02/02/2011 10:10

Cuộc chiến của các nhà mạng

<FONT size=2>(Thế giới @) - Năm 2011 đánh dấu một sự kiện lớn, đó là các “đại gia” kêu khóc khi bị các mạng yếu hơn tấn công.</FONT>

Nhiều người nhìn nhận rằng bảy nhà mạng tham gia thị trường viễn thông di động tại Việt Nam (Viettel, Mobifone, Vinaphone, S-Fone, Vietnamobile, EVN Telecom, Beeline) đang đồng hành trong một cuộc đua và sẽ có kẻ đến đích trước. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, cuộc đua này sẽ không bao giờ có kết thúc, ngoại trừ những người có ý định từ bỏ cuộc đua.

Câu chuyện HT Mobile

Cách đây 2 năm, sau một thời gian đạt được những tăng trưởng nhất định nhờ khuyến mãi rầm rộ, HT Mobile bỗng dưng tuyên bố... ngừng đua để thay ngựa. Được thành lập vào khoảng năm 2007, HT Mobile sử dụng công nghệ CDMA 850MHz, từng được đánh giá là mạng di động có chất lượng nội mạng tốt nhất Việt Nam nếu so về chất lượng dịch vụ của một hãng sau một năm thành lập. Tự xây dựng hệ thống truyền dẫn bằng viba khổng lồ đủ đáp ứng yêu cầu của toàn mạng với khoảng 1.000 trạm phát sóng, đội ngũ kỹ thuật với hai đơn vị nòng cốt IT và Network chuyên nghiệp và trình độ cao, giám đốc kỹ thuật và quản lý nòng cốt hầu như là người nước ngoài, hoặc người Việt đã tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài... Sau một năm, HT Mobile thu hút được 200.000 khách hàng nhưng lại không đạt được mục tiêu đề ra và... quyết định thay đổi công nghệ.

Lý giải cho việc này, ông Phạm Ngọc Lãng, lúc đó là chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom) - thành viên cùng điều hành HT Mobile, thừa nhận “những thay đổi trong ngành thông tin di động toàn cầu đã ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng phục vụ khách hàng của hãng. Chính vì vậy, việc chuyển hướng kinh doanh là cách tốt nhất để bảo đảm quyền lợi của khách hàng, doanh nghiệp cũng như sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên tần số của Nhà nước”. Tuy thế, nhiều người tự hỏi vì sao biết rõ mình thất bại nhưng Hutchison Telecom và các nhà đầu tư khác của HT Mobile không từ bỏ hẳn kế hoạch kinh doanh mà quyết định chuyển đổi qua công nghệ khác (từ CDMA sang GSM) nhằm tiếp tục ở lại Việt Nam trong bối cảnh Vinaphone, Mobifone, Viettel đang chiếm thế thượng phong?

Nhiều người cho rằng vì đã “lỡ” đầu tư 100 triệu USD cho hạ tầng nên nếu bỏ sẽ mất trắng. Tuy vậy, câu hỏi tiếp đó là “lỡ như sau khi chuyển đổi mạng qua GSM với số tiền 800 triệu USD mà không thành công, khi ấy lỗ nặng hơn thì sao?” lại không thể trả lời. Nhiều nhà phân tích đưa ra một cái nhìn khác về HT Mobile nói riêng và toàn bộ tình hình của các mạng di động Việt Nam nói chung, đó là thị trường di động không hề bão hòa.

Thị trường viễn thông luôn nhộn nhịp

Phát triển kém bền vững

Gần như mọi phân tích đăng tải trên các phương tiện truyền thông đều khẳng định, thị trường thuê bao điện thoại di động tại Việt Nam đã bão hòa và không thể tiếp tục tăng trưởng nữa. Thậm chí nhiều chuyên gia còn cho rằng hiện nay đã hết sinh viên, học sinh cho các mạng di động “vét” nên thị phần bây giờ chỉ còn những người già, người ở khu vực nông thôn... nhưng những nhận định ấy được các nhà nghiên cứu kinh tế bác bỏ.

Mỗi năm, tại Việt Nam có khoảng 1 triệu thanh thiếu niên tốt nghiệp tú tài, điều này đồng nghĩa với việc, mỗi năm, có khoảng gần 1 triệu người tiêu dùng đăng ký một mạng di động nào đó để có điện thoại phục vụ việc liên lạc khi học hành, công việc... Ngoài ra, chưa kể mỗi năm luôn luôn có khoảng 40 triệu người đang trong độ tuổi lao động làm việc trong môi trường phổ thông sẵn sàng chuyển qua dùng mạng di động rẻ hơn do hạn chế về tiền lương và nhu cầu cuộc sống không cho phép.

Theo một thống kê gần đây, khoảng 80% sinh viên nói sẵn sàng bỏ số điện thoại của mạng di động này nếu như họ tìm được những dịch vụ khuyến mãi rẻ hơn từ một nhà mạng khác. Với công nhân, đã từ lâu việc mua SIM thay thẻ đã trở thành một thói quen nên những nhà mạng cung cấp SIM rẻ nhất luôn luôn được ưu ái chọn lựa. Như vậy, đối với các mạng di động, một nguy cơ luôn rình rập vị thế của chính mình, đó là nếu không khuyến mãi, không giảm giá thì chắc chắn sẽ có rất nhiều khách hàng sẵn sàng từ bỏ dịch vụ.

Cạnh tranh khốc liệt

Thực tế, hằng năm luôn có thêm một lượng lớn người dùng mới và nguy cơ sẵn sàng chuyển mạng nên các nhà mạng luôn tìm cách giảm giá cước xuống mức rẻ hơn nhằm tạo lợi thế so với đối thủ. Từ khi S-Fone có động thái giảm cước thì Viettel và Vinaphone cũng có động thái tương tự. Những tháng cuối năm, các doanh nghiệp thành viên của VNPT cùng bắt tay hạ mức cước xuống một bậc thì ngay lập tức Viettel cũng quyết định giảm cước rẻ hơn.

Theo các nhà phân tích, hiện tại các mạng di động Việt Nam đang trong lối mòn của việc khuyến mãi bởi chỉ đơn thuần giảm giá và giảm cước để thu hút khách hàng. Cước di động tại Việt Nam vẫn ở mức cao so với một số nước trong khu vực có điều kiện tương đồng và có thể giảm thêm. Tuy nhiên, việc giảm cước này lại là con dao hai lưỡi, một mặt nó giúp tăng thêm khách hàng cho nhà mạng nhưng mặt khác, cuộc chiến về giá giữa các nhà mạng sẽ tác động xấu đến thị trường.

Cụ thể, tổng số phút gọi của mỗi thuê bao (MOU) tăng lên nhanh chóng và các gói cước gọi nội mạng miễn phí sẽ là nguyên nhân chính làm cho MOU tại Việt Nam tăng gấp 2 lần trong vòng một năm. Điều này sẽ tạo áp lực buộc các nhà mạng phải tăng chi phí đầu tư dung lượng mạng thay vì mở rộng vùng phủ, phát triển dịch vụ mới. Việc cung cấp các gói cước với mức giá thấp hơn giá thành sẽ không mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và về mặt dài hạn sẽ có tác động tiêu cực đến sự phát triển của ngành viễn thông. Từ thực tế này bà Trịnh Thị Minh Châu - Tổng Giám đốc Hanoi Telecom - khi thông báo việc chuyển công nghệ từ CDMA sang GSM đã phải thốt lên: “Chúng tôi không thể tiếp tục kiếp ăn đong, bòn nhặt từng đồng từ những khách hàng mà chúng tôi phải tặng máy, tặng SIM, khuyến mãi cả tháng mới thuyết phục họ vào mạng”.

Kẻ hai mặt

Trước việc giảm cước liên tục không có điểm dừng, 3 mạng di động lớn nhất Việt Nam là Viettel, Mobifone, Vinaphone đã nộp đơn lên Bộ Thông tin và Truyền thông “xin” ra quy định không cho phép giảm cước quá một mức trần nào đó. Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông sớm ban hành giá sàn cước di động và đề nghị luôn giá sàn của năm 2010 và 2011 là 800 đồng/phút, khuyến mại SIM/thẻ không vượt quá 50%. Ngoài ra, ông Hùng còn đề nghị “có chế tài nghiêm túc, thậm chí có thể rút giấy phép các doanh nghiệp không thực hiện nghiêm”.

Sau đó, tại hội nghị tổng kết ngày 15-1-2010, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp cho biết Bộ sẽ nghiên cứu quản lý cả giá sàn, chứ không chỉ quản lý giá trần như hiện nay. Việc này theo Bộ trưởng Lê Doãn Hợp là “để đề phòng một số doanh nghiệp giảm giá dưới giá thành để thôn tính thị trường, sau đó tăng giá trở lại”. Ngay sau tuyên bố này, người ta thấy một văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành yêu cầu không cho khuyến mãi quá 50% và không được giảm cước di động quá 15% mức hiện hành.

Trước thông tin trên, thị trường di động Việt Nam lập tức bị tác động, các nhà mạng yếu thế nói quy định trên sẽ làm mất khả năng cạnh tranh của họ, các công ty lớn thì nói rằng việc trên là để bảo vệ thị trường; còn người tiêu dùng khá chưng hửng vì không còn dịp được “xài chùa” nhiều như xưa. Tuy thế, mặc dù là người đề ra yêu cầu không giảm giá cước quá 15% nhưng các mạng di động lớn Viettel, Mobifone, Vinaphone lại có động thái ngược lại khi công bố kế hoạch giảm cước đến 20%. Sự việc còn chưa dừng lại khi Mobifone khuyến mãi nạp thẻ tới 170%. Thị trường dừng lại để nghe ngóng và các mạng di động nhỏ chăm chú theo dõi động thái Bộ Thông tin và Truyền thông trước việc có doanh nghiệp vượt rào.

