03/11/2013 14:19

Nhiếp ảnh cơ bản: Chụp đúng sáng

Chúng ta sẽ nghe các cụm từ "một bức ảnh đúng sáng", "một bức ảnh sai sáng", "thiếu sáng", "dư sáng", "chói sáng", "vừa đủ sáng"... Vậy, dựa vào đâu để có những nhận định ấy?

Chúng ta vẫn quan tâm đến ánh sáng cho một bức ảnh. Với một khung cảnh có ánh sáng phức tạp, nghĩa là có vùng rất sáng, vùng rất tối, vùng ánh sáng trung bình, chắc chắn bức ảnh sẽ có nhiều vùng sáng tối chênh lệch khác nhau và vật thể cần chụp ở vị trí trong vùng nào sẽ phản chiếu ánh sáng tại vùng đó. Chụp một người đứng trước hậu cảnh màu trắng sáng hoặc màu tối đen... thì có thể sẽ có một bức ảnh mặt người tối đen, hoặc mặt người vừa rõ sáng, hoặc mặt người sáng chói như trong thực tế thường thấy. Và, chúng ta sẽ nghe các cụm từ "một bức ảnh đúng sáng", "một bức ảnh sai sáng", "thiếu sáng", "dư sáng", "chói sáng", "vừa đủ sáng"... Vậy, dựa vào đâu để có những nhận định ấy?
 
Đúng sáng hay đúng ý?
 
Với một bức ảnh có hai thời điểm nhận ra ánh sáng trên nó: tiên liệu trước được ánh sáng của chủ thể bức ảnh trước khi chụp hoặc phải chụp xong mới biết được. Zone System là cách để giúp thấy trước kết quả ảnh trước khi bấm máy và Histogram là biểu đồ có sau khi bức ảnh đã được chụp. Zone System là một hệ thống có từ thời film, gồm 11 vùng trị số thời chụp. Trị số vùng 0 là vùng đen tuyệt đối, vùng X gọi là vùng trắng tuyệt đối, vùng V là vùng đặt trị số thời chụp. Trong máy số, có thể xem dưới khung ngắm có thanh ngang có các vạch thông số: ... -2 -1 0 +1 +2 ... và mũi tên chỉ vào đâu thì đó chính là thông số máy ảnh đo và thông báo.

•Vùng 0 là vùng tối, vùng đen tuyệt đối.

•Vùng I là vùng tối, gần như không còn chi tiết.

•Vùng II là vùng tối, còn rất ít chi tiết.
•Vùng III là vùng tối, với khá nhiều chi tiết.

•Vùng IV là vùng tối, với đầy đủ chi tiết có thể nhận diện được.

•Vùng V là vùng đặt trị số thời chụp, nơi những chi tiết sáng rõ giá trị nhất được tái hiện.

•Vùng VI là vùng sáng, với đầy đủ chi tiết ghi nhận được.

•Vùng VII là vùng sáng, với khả năng thấy được khá nhiều chi tiết.

•Vùng VIII là vùng sáng, không còn thấy nhiều chi tiết nữa.

•Vùng IX là vùng sáng, khó có thể thấy được chi tiết nào.

•Vùng X là vùng sáng tuyệt đối, hoàn toàn không có khả năng thấy được chi tiết gì.

Thứ hai là cái Histogram. Cái này chỉ có khi bức ảnh đã được chụp. Nó là một biểu đồ sắc độ với hai trục: trục ngang là thang sắc độ xám từ 0 - 255 [từ đen đến sáng trắng], trục đứng biểu thị lượng điểm ảnh [pixel] tương ứng dãy sắc độ. Chúng ta tạm chia thành 5 vùng như hình dưới.

Vậy, dựa vào Zone System, có phải chủ thể trong một bức ảnh cứ thuộc vùng sáng Zone V là "bức ảnh đúng sáng"? Hoặc bức ảnh có Histogram không "rất tối" và không "rất sáng", mà chỉ có độ sáng vừa phải là "bức ảnh đúng sáng"? Chúng ta thử khảo sát.
 
Có hai kiểu "đúng sáng":
 
Kiểu A: Đối tượng sáng đúng ý muốn người chụp. Chọn khẩu độ ống kính, tốc độ màn trập, nhạy sáng ISO sao cho đối tượng cần chụp ở vùng đúng sáng Zone 5, không cần biết ngoài thực tế đối tượng nằm ở vùng sáng zone nào. Máy ảnh số đo sáng kiểu phản xạ [reflected light], cân chỉnh các thông số sao cho vạch đo sáng báo đúng mức mà người chụp thấy "đủ sáng" là bấm máy, dù cho ngoài thực tế bối cảnh rất tối hoặc rất sáng, và không bận tâm thuộc bất cứ zone sáng nào. Chẳng hạn hai bức ảnh sau:

Ảnh trước, ánh sáng thực tế cho thông số trên máy đo sáng với các thông số chẳng hạn: F/8 - s1/125 với ISO200 - Zone 3. Kết quả ảnh là đúng sáng thực tế, nhưng chủ thể cần chụp lại không sáng như ý muốn. Nên, dịch chuyển vùng sáng của chủ thể lên Zone 5 để đúng ý đồ hơn, khi đó hiệu chỉnh thông số phải chụp là F/4 - s1/125 với ISO200 chẳng hạn. Bức ảnh sau sẽ đúng ý hơn.
 
