Trắng tay” vì phòng trà

Đầu tư khá lớn cho Aladin với kỳ vọng không gian âm nhạc này sẽ là điểm hẹn của khán giả yêu nhạc đỏ và bán cổ điển, NSND Thanh Hoa đã vấp phải bài toán khó khăn về kinh tế. Bà từng chia sẻ việc tạo ra không gian âm nhạc đích thực không hề dễ dàng. Chất lượng tăng luôn đồng hành với giá cả tăng nhưng phần nhiều khán giả lại chỉ muốn nghe ca sĩ hạng sao hát bằng tiền đồ uống giá bình dân, vì thế mà phòng trà phải đóng cửa vì ế ẩm. Thế nhưng, do còn nhiều lưu luyến với âm nhạc, vì vẫn luôn khát khao hát và được hát, cuối năm 2012, Thanh Hoa lại tiếp tục mang tinh thần Aladin tới sân khấu ca nhạc 36 Lý Thường Kiệt với tên gọi mới Tình khúc Muôn đời.
 
Hy vọng của NSND Thanh Hoa lúc ấy là mở ra một địa chỉ để khán giả yêu nhạc đất Hà thành có thể thưởng thức dòng nhạc chính thống với giá phải chăng. Dù vậy, chỉ sau một thời gian ngắn, vào tháng 3-2013, Tình khúc Muôn đời đã phải đóng cửa vì ế khách. NSND Thanh Hoa ngậm ngùi kể lại có đêm diễn chỉ có 4 -5 khách tới xem trong khi đội ngũ phục vụ và ca sĩ đã hơn 10 người, vì thế không còn cách nào khác là phải đóng cửa để tìm một cơ hội khác, có thể là “hành phương Nam”.

 
Phòng trà Malaideli chỉ duy trì hoạt động được 5 năm. Ảnh: NGUYỄN TUẤN     
            
Sau Thanh Hoa, không ít ca sĩ trẻ ở Hà Nội cũng nuôi ý tưởng mở phòng trà ca nhạc với mong muốn tạo được không khí âm nhạc sôi nổi, đồng thời phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, sau 5 năm duy trì, ca sĩ Tuấn Hiệp cũng ngậm ngùi đóng cửa phòng trà Malaideli (92 Trấn Vũ) vì không chịu nổi giá thuê nhà quá cao, đến 12.000 USD/tháng, trong khi hoạt động hết công suất tiền thu được cũng chỉ đủ trang trải phần nào, Malaideli phải kinh doanh cả nhà hàng, fastfood ban ngày mới có thể duy trì tuần hai buổi biểu diễn với những ca sĩ khách mời: Thanh Lam, Tùng Dương, Khánh Linh, Nguyễn Ngọc Anh…
 
Cứ làm phép tính đơn giản, nếu kín hết 100 chỗ của phòng trà, với thức uống trung bình là 70.000 đồng/người thì doanh thu cũng chỉ có 7 triệu đồng, trong khi tiền trả cho ban nhạc 5 người là 2,5 triệu đồng, 4 ca sĩ mỗi người từ 2-3 triệu đồng nữa thì làm sao tồn tại được” - Tuấn Hiệp cho hay. Anh cũng thẳng thắn nói: “Sẽ không ai đủ khả năng duy trì phòng trả cả năm nếu không có vốn lớn và đam mê”.

Vài năm sau khi đoạt giải nhất Sao Mai 2007 dòng nhạc thính phòng, ca sĩ Lê Anh Dũng cùng một số người đầu tư mở phòng trà Bee Club (2B Phạm Ngọc Thạch). Toàn bộ hệ thống âm thanh, ánh sáng ở sân khấu phòng trà đều đạt tiêu chuẩn “ngoại”. Nuôi tham vọng “đỏ đèn” sân khấu phòng trà nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, Bee Club hoạt động chật vật dù ông chủ đã khá linh hoạt, mở quán cơm văn phòng ban ngày để có thêm thu nhập. “Tốn quá nhiều công sức và chi phí, trong khi một đêm diễn chỉ có vài chục khách” - Lê Anh Dũng cho hay.

Chỉ sau 1 năm hoạt động, Bee Club đã phải đổi chủ và sau đó là đóng cửa hẳn, dù chủ sau của phòng trà này đã tìm mọi cách đưa các ngôi sao tên tuổi cả hải ngoại và trong nước, như: Khánh Hà, Tuấn Ngọc, Anh Thơ, Lan Anh, Trọng Tấn đến đây biểu diễn.

