23/09/2011 07:10

Phạt 100 triệu nếu nhà mạng "đại gia" chèn ép mạng nhỏ

Những Doanh nghiệp (DN) viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc nắm giữ phương tiện thiết yếu nếu sử dụng trái phép thông tin của mạng khác để cạnh tranh không lành mạnh, hoặc thực hiện bù chéo dịch vụ viễn thông để tạo lợi thế so với đối thủ sẽ bị phạt tiền từ 70-100 triệu đồng.


Nghị định số 83 của Chính phủ ban hành ngày 20/9/2011 đã quy định rất rõ việc xử phạt hành chính các hành vi chèn ép, cạnh tranh không lành mạnh của các DN lớn, từ việc nắm cổ phần vượt quá quy định cho đến những đợt "phá rào" về sàn giá cước hoặc khuyến mại bằng cách giảm giá cước.

Cụ thể, nếu DN nắm cổ phần chi phối không đúng quy định hoặc sở hữu trên mức quy định về vốn điều lệ/ cổ phần trong 2 hay nhiều DN viễn thông khác nhau cùng lúc sẽ bị phạt tiền từ 70-100 triệu đồng.

Nếu DN viễn thông thống lĩnh thị trường không thực hiện thống kê hoặc kiểm toán dịch vụ viễn thông cũng sẽ bị phạt tiền từ 20-30 triệu đồng. Tương tự, nếu DN tiến hành thâu tóm thị phần kết hợp từ 30% trở lên ở thị trường dịch vụ liên quan dưới dạng "chui", không thông báo với cơ quan quản lý chuyên ngành (là Cục Viễn thông và Bộ Thông tin - Truyền thông) sẽ bị phạt từ 50-70 triệu đồng.

Để ngăn chặn các hành vi "chơi xấu" trong kinh doanh, Nghị định quy định phạt tiền từ 20-30 triệu đồng nếu các mạng lớn cạnh tranh không lành mạnh bằng cách chậm cung cấp thông tin kỹ thuật về phương tiện thiết yếu hoặc thông tin thương mại cần thiết để cung cấp dịch vụ cho các DN viễn thông khác. Mức phạt sẽ tăng lên 30-50 triệu đồng nếu mạng lớn sử dụng ưu thế về mạng viễn thông và phương tiện thiết yếu để cản trở việc xâm nhập thị trường, cung cấp dịch vụ viễn thông của các DN nhỏ.

Trong trường hợp mạng lớn không xây dựng giá cước kết nối viễn thông theo quy định; hạn chế/từ chối/tự ý dừng/gây khó khăn cho việc kết nối liên mạng hoặc hoạt động cung cấp dịch vụ của các DN viễn thông khác, Nghị định quy định mức phạt tiền dao động từ 50 - 70 triệu đồng.

Đồng thời, để tránh tình trạng giảm cước bát nháo như thời gian trước tái diễn, Nghị định quy định rõ: Phạt tiền từ 30-50 triệu đồng khi nhà mạng cung cấp dịch vụ viễn thông với giá cước thấp quá mức so với giá cước trung bình trên thị trường hoặc DN viễn thông thống lĩnh thị trường áp dụng giá cước dịch vụ viễn thông thấp hơn cả giá thành. Đặc biệt, hành vi bù chéo giữa các dịch vụ viễn thông khi xác định giá cước sẽ bị phạt tới 70-100 triệu đồng.

Hành vi khuyến mại bằng việc giảm giá cước dịch vụ viễn thông, giảm giá bán hàng hóa viễn thông chuyên dùng do Nhà nước quy định giá cụ thể, hoặc khuyến mại giảm giá cước xuống thấp hơn mức tối thiểu do Nhà nước quy định cũng sẽ bị phạt 30-50 triệu đồng.

Đối với vấn đề quản lý chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông, Nghị định quy định: Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng trong các trường hợp: Nhà mạng chậm công bố chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục bắt buộc quản lý chất lượng; Bản công bố chất lượng đăng tải trên website không khớp với Bản công bố chất lượng gửi cho cơ quan quản lý; Không kiểm tra, kiểm soát chất lượng hoặc kiểm tra, kiểm soát không theo quy định; Cung cấp dịch vụ có chất lượng thấp hơn quy định hoặc thấp hơn chất lượng đã công bố.

