20/12/2021 12:32

Phát hiện lối đi bí mật dẫn vào thế giới 1.600 km dưới lòng đất

(NLĐO)- Một "đường hầm địa chất" bí ẩn ở Panama đã giải thích cho sự xuất hiện của các vật liệu thuộc về thế giới sâu 1.600 km dưới lòng đất.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí PNAS cho biết đó là một khe hở của Trái Đất, với cổng vào cách bề mặt Trái Đất 100 km, thông tới độ sâu 1.600 km dưới lòng đất, cho phép dòng vật liệu sâu từ lớp phủ của hành tinh di chuyển từ phía dưới quần đảo Galápagos đến khu vực bên dưới Panama.

Phát hiện lối đi bí mật dẫn vào thế giới 1.600 km dưới lòng đất - Ảnh 1.

Bản vẽ 3D địa hình Panama - Ảnh: FrankRamspot

Theo Science Alert, đó là một hình thức luân chuyển vật liệu chưa từng được phát hiện trước đây và được cho là nguyên nhân khiến ở Panama có rất ít núi lửa hoạt động. Các nghiên cứu địa chất trước đó cho thấy ở bờ biển phía Tây Trung Mỹ, mảng kiến tạo Cocos đang lặn xuống và đẩy lớp vỏ đại dương chui xuống bên dưới lớp lục địa của các mảng kiến tạo Bắc Mỹ, tạo ra một vùng hút chìm, hình thành Vòng cung núi lửa Trung Mỹ.

Nhưng núi lửa dừng lại ở phía Tây Panama, theo nhà địa hóa và hóa học biển David Bekaert từ Viện hải dương học Wood Hole (Massachusetts, Mỹ), thành viên nhóm nghiên cứu.

Đường hầm địa chất vừa phát hiện, đóng vai trò như một cửa sổ, một khoảng hở kỳ lạ và vô tình ở Trái Đất. Người ta phát hiện ra nó nhờ phân tích vật liệu ở phía Tây Panama và phía sau vòng cung núi lửa ở Costarica, nơi đầy vật liệu lớp phủ kỳ lạ, mà lại mang thành phần của lớp phủ tận dưới Galápagos chứ không phải vùng lớp phủ ngay bên dưới Panama.

Các nhà khoa học đã lập một mô hình và từ đó nhận thấy bên dưới Panama, một phần mảng kiến tạo Cocos bị chôn vùi đã không bị lớp phủ hành tinh nuốt mất, mà chỉ bị cong vênh, nứt vỡ, và cuối cùng tạo nên một khe hở hẹp, thành đường hầm cho vật liệu sâu bên dưới đi qua.

Theo Live Science, khe hở này có thể bắt nguồn từ một đứt gãy có sẵn của mảng Cocos, hoặc mới được tạo thành trong quá trình nó bị bóp méo khi chui xuống lòng đất.

Tuy nhiên thứ gì thúc đẩy vật liệu từ lớp phủ chui qua khe hở này để tìm đến vùng bên dưới Panama vẫn còn là bí ẩn. Sau khi di chuyển một đường chéo đến bên dưới Panama, vật liệu sâu tiếp tục được đưa lên bề mặt thông qua các quá trình địa chất và được con người phát hiện.

Thu Anh

Tin liên quan

Viết bình luận

Sinh vật mới từ "thế giới mất tích": Có đồng loại ngoài hành tinh?
20/3/2023 548 1k
(NLĐO) - Các nhà khoa học đã phát hiện ra một loài sinh vật bé nhỏ, chưa từng biết trên Trái Đất, có khả năng cũng tồn tại trên các thế giới đại dương ngoài hành tinh như mặt trăng Europa của Sao Mộc hay Enceladus của Sao Thổ.
Tìm ra "thế giới người khổng lồ" 13 tỉ năm tuổi
20/3/2023 548 1k
(NLĐO) - Quay ngược mô hình tiến hóa vũ trụ được xây dựng trên khối kiến thức thiên văn khổng lồ của nhân loại ngày nay, một nhóm khoa học gia đã thành công trong việc khám phá những "người khổng lồ" gấp 10.000 lần Mặt Trời.
NASA tiết lộ robot “Chuồn Chuồn” chuẩn bị đi săn sinh vật ngoài Trái Đất
19/3/2023 548 1k
(NLĐO) - Một chiếc trực thăng robot mang tên Dragonfly sẽ trở thành bạn đồng hành của mặt trăng Sao Thổ Titan, nơi NASA từng ví như một Trái Đất thứ hai.
Trung Quốc tuyên bố tìm ra thứ có thể "viết lại lý thuyết của Einstein"
19/3/2023 548 1k
(NLĐO) - Nghiên cứu dựa trên vật liệu strontium titanate (SrTiO3) do một nhóm khoa học gia Trung Quốc dẫn đầu được tuyên bố là có thể viết lại lý thuyết giải thích hiệu ứng quang điện đoạt giải Nobel của nhà bác học Albert Einstein.
Tàu NASA đã tìm ra nơi có thể nuôi dưỡng sự sống trên Sao Hỏa

Tàu NASA đã tìm ra nơi có thể nuôi dưỡng sự sống trên Sao Hỏa

(NLĐO) - Tàu quỹ đạo Trinh sát Sao Hỏa (MRO) của NASA đã chụp được những bức ảnh hoàn toàn kinh ngạc về một sông băng hiện đại, đủ sức nuôi dưỡng sự sống trên hành tinh đỏ và cả con người tương...