Khép lại niềm đam mê của ca sĩ trẻ

Dù cát-sê ca sĩ phòng trà chỉ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng (hạng sao) một đêm nhưng việc các phòng trà ở Hà Nội thi nhau đóng cửa cũng khiến nhiều ca sĩ hụt hẫng. Mất đi nguồn thu nhập là chuyện nhỏ nhưng quan trọng hơn, là thiếu đi những sân khấu để trình diễn, gặp gỡ khán giả hằng đêm. Lê Anh Dũng, hiện đang là giảng viên Học viện Âm nhạc Quốc gia, nói các phòng trà nối tiếp nhau đóng cửa đã khép lại niềm đam mê của nhiều ca sĩ trẻ.
 
“Trước đây, phòng trà phát triển, ca sĩ nhạc đỏ còn nhiều cơ hội lên sân khấu thể hiện mình nhưng bây giờ cơ hội tiếp cận với khán giả của họ rất hạn hẹp. Không có chỗ hát, không được giao lưu, nhiều người bị thui chột nghề nghiệp. Không ít em học xong 4 năm trung cấp hoàn toàn không biết sẽ phải làm gì” - Lê Anh Dũng nói.
 
Một ca sĩ nổi tiếng cũng thừa nhận: “Có quá nhiều yếu tố không thuận lợi cho những người học dòng nhạc thính phòng. Các cuộc thi ca nhạc trên truyền hình dành cho họ cũng quá khiêm tốn. Rất khó tìm hướng ra cho nghề nghiệp của mình trong thời điểm hiện nay”.

Ca sĩ Phương Nga cho biết: “Ai là giảng viên thì sống bằng thù lao lên lớp, người đắt sô thì sống bằng tiền đi hát sự kiện, còn phòng trà thì thôi, không ai tính đến nữa”.

kienqui
từ khóa :

Viết bình luận

Loại "đại gia" PSG, Dortmund vào chung kết Champions League

Loại "đại gia" PSG, Dortmund vào chung kết Champions League

Thể thao 06:41

(NLĐO) – Bàn thắng duy nhất từ pha đánh đầu của trung vệ Mats Hummels khiến chủ nhà PSG thua cay đắng ở trận bán kết lượt về Champions League và đội bóng nhà giàu nước Pháp tiếp tục lỗi hẹn với đấu trường châu Âu.

Cả nước hướng về Điện Biên Phủ

Cả nước hướng về Điện Biên Phủ

Thời sự 06:39

Ngày 7-5 là ngày hội lớn của cả nước cũng như nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên. Khắp TP Điện Biên Phủ, hàng vạn người đổ ra đường để được sống lại hào khí của Chiến thắng Điện Biên Phủ năm xưa

Giá vàng hôm nay, 8-5: Bất ngờ đi xuống

Giá vàng hôm nay, 8-5: Bất ngờ đi xuống

Kết quả xổ số 06:30

(NLĐO) – Sau một phiên tăng mạnh, giá vàng hôm nay đảo chiều hạ nhiệt khi đồng USD tăng giá, trái phiếu Mỹ hấp dẫn nhà đầu tư

Giành nhau miếng bánh thương mại điện tử

Giành nhau miếng bánh thương mại điện tử

Tiêu dùng 06:16

Shopee, TikTok Shop gần như thống lĩnh thị trường thương mại điện tử; các sàn còn lại lặng lẽ theo sau và chấp nhận an phận

NÂNG BƯỚC NGƯỜI LAO ĐỘNG: Sáng tạo vì cộng đồng

NÂNG BƯỚC NGƯỜI LAO ĐỘNG: Sáng tạo vì cộng đồng

Lao động 06:15

Anh Lê Huy Tích (SN 1978, tại TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình), trước đây là người bình thường, được học hành và có công việc ổn định tại đơn vị quản lý đường thủy Sông Đà. Năm 2006, anh gặp tai nạn giao thông, chấn thương cột sống, bị liệt đôi chân.

Công binh Việt Nam xây dựng doanh trại thông minh đầu tiên tại Phái bộ Liên Hiệp Quốc

Công binh Việt Nam xây dựng doanh trại thông minh đầu tiên tại Phái bộ Liên Hiệp Quốc

Chính trị 06:00

(NLĐO)- Ngày 7-5, Đội Công binh Việt Nam đang làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc tổ chức Lễ Khánh thành Doanh trại thông minh tại căn cứ Highway, đúng dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

HLV Kim Sang-sik tuyển chọn cầu thủ ra sao?

HLV Kim Sang-sik tuyển chọn cầu thủ ra sao?

Thể thao 06:00

Trong thời hạn 2 năm ký hợp đồng dẫn dắt đội tuyển Việt Nam và U23 Việt Nam, 2 trận đấu cuối của vòng loại 2 World Cup 2026 khu vực châu Á là xuất phát điểm quan trọng giúp nhà cầm quân người Hàn Quốc thực hiện các mục tiêu được LĐBĐ Việt Nam (VFF) giao phó.