Ngoài ra, cũng theo Nghị định, nhà mạng sẽ bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng nếu không thông báo hoặc thông báo chậm trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc đổi số thuê bao; Không hướng dẫn người sử dụng cách thức quay số sau khi tiến hành đổi số; Không thông báo cơ quan quản lý chuyên ngành về việc đổi số.

Hiện tại, trên thị trường viễn thông Việt Nam, Mobifone, Viettel, VinaPhone vẫn được coi là nhóm "Tam Đại gia" trong khi các 4 mạng nhỏ "Beeline, VietnamMobile, EVNTelecom, S-Fone" hợp thành "Bộ Tứ Tiểu gia".

leduy
từ khóa :
Bài dự thi cuộc thi viết "Lòng tốt quanh ta": Hành Trình Xanh hướng trái tim về cộng đồng

Bài dự thi cuộc thi viết "Lòng tốt quanh ta": Hành Trình Xanh hướng trái tim về cộng đồng

Bạn đọc 02:00

Những hoạt động vì xã hội của nhóm Hành Trình Xanh như tiếp thêm động lực để lan tỏa nghĩa tình đồng bào

14 bệnh viện TP HCM kết nối chia sẻ thuốc cấp cứu

Sức khỏe 01:30

Ngày 20-9, Sở Y tế TP HCM cho biết sau khi triển khai quy trình tra cứu, hỗ trợ thuốc cấp cứu giữa các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn thành phố, đã có 14 bệnh viện cùng tra cứu, chia sẻ 37 loại thuốc cấp cứu.

Ðộng viên con công nhân vượt khó

Ðộng viên con công nhân vượt khó

Lao động 01:00

Chiều 20-9, LĐLĐ quận Tân Phú, TP HCM đã tổ chức chương trình trao học bổng Nguyễn Đức Cảnh cho con CNVC-LĐ vượt khó, học giỏi.

Thiếu sân chơi cho công nhân các KCX-CN TP HCM

Thiếu sân chơi cho công nhân các KCX-CN TP HCM

Lao động 00:30

Ngày 20-9, Công đoàn các KCX-CN TP HCM đã tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 03a/NQ-TLĐ của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam (khóa XI) về nâng cao đời sống văn hóa tin thần của công nhân lao động (CNLĐ).

Báo in ngày 21-9: Chuyện gì đang xảy ra trên thị trường xăng dầu?

Báo in ngày 21-9: Chuyện gì đang xảy ra trên thị trường xăng dầu?

Thời sự 00:00

Các cơ quan báo chí TP HCM đã quyên góp hàng chục tỉ đồng để cùng chung tay sửa chữa trường học, đường sá, hỗ trợ người dân miền Bắc bị ảnh hưởng mưa lũ sớm ổn định cuộc sống; Việt Nam sẽ có thêm dư địa để giảm lãi suất huy động và cho vay nếu FED có thêm những động thái tích cực hơn…

Một người bị dòng nước chảy xiết cuốn mất tích khi đi qua cầu

Một người bị dòng nước chảy xiết cuốn mất tích khi đi qua cầu

Đông Nam Bộ 22:45

(NLĐO) - Một người đàn ông không may bị nước cuốn trôi mất tích khi đi qua cây cầu bị ngập, nước chảy xiết trên địa bàn huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.

Thêm một nạn nhân ở Làng Nủ không qua khỏi dù được nỗ lực cấp cứu

Thêm một nạn nhân ở Làng Nủ không qua khỏi dù được nỗ lực cấp cứu

Sức khỏe 22:29

(NLĐO) - Sau 10 ngày được cấp cứu, điều trị tích cực nhưng nam bệnh nhân 29 tuổi - nạn nhân bị vùi lấp do lũ quét ở Làng Nủ - đã không qua khỏi