xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đẩy mạnh liên kết Việt

Thanh Nhân

Doanh nhân mong muốn chính quyền và doanh nghiệp cùng nâng cao năng lực cạnh tranh, khi đó Việt Nam mới lớn mạnh

Chiều 30-9, hơn 900 doanh nhân đã tham dự diễn đàn “Liên kết sức mạnh Việt - Nói mãi, làm được không?” do Hội Doanh nhân trẻ TP HCM, CLB Doanh nghiệp (DN) dẫn đầu, CLB Doanh nhân 2030 và Hội DN Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức tại TP HCM.

Hạn chế đã được phần nào khắc phục

Kể chuyện một doanh nhân có doanh thu xuất khẩu sang Mỹ khoảng 100 triệu USD/năm than phiền không thể liên kết với DN khác để chi phối thị trường nước này, chuyên gia tư vấn Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ - luật sư Trương Trọng Nghĩa - nhận xét liên kết yếu là nhược điểm lớn của DN Việt.

Khác với ông Nghĩa, nhiều doanh nhân có cái nhìn khá lạc quan về sự liên kết của DN Việt. Ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư U&I, khẳng định doanh nhân Việt có thể liên kết với nhau và liên kết thành công. Ngay hơn 900 doanh nhân tham dự diễn đàn cũng đã có hàng trăm dự án hợp tác với nhau và đang làm rất tốt. Không chỉ liên kết trong nước, nhiều DN còn hợp tác với nước ngoài và đã gặt hái trái ngọt.

Các đại biểu trao đổi bên lề diễn đàn Ảnh: Tấn Thạnh
Các đại biểu trao đổi bên lề diễn đàn Ảnh: Tấn Thạnh

Ông Trần Lệ Nguyên, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Kido, cho biết 13 năm trước, khi mua lại mảng kem của Unilever, Kinh Đô không chỉ tiếp nhận thương hiệu kem Wall mà còn cả đội ngũ nhân viên, một đống nợ và nguyên liệu tồn kho… Kido đã tìm mọi cách để liên kết với người lao động, nhà phân phối, khách hàng… và đã làm nên chuyện. Từ doanh số 90 tỉ đồng của 10 năm trước, Kido đã đưa doanh số tăng cao.

Mới đây, Kido tham gia cổ phần vào Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam - Vocarimex. Chỉ sau 6 tháng, Vocarimex đã lãi hơn 200 tỉ đồng, giá trị trên sàn Opcom tăng lên 29.000 đồng/cổ phiếu (trước đó chỉ 11.000-12.000 đồng). Trước khi Kido tham gia cổ phần, Vocarimex có doanh thu hơn 5.000 tỉ đồng/năm nhưng lợi nhuận chỉ khoảng 50 tỉ đồng. “Như vậy, DN tư nhân có quản trị tốt đã giúp DN nhà nước gia tăng giá trị, hiệu quả kinh doanh” - ông Nguyên đúc kết.

Một số doanh nhân cho rằng DN nên tập trung làm thật tốt lĩnh vực cốt lõi của mình, một mắt xích trong chuỗi giá trị để bảo đảm liên kết hiệu chứ không nên đầu tư dàn trải. Ông Trần Vinh Dự, Phó Tổng giám đốc Ernst & Young Vietnam, nêu ví dụ một DN đang làm rang xay cà phê, xây dựng được thương hiệu khá tốt thì nên tuân thủ nguyên tắc “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, phát triển rộng trong lĩnh vực của mình, đưa thương hiệu vươn ra thế giới; không nên đầu tư trang trại trồng cà phê hay sản xuất máy móc rang xay.

Tiếp tục phá bỏ nhiều lực cản

Ông Trương Trọng Nghĩa đặt nhiều kỳ vọng về liên kết sức mạnh Việt dựa vào đội ngũ doanh nhân trẻ. Theo ông, DN Việt Nam rất năng động, chịu khó học hỏi, giàu sáng kiến, cạnh tranh giỏi và yêu nước, tự tin hội nhập, có khả năng cạnh tranh toàn cầu. Tuy nhiên, một bộ phận DN chạy theo lợi ích cục bộ dẫn đến phá hoại, hủy diệt nhau. Xu hướng tìm kiếm đặc lợi, nhóm lợi ích tiêu cực và vi phạm pháp luật tăng lên, trong khi trách nhiệm xã hội và đạo đức doanh nhân trong một bộ phận xuống cấp… đang là trở ngại khiến DN Việt khó lớn mạnh.

“Chúng ta cần làm gì để vượt lên, đuổi kịp ASEAN 6? Liệu 10 năm nữa Việt Nam có vươn lên được không hay phải đuổi theo ASEAN 8, nghĩa là thua cả Lào và Campuchia? Hiện DN cảm thấy chưa được đối xử công bằng. Nhà nước cần chặt đứt mọi đặc quyền, đặc lợi trong môi trường kinh doanh. Trên trường quốc tế, nhà nước cần làm tốt vai trò thuyền trưởng dẫn dắt DN cạnh tranh, trong nước thì làm tốt vai trò trọng tài công minh. Nhà nước cần làm sao để đội ngũ công bộc tiếp sức chứ đừng bắt chẹt và làm tổn thương sức cạnh tranh của DN. Bản thân DN phải cạnh tranh lành mạnh, bỏ dần thói quen đi cửa sau và có tiếng nói chung vì lợi ích của cộng đồng DN trong việc đề xuất cơ chế, chính sách” - ông Nghĩa đề nghị.

Đánh giá cao các chính sách của nhà nước trong thời gian gần đây đã khá thoáng, các DN mong muốn một chính phủ minh bạch, công bằng, hiệu quả và có trách nhiệm hơn. TP HCM đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ có 500.000 DN nhưng theo nhiều doanh nhân, mục tiêu này chỉ thành hiện thực khi có sự hỗ trợ tích cực hơn từ các cơ quan chức năng.

Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Intimex Group, nêu thực tế cơ quan thuế luôn hoài nghi DN nào cũng có nguy cơ trốn thuế. Trong khi đó, chính sách thuế lại không rõ ràng. Phần đông DN hiểu và vận dụng chính sách theo hướng có lợi cho mình nhưng bị cơ quan thuế nhìn nhận theo hướng tiêu cực khiến họ vừa làm vừa run.

“Nếu chính quyền và DN cùng nâng cao năng lực cạnh tranh thì Việt Nam sẽ lớn mạnh. Khi đã có sự liên kết thật tốt giữa DN với DN, DN với chính quyền thì DN sẽ mạnh dạn tham gia” - ông Mai Hữu Tín nhìn nhận.

TP HCM​ cam kết tiếp tục hỗ trợ DN

Tại diễn đàn, Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng đặt ra nhiều câu hỏi: Các CEO có thể kết nối với hạ tầng chính sách hiện hành một cách minh bạch được không, nếu không thì vì sao? DN có thể chủ động thích ứng với các tiêu chuẩn của hệ thống hiệp định thương mại tự do thế hệ mới không? Cần thêm điều kiện gì để đến năm 2020, TP HCM có 500.000 DN?...

Bí thư Đinh La Thăng khẳng định TP HCM sẽ tiếp tục thực hiện và thực hiện tốt hơn nữa về cơ chế, chính sách, cam kết của lãnh đạo các nhiệm kỳ trước đối với DN.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo