Nhịp sống
14/05/2019 07:12

Sức mạnh “cô đỡ thôn bản”

Mô hình "cô đỡ thôn bản" của Việt Nam được cộng đồng quốc tế ghi nhận trong việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em vùng khó khăn

Cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số là cánh tay nối dài của ngành y tế trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Chăm lo sức khỏe sinh sản cho người dân tộc

Chị Lý Thị Bay - ở xã Cư Kbang, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk - có thâm niên hơn 6 năm gắn bó với nghề cô đỡ. Chị Bay cho biết chị là người dân tộc Mông, quê tận Lai Châu, theo chồng vào Tây Nguyên lập nghiệp. Từ nhỏ, chị đã mơ ước được làm công việc của một nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe cho bà con vì thế khi địa phương tuyển người học cô đỡ, chị Bay đăng ký tham gia ngay. Lúc đầu, chị gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuyên truyền do không phải người ở đây. Bên cạnh đó, đồng bào dân tộc vẫn còn duy trì nhiều hủ tục lạc hậu, nhất là trong sinh nở người dân tự đẻ tại nhà nên việc thuyết phục người dân bỏ đi các hủ tục là việc rất khó.

Sau một thời gian kiên trì đến tận các gia đình có người mang thai tư vấn và hỗ trợ sinh nở thành công, chị được người dân ở đây tín nhiệm. Một năm "cô đỡ" này chỉ đỡ 5-6 ca thôi nhưng đều là những trường hợp người dân không chịu đến bệnh viện, hầu hết bà bầu sau khi được tư vấn động viên đã thay đổi dần hành vi, bỏ dần các hủ tục và đến bệnh viện sinh nở. Hiện công việc của Bay không chỉ là cô đỡ thôn bản mà kiêm luôn cán bộ dân số, tiêm chủng tại địa phương. "Công việc thì như con mọn, con còn nhỏ nhưng tôi may mắn được chồng và gia đình rất ủng hộ, tạo điều kiện cho tôi làm việc" - chị Bay chia sẻ.

Sức mạnh “cô đỡ thôn bản” - Ảnh 1.

Cô đỡ thôn bản hướng dẫn chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh tại Gia Lai Ảnh: Dương Ngọc

Thẩn Thị Út - 28 tuổi, dân tộc Dao, ở xã Bàn Lan, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu - chia sẻ lý do đưa chị đến với công việc chỉ vì thấy thôn, bản chưa có cô đỡ, đã có những trường hợp sản phụ mang thai bị băng huyết và tử vong. Dù số ca sinh được Út đỡ không nhiều nhưng điều khiến cô mừng nhất là bà con đã chịu đến trung tâm y tế khi có những vấn đề về sức khỏe, bà bầu đã đi khám thai định kỳ và khi sinh nở hầu hết đã đến bệnh viện.

Bộ Y tế cho biết hơn 25 năm trước, tỉ lệ tử vong mẹ ở Việt Nam vào khoảng 233/100.000 trẻ đẻ sống, cao gấp 4 lần thời điểm hiện tại. Tử vong mẹ tại các vùng sâu, vùng xa thậm chí còn cao hơn rất nhiều. Đặc biệt, tỉ lệ đẻ tại nhà không có cán bộ y tế đỡ trong giai đoạn này còn rất cao ở khu vực miền núi, dao động trong khoảng 50% - 58%. Việc không khám thai, đẻ tại nhà không được hỗ trợ của cán bộ y tế là nguyên nhân quan trọng khiến tình trạng tử vong mẹ còn cao ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Đặc biệt, sự khác biệt về yếu tố văn hóa như ngôn ngữ, phong tục tập quán có liên quan đến việc mang thai, sinh con… cũng làm giảm khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người dân ở vùng núi cao.

Tiếp sức cho vùng sâu, vùng xa

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến, nhận thức được những khó khăn trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Bộ Y tế đã có chủ trương đào tạo các cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số cho các vùng khó khăn. Việc này là giải pháp tạm thời nhưng rất hiệu quả trong giai đoạn hiện nay nhằm giúp gỡ bỏ những rào cản về địa lý, văn hóa và tài chính khiến phụ nữ dân tộc thiểu số không thể tiếp cận được với các dịch vụ khám thai, đỡ đẻ an toàn và chăm sóc sau sinh. Đến nay, gần 3.000 cô đỡ thôn bản đang ngày đêm vượt mọi khó khăn, gian khổ đến từng hộ gia đình tuyên truyền, vận động người dân xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu; tư vấn, giáo dục sức khỏe; vận động sản phụ đi khám thai và sinh con tại trạm y tế xã; phát hiện thai nghén có nguy cơ để chuyển tuyến kịp thời… "Cô đỡ thôn bản" đã phát huy được hiệu quả tích cực, giúp phụ nữ tiếp cận tốt với các dịch vụ sinh nở an toàn.

Trong suốt thời gian triển khai mô hình này, ngoài sự nỗ lực của Bộ Y tế và các bộ, ban ngành thì sự chung tay của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Liên minh châu Âu (EU) đã luôn đồng hành cùng Bộ Y tế trong nỗ lực nhằm giảm tỉ lệ tử vong bà mẹ và trẻ em thông qua việc hỗ trợ một loạt dự án và chương trình, trong đó có mô hình "Cô đỡ thôn bản". Hơn 20 năm hợp tác, EU đã tài trợ 3.500 tỉ đồng hỗ trợ các tỉnh nghèo và những huyện lỵ gặp nhiều khó khăn, đây cũng là những khu vực có đồng bào dân tộc thiểu số định cư, giúp đào tạo các cán bộ y tế (cô đỡ thôn bản), cung cấp thiết bị y tế cần thiết, cũng như chuẩn hóa các hướng dẫn lâm sàng về dịch vụ y tế.

Cô đỡ thôn bản là những người dân tộc thiểu số, được lựa chọn từ chính cộng đồng dân tộc tại địa phương. Họ được tham gia khóa đào tạo về y tế kéo dài 9 tháng để cung cấp dịch vụ làm mẹ an toàn cho phụ nữ đang mang thai tại các vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Cô đỡ thôn bản có cùng văn hóa, phong tục tập quán vì vậy họ dễ dàng tiếp cận và sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình để tuyên truyền, vận động và cung cấp dịch vụ làm mẹ an toàn ngay tại thôn bản.

Ngọc Dung
từ khóa :

Viết bình luận

ĐHĐCĐ thường niên 2024: PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

ĐHĐCĐ thường niên 2024: PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

Sản xuất - Kinh doanh 21:05

Ngày 26-4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024. Đại hội được tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của các cổ đông đại diện cho 893.475.226 cổ phần, tương đương tỉ lệ 86,39% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của PVOIL.

“Trốn cả thế giới” - về với thiên nhiên giữa đại ngàn Yang Bay

“Trốn cả thế giới” - về với thiên nhiên giữa đại ngàn Yang Bay

Điểm đến hấp dẫn 18:01

Du lịch sinh thái, trải nghiệm và khám phá núi rừng chắc hẳn không còn xa lạ với những tín đồ “cuồng chân” và đang trở thành xu hướng của giới trẻ để tìm về không gian yên bình.

Chiến lược kiến tạo nên những màn “bứt tốc” của TPBank

Chiến lược kiến tạo nên những màn “bứt tốc” của TPBank

Ngân hàng 17:30

Chiến lược tập trung hướng đến khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh từ lâu đã định vị TPBank ở nhóm hàng đầu trong kiến tạo xu hướng ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam.

Nghỉ Lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ Lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Ngân hàng 17:29

Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30-4 và 1-5 dành cho khách hàng.

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn hỗ trợ nước sạch cho bà con huyện Tân Phú Đông

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn hỗ trợ nước sạch cho bà con huyện Tân Phú Đông

Hoạt động cộng đồng 16:08

Ngày 26-4, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) đã đến huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) để hỗ trợ 40.000m3 nước, trao tặng 5.000 túi chứa nước loại 5 lít và hỗ trợ xe bồn vận chuyển nước sạch nhằm giúp người dân vượt qua hạn, mặn đang diễn ra gay gắt.

ABBank tiếp tục dành nhiều nguồn lực đầu tư ngân hàng số và hỗ trợ doanh nghiệp

ABBank tiếp tục dành nhiều nguồn lực đầu tư ngân hàng số và hỗ trợ doanh nghiệp

Ngân hàng 16:08

Kết thúc quý I-2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023.

VIETBANK báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức

VIETBANK báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức

Thị trường 15:05

Ngày 26-4-2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.