Kiểu B: Đối tượng sáng đúng như ánh sáng thực tế. Chọn khẩu độ ống kính, tốc độ màn trập, nhạy sáng ISO sao cho đối tượng cần chụp ở vùng sáng [zone] đúng như ánh sáng mà mắt người nhìn thấy ngoài thực tế tại thời điểm chụp. Đối tượng thuộc vùng sáng zone 3 thì chụp đúng zone 3 chẳng hạn. Chúng ta không bận tâm đối tượng / vật thể trong ảnh phản xạ bao nhiêu ánh sáng, thuộc vùng sáng nào của Zone System hay Histogram. Máy đo sáng thế nào, chụp y như vậy. Kết quả ảnh có ánh sáng đúng như thực tế. Chẳng hạn bức ảnh sau:

Như thế, người chụp không cho người xem biết họ chụp "đúng sáng" theo kiểu nào. Các người hướng dẫn chụp ảnh vẫn dạy người học chụp theo kiểu A, ép ánh sáng thực tế phản chiếu tại vật thể/ đối tượng về đúng sáng zone 5, không "thừa sáng", không "thiếu sáng", tức là chụp bức ảnh có ánh sáng không đúng như mắt thấy ngoài thực tế. Nhưng, các người chụp rành hơn thì họ làm chủ / khống chế / điều tiết được ánh sáng thực trong studio, hoặc dùng các phụ kiện tản sáng, lọc sáng, gom sáng ... thì lại là chụp ảnh đúng sáng theo kiểu B.
 
Chẳng hạn bức ảnh sau đây, rõ ràng là chủ thể không đủ / đúng sáng, tức là có vùng sáng zone khoảng từ 2 - 4, tức là được chụp theo kiểu B [đúng sáng thực tế], nếu theo kiểu A thì chủ thể là em bé và khuôn mặt sẽ sáng sủa rực rỡ hơn, khi ấy không quan tâm bất kể các vùng sáng khác trong thực tế sẽ như thế nào. Nhưng, người xem sẽ không chê bức ảnh như thế này là "sai sáng", vì bức ảnh đạt ý đồ của người chụp nó là chủ thể có vùng sáng Zone 2 - 3 thôi.
 
 
Film Fuji 120 - asa100 - f/5.6 - s1/125
 
Như vậy, một bức ảnh có thể được chụp "đúng ý muốn" của người cầm máy thì sẽ giải thích được nhiều cảm xúc khi xem ảnh, cảm thụ vẻ đẹp mà người chụp muốn nhiều hơn. Người ta có thể chụp "đúng sáng" theo kiểu nào, vứt bỏ mọi kỹ thuật đúng sáng / sai sáng ... để tập trung vào ý đồ sáng tác của người chụp nhiều hơn. Bản lãnh của người chụp, cá tánh cũng như phong cách của họ cũng thể hiện qua "ý đồ" cho ánh sáng trong ảnh của họ. Mỗi người có cái "đúng ý đồ" khác hẳn nhau và diễn tả ảnh hoàn toàn khác nhau. Và, chúng ta sẽ không bàn với nhau bức ảnh này chói sáng, thiếu sáng chỉ để soi về kỹ thuật mà ... bức ảnh này được người chụp với ý đồ gì!

Chúc các bạn vui vẻ!
thanh
từ khóa :
Báo in Người Lao Động 15-11: Đong đầy cảm xúc đạo nghĩa thầy trò

Báo in Người Lao Động 15-11: Đong đầy cảm xúc đạo nghĩa thầy trò

Video 00:00

Thêm quyết sách thúc đẩy TP HCM phát triển; Đong đầy cảm xúc về đạo nghĩa thầy trò; Người dân giám sát CSGT làm việc như thế nào?… là những bài viết đáng chú ý

Xuân Nam bị đánh rách môi, hai đội PVF - CAND và Trẻ TP HCM tố nhau

Xuân Nam bị đánh rách môi, hai đội PVF - CAND và Trẻ TP HCM tố nhau

Thể thao 22:44

(NLĐO) - Sau trận hoà 0-0 trên sân Thống Nhất, cầu thủ Xuân Nam của CLB PVF CAND đã bị một cầu thủ Trẻ TP HCM tấn công sau trận đấu.

Tiến Linh "tịt ngòi", CLB Bình Dương tiếp tục thua ở Hà Nội

Tiến Linh "tịt ngòi", CLB Bình Dương tiếp tục thua ở Hà Nội

Thể thao 21:59

(NLĐO) - Pha lập công của Hai Long giúp Hà Nội FC giành chiến thắng 1-0 khi tiếp đón CLB Bình Dương trên sân Hàng Đẫy ở vòng 8 V-League 2024 - 2025 tối 14-11

Bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng y khoa Quốc gia

Bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng y khoa Quốc gia

Sức khỏe 20:50

(NLĐO) - Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã trao các quyết định bổ nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng y khoa Quốc gia

Bổ nhiệm ông Lê Tiến Đạt làm Phó Tổng Thanh tra Chính phủ

Bổ nhiệm ông Lê Tiến Đạt làm Phó Tổng Thanh tra Chính phủ

Thời sự 20:49

(NLĐO)- Ông Lê Tiến Đạt, 49 tuổi, vừa được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng Thanh tra Chính phủ

Hồ thủy lợi 10 triệu m3 nước gặp sự cố, tỉnh Gia Lai chỉ đạo khẩn

Hồ thủy lợi 10 triệu m3 nước gặp sự cố, tỉnh Gia Lai chỉ đạo khẩn

Thời sự 20:46

(NLĐO) - UBND tỉnh Gia Lai đã hỏa tốc yêu cầu xả tràn nước qua tràn với lưu lượng 30-60 m3/giây khi đập thủy lợi Ia Ring gặp sự cố ở thân đập.

Công Phượng ghi 1 bàn và kiến tạo, Bình Phước thắng nghẹt thở

Công Phượng ghi 1 bàn và kiến tạo, Bình Phước thắng nghẹt thở

Thể thao 20:22

(NLĐO) - Bình Phước giành chiến thắng 3-2 ở phút 90+7 nhờ pha lập công của Thanh Bình tối 14-11