Sau một loạt giải trình, Viettel, Mobifone, Vinaphone phải điều chỉnh lại giá cước giảm trong mức 15% nhưng việc Mobifone khuyến mãi đến 170% lại được cho qua vì doanh nghiệp này đã làm... đúng luật. Sau sự kiện này, yêu cầu không cho khuyến mãi quá 50% đã bị vô hiệu hóa bởi các nhà mạng đã khôn khéo tách tài khoản của người dùng ra thành nhiều phần và mỗi phần khuyến mãi 50%.

Ngựa về ngược

Không còn gì để mất, hiện tại các mạng di động nhỏ đang áp dụng chiêu miễn phí cho các dịch vụ nội mạng. Beeline, Vietnamobile, EVN Telcome, S-Fone đang áp dụng chính sách cho phép thuê bao gọi, nhắn tin miễn phí hoặc tặng tiền khuyến mãi lớn hằng tháng. Lãnh đạo của Viettel, Mobifone, Vinaphone đều gọi việc cung cấp các gói cước gần như miễn phí gọi nội mạng (không chỉ của Beeline mà cả Vietnamobile) là hành vi có khả năng làm phá vỡ cấu trúc thị trường và một lần nữa, các “đại gia” lại cầu cứu các cơ quan chức năng. Cuộc đua viễn thông năm nay hứa hẹn sẽ còn có những chuyện rất ly kỳ. @

Thị trường viễn thông luôn nhộn nhịp

Về mức cước di động tại Việt Nam hiện giờ, ông Jayesh Easwaramony - Phó Chủ tịch phụ trách mảng ICT khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Frost & Sullivan (công ty chuyên nghiên cứu về thị trường viễn thông) - cho rằng Việt Nam đang cung cấp dịch vụ với mức giá 4 cents/phút (800 đồng/phút) trong khi cước di động của Ấn Độ, Bangladesh hiện nay chỉ còn dưới 1 cent (gần 200 đồng) mỗi phút.

admin
từ khóa :
Vì sao Xuân Nam và Văn Sơn xô xát sau trận đấu?

Vì sao Xuân Nam và Văn Sơn xô xát sau trận đấu?

Thể thao 11:29

(NLĐO) - Vụ việc hai cầu thủ của CLB PVF-CAND và Trẻ TP HCM xô xát bên trong đường hầm sau trận đấu thuộc vòng 4 Giải Hạng nhất 2024-2025 gây sốc làng bóng đá

Tổng Bí thư Tô Lâm kiểm tra công tác tàu tuần tra

Tổng Bí thư Tô Lâm kiểm tra công tác tàu tuần tra

Xã hội 11:27

(NLĐO)- Trong chuyến công tác, Tổng Bí thư Tô Lâm đã kiểm tra công tác của tàu tuần tra do Cảnh sát biển Hàn Quốc viện trợ cho Bộ Công an Việt Nam

Heo giống vừa cấp cho người nghèo thì chết: Nghi bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi

Heo giống vừa cấp cho người nghèo thì chết: Nghi bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi

Thời sự 11:21

(NLĐO) - Số heo giống cấp cho người nghèo không bao lâu thì chết, bị nghi ngờ nhiễm Dịch tả lợn châu Phi.

Lâm Đồng: Tìm tài xế chiếc ô tô cháy rụi dưới chân đèo Con Ó

Lâm Đồng: Tìm tài xế chiếc ô tô cháy rụi dưới chân đèo Con Ó

Thời sự 11:18

(NLĐO) - Chiếc ô tô mang biển kiểm soát TP HCM được phát hiện cháy trơ khung dưới chân đèo Con Ó (tỉnh Lâm Đồng) nhưng không có tung tích tài xế.

Ăn gì để mỡ máu đừng cao?

Ăn gì để mỡ máu đừng cao?

Sức khỏe 11:16

(NLĐO) - Một số món ăn có thể bù đắp phần nào tác hại của thực phẩm siêu chế biến (UPF) lên các chỉ số mỡ máu, huyết áp, đường huyết, vòng eo...

Bình Định và Tập đoàn Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

Bình Định và Tập đoàn Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

Kinh tế 11:13

(NLĐO) – Bình Định là nơi khởi đầu cho chiến dịch chuyển đổi xanh của Tập đoàn Vingroup trên toàn quốc.

Đêm nay, Việt Nam đón siêu trăng hải ly mọc giữa “bảy chị em”

Đêm nay, Việt Nam đón siêu trăng hải ly mọc giữa “bảy chị em”

Khoa học 11:10

(NLĐO) - Trăng tháng 11, phương Tây thường gọi là "trăng hải ly" sẽ là siêu trăng cuối cùng của năm